Bà Rịa – Vũng Tàu ban hành quy định siết chặt tình trạng “loạn” phân lô, tách thửa
UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu vừa ban hành Quyết định số 18/2019/QĐ-UBND quy định về tách thửa đất trên địa bàn tỉnh. Quyết định có hiệu lực từ ngày 2/8, thay thế Quyết định 23/2017/QĐ-UBND (ban hành ngày 15/9/2017) và được đánh giá là có nhiều điểm mới, chặt chẽ hơn đối với việc phân lô trên đất nông nghiệp.
Theo đó, quyết định này có những nội dung quy định mới và thay đổi so với QĐ 23 như: Bổ sung quy định về việc tiếp giáp với đường giao thông của các thửa đất sau khi tách đối với đất nông nghiệp phù hợp quy hoạch.
Trường hợp hình thành đường giao thông mới khi tách thửa (nếu có), người sử dụng đất phải được UBND cấp huyện chấp thuận bản vẽ xin phép hình thành đường giao thông. Việc cấp phép hình thành đường giao thông, thi công hạ tầng kỹ thuật, kết nối đồng bộ với đường giao thông hiện hữu, nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng được thực hiện trước khi lập thủ tục tách thửa.
Trong khi đó, QĐ 23 còn một số hạn chế như: Chưa quy định quy mô diện tích tách thửa phải thực hiện lập dự án đầu tư; chưa quy định yếu tố quy hoạch khi tách thửa đất nông nghiệp nên đã tạo kẽ hở để các doanh nghiệp, cá nhân lợi dụng tách thửa đất nông nghiệp với quy mô lớn mà không lập dự án đầu tư phát triển nhà ở. Trong đó, nhiều dự án phân lô, tách thửa trên đất nông nghiệp.
Theo đó, một số cá nhân, doanh nghiệp đã lợi dụng sơ hở trong QĐ 23 trừ đường giao thông, sau đó làm đường giao thông trái phép trên đất nông nghiệp để xin tách thửa. Từ tháng 9/2017 khi QĐ 23 có hiệu lực, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã giải quyết 15.723 hồ sơ tách thửa, trong đó các địa bàn có số lượng hồ sơ tách thửa lớn là TX. Phú Mỹ, TP. Bà Rịa và huyện Long Điền. Điển hình, tại TX. Phú Mỹ có tới 113 khu đất được giao dịch, kinh doanh theo hình thức huy động vốn, góp vốn đầu tư, đặt chỗ khi không có cơ sở pháp lý và rất nhiều trong số đó đã làm đường giao thông trái phép để rao bán như các dự án “ma” do Công ty CP địa ốc Alibaba phân phối, đã bị cưỡng chế trong thời gian qua.
Tuy nhiên, quyết định mới vừa được ban hành đã bổ sung quy định tách thửa với quy mô diện tích đất lớn nhằm tránh việc lợi dụng quy định về tách thửa để phân lô, bán nền mà không lập dự án đầu tư phát triển nhà ở.
Video đang HOT
Cụ thể, khoản 2, Điều 4, QĐ 18 quy định đối với đất nông nghiệp thuộc khu vực quy hoạch sản xuất nông nghiệp thì các thửa đất sau khi tách phải có diện tích tối thiểu không nhỏ hơn 500m2 tại các phường, thị trấn thuộc các huyện, thị xã, thành phố và trung tâm huyện Côn Đảo. Diện tích tách thửa không nhỏ hơn 1.000m2 đối với các địa bàn còn lại.
Trường hợp thửa đất được đề nghị tách thửa có diện tích lớn hơn 2.000m2 tại TP. Vũng Tàu và lớn hơn 5.000m2 tại các huyện, thị xã, thành phố còn lại, người sử dụng đất phải lập bản vẽ phương án tách thửa và liên hệ UBND cấp huyện để được hướng dẫn thỏa thuận phương án mặt bằng tách thửa nhằm đảm bảo quản lý xây dựng, quản lý quy hoạch sử dụng đất và quản lý quy hoạch phát triển nông thôn.
Đối với đất nông nghiệp thuộc khu vực quy hoạch đất ở, đất thương mại dịch vụ hoặc đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp phải lập thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất theo quy định trước khi thực hiện tách thửa theo diện tích tối thiểu trên.
Trong khi đó, theo quy định trước đây, diện tích đất tối thiểu sau khi tách thửa đối với đất thương mại dịch vụ và đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp chỉ cần đáp ứng được diện tích tối thiểu là 100m2 và có cạnh tiếp giáp với đường giao thông không nhỏ hơn 5m. Còn đối với đất nông nghiệp, diện tích tối thiểu thửa đất mới và diện tích tối thiểu thửa đất còn lại sau khi tách thửa là 500m2.
