Bà Rịa – Vũng Tàu bổ sung khu công nghiệp 450 ha vào quy hoạch
450 ha khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ HD tại phường Hắc Dịch, thị xã Phú Mỹ được bổ sung vào quy hoạch. Khu công nghiệp Mỹ Xuân B1 – Conac bị giảm 15 ha, đồng thời quy hoạch mở rộng dự án thêm 110 ha.
Phối cảnh khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ HD. Ảnh: CĐT
Thủ tướng vừa đồng ý điều chỉnh quy hoạch các khu công nghiệp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2020.
Quyết định bổ sung 450 ha khu công nghiệp – đô thị – dịch vụ HD tại phường Hắc Dịch, thị xã Phú Mỹ vào quy hoạch. Dự án do liên doanh CTCP Đầu tư Xây dựng Hamek – CTCP Bất động sản Quang Anh – CTCP Tập đoàn HVT làm chủ đầu tư. Các lĩnh vực chuyên ngành dự kiến thu hút đầu tư vào khu công nghiệp gồm công nghiệp chế biến chế tạo, năng lượng tái tạo, chế biến sản phẩm nông nghiệp sạch… Tổng mức đầu tư dự án khoảng 7.200 tỷ đồng.
Thủ tướng cũng thông qua giảm 15 ha diện tích khu công nghiệp Mỹ Xuân B1 – Conac xuống còn gần 212 ha. Đồng thời, dự án mở rộng khu công nghiệp Mỹ Xuân B1 – Conac được bổ sung quy hoạch phát triển với diện tích 110 ha tại phường Mỹ Xuân, thị xã Phú Mỹ. Dự án do CTCP Đầu tư Xây dựng Dầu khí Idico làm chủ đầu tư.
Các khu công nghiệp khác nằm trong quy hoạch các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đến năm 2020 được phê duyệt năm 2014 của Thủ tướng thì không thay đổi.
Video đang HOT
Thủ tướng giao UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu chịu trách nhiệm toàn diện về tính chính xác về số liệu báo cáo, quy mô diện tích, vị trí đề xuất điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các khu công nghiệp; đảm bảo việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phù hợp quy định.
UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cũng cần đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng và thu hút các dự án thứ cấp đối với phần diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê còn lại chưa lấp đầy. Đồng thời, kiểm tra, rà soát tình hình thực hiện Giấy chứng nhận đầu tư của dự án hạ tầng khu công nghiệp dầu khí Long Sơn và đề xuất giải pháp nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án. Tỉnh cần lựa chọn và thu hút nhà đầu tư hạ tầng có tiềm lực về tài chính và kinh nghiệm vận hành khu công nghiệp tham gia đầu tư phát triển hạ tầng khu công nghiệp Long Hương.
Theo Ban quản lý các khu công nghiệp Bà Rịa – Vũng Tàu, tỉnh này có 15 khu công nghiệp với tổng diện tích hơn 8.800 ha. Hầu hết các khu công nghiệp đều gần các sông lớn, phục vụ việc chuyên chở hàng hóa bằng đường thủy. Khu công nghiệp Đông Xuyên (TP Vũng Tàu) nằm sát bên sông Dinh, phù hợp với khả năng phát triển hệ thống cảng từ 10.000 tấn trở xuống. Các khu công nghiệp còn lại thuộc địa bàn Thị xã Phú Mỹ nằm liền kề với hệ thống sông Thị Vải – Cái Mép có khả năng đón tàu có trọng tải đến 200.000 tấn.
Tổng diện tích đất thuê trong các khu công nghiệp là 2.677 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy 71%. Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp tạo ra từ các KCN chiếm đến 80% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh (trừ dầu khí).
Khổng Chiêm
Fecon (FCN) muốn huy động 100 tỷ trái phiếu lãi suất 11%/năm
Tài sản đảm bảo dự kiến gồm quyền sử dụng, khai thác diện tích thuê để làm văn phòng tại Toà nhà CEO, Lô đất HH2-1, KĐT Mễ Trì Hạ (Nam Từ Liêm, Hà Nội); cổ phần tại các công ty khác bao gồm 14,6 triệu cổ phiếu CTCP Công trình ngầm Fecon cùng gần 10 triệu cổ phiếu tại Fecon South.