Ngoài ra, nội dung của quyết định mới cũng chỉ rõ đối với đất ở tại đô thị nếu muốn tách thửa phải có diện tích bề ngang tối thiểu 4m (đối với trường hợp đã có nhà trên đất hợp pháp) và diện tích bề ngang tối thiểu là 5m mới được tách thửa đối với trường hợp đất ở chưa có nhà hoặc có nhà nhưng không hợp pháp. Ông Tuấn giải thích: “Đây là điểm mới mà QĐ 23 chưa quy định. Quy định này nhằm khắc phục tình trạng người dân tự ý xây nhà trái phép để xin tách thửa”.
Nam Phong
Theo Nhịp sống kinh tế
Chỉ đạo mới của Chính phủ về dự án cảng biển 10.000 tỷ tại Bà Rịa - Vũng Tàu
Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa có ý kiến chỉ đạo về việc xây dựng dự án Trung tâm logistics Cái Mép hạ và dự án cảng tổng hợp container Cái Mép Hạ tại thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Theo đó, đối với dự án đầu tư xây dựng Trung tâm logistics Cái Mép Hạ, Phó thủ tướng giao UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hướng dẫn Công ty Cổ phần xuất, nhập khẩu tổng hợp Hà Nội - Tập đoàn Geleximco về thủ tục đầu tư, thuê đất, giao đất và thực hiện đầu tư xây dựng theo đúng quy định của pháp luật để sớm triển khai một trung tâm logistics đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và khu vực trọng điểm kinh tế phía Nam.
Đối với dự án cảng tổng hợp container Cái Mép Hạ, đây là dự án đã được giao chủ đầu tư - Công ty Cổ phần Đóng tàu và Dịch vụ dầu khí Vũng Tàu (VTSC). Do vậy, Công ty Cổ phần Xuất, nhập khẩu tổng hợp Hà Nội - Tập đoàn Geleximco chủ động trao đổi, thỏa thuận với chủ đầu tư để có thể liên doanh, liên kết đầu tư, khai thác sử dụng cảng, đảm bảo hiệu quả đầu tư.
Phó thủ tướng giao UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai, bồi thường, tái định cư... và quy trình thủ tục đầu tư; đồng thời, tổ chức thẩm định, quyết định các dự án đầu tư theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật.
Được biết, dự án Cảng tổng hợp và Container Cái Mép Hạ có diện tích đất sử dụng khoảng 86,6ha, dự kiến tổng mức đầu tư trên 10.235 tỷ đồng, được tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu thỏa thuận địa điểm và diện tích xây dựng năm 2006.
Đến năm 2008, Cảng Cảng Cái Mép Hạ chính thức được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận bổ sung quy hoạch vào nhóm cảng biển số 5. Năm 2011, UBND tỉnh có quyết định giao đất. Dự án dự kiến đón nhận các tàu có tải trọng lên tới 160.000 tấn...và đi vào hoạt động giai đoạn 1 vào năm 2013.
Ngay lập tức, VTSC đã xúc tiến phương án liên doanh với đối tác nước ngoài. Đại diện VTSC cho biết ngày 16/11/2006, dưới sự chứng kiến của UBND tỉnh BR-VT và Bộ trưởng Hàng hải - Thủy sản Hàn Quốc, công ty đã ký Biên bản ghi nhớ về hợp tác đầu tư dự án Cảng Cái Mép Hạ với các đối tác của Hàn Quốc (Công ty Xây dựng Byuck San, Công ty tiếp vận Dongbu Express, Công ty GS, Công ty Daewoo).
Tuy nhiên, một đại diện ban giám đốc VTSC cho biết từ khi có quyết định giao đất tới năm 2016, chủ đầu tư đã gặp nhiều khó khăn trong việc triển khai thực hiện dự án như: Công tác kiểm kê đền bù bị kéo dài; xác định giá thuê đất kéo dài, những thay đổi về cách tính giá thuê đất đã dẫn tới việc tiền đóng thuê đất phát sinh vượt cả vốn điều lệ của doanh nghiệp, điều này đã khiến doanh nghiệp phải tìm các phương án để giải quyết việc đóng tiền sử dụng đất...
Trong đó, nguyên nhân lớn nhất vẫn là việc chính quyền địa phương đã chậm trễ trong kế hoạch đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng cơ sở đến chân hàng rào dự án, mà cụ thể là dự án cầu đường liên cảng Cái Mép Thị Vải. Theo đó, đây là dự án phải được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước, giai đoạn 1 (2009-2012) sẽ được đầu tư song song với giai đoạn