CTCP Fecon (FCN) vừa thông qua Nghị quyết phát hành trái phiếu riêng lẻ năm 2019 với tổng mệnh giá tối đa 100 tỷ đồng. Kỳ hạn trái phiếu dự kiến tối đa 12 tháng, trái phiếu chào bán là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và có đảm bảo bằng tài sản.
Hình thức phát hành thông qua tổ chức bảo lãnh với hình thức cố gắng tối đa. Lãi suất cổ định xuyên suốt kỳ hạn trái phiếu là 11%/năm.
Trong đó, tài sản đảm bảo dự kiến gồm quyền sử dụng, khai thác diện tích thuê để làm văn phòng tại Toà nhà CEO, Lô đất HH2-1, KĐT Mễ Trì Hạ (Nam Từ Liêm, Hà Nội); cổ phần tại các công ty khác bao gồm 14,6 triệu cổ phiếu CTCP Công trình ngầm Fecon cùng gần 10 triệu cổ phiếu tại Fecon South.
Song song, tài sản đảm bảo bổ sung Fecon đưa ra gồm cổ phần tại CTCP Hạ tầng và Phát triển Đô thị Fecon (FCI&U) và cổ phần tại Fecon S&C, cổ phần của ông Nguyễn Trung Thành tại TEDI.
Về Fecon, Công ty hiện đang phát triển theo chiến lược tập trung vào các dự án hạ tầng khu công nghiệp, hạ tầng đô thị, các dự án xây dựng dân dụng & công nghệp có vốn đầu tư nước ngoài...
Tháng 11 mới đây, Công ty đã ký hợp đồng 2 dự án với tư cách là nhà thầu chính, gồm: Khu đô thị Hoa Sen Đại Phước (Đồng Nai) của Tập đoàn CFLD, và gói thầu cảng Vĩnh Tân - thuộc tập đoàn Hòa Phát. Hai gói thầu này có doanh số trên 300 tỷ đồng.
Một số dự án khác như Vinhomes Smart City Tây Mỗ, nhà máy kính PV FLAT (Hải Phòng), Dự án Khu đô thị Gateway (Phú Quốc), trường liên cấp Edison, tháp Vplaza (quận 7, Tp.HCM), dự án đường sắt tại Manila, Phillipines, dự án Cầu Bago Myanmar... dự kiến mang về 200 tỷ đồng doanh số.
Tính đến thời điểm hiện tại, giá trị ký hợp đồng của Fecon trong năm 2019 là khoảng 3.800 tỷ. Mục tiêu của Công ty năm nay là ký được khoảng 4.200 tỷ đồng giá trị tổng số các hợp đồng, tăng trưởng 10%. Tương ứng tỷ lệ tăng doanh thu và lợi nhuận trên 15% so với năm 2018.
Ngoài ra, Công ty cũng đang triển khai 3 dự án điện gió, 3 dự án khu công nghiệp và 3 dự án hạ tầng đô thị ven đô. Đây là những dự án được FECON kỳ vọng tạo nên giá trị lớn và bền vững cho doanh nghiệp trong năm 2020 và các năm tiếp theo.
Bảo An
Theo Trí thức trẻ
Chủ dự án nước sạch Củ Chi dự tính lỗ hơn 40 tỷ năm nay Do không còn khoản hỗ trợ không hoàn lại từ UBND TP.HCM tại dự án nước sạch Củ Chi nên Saigon Water dự kiến lỗ sau thuế hơn 40 tỷ đồng năm nay. Công ty CP Hạ tầng nước Sài Gòn (Saigon Water) đã công bố tài liệu cổ đông thường niên năm 2020, trong đó đặt mục tiêu lỗ gần 41 tỷ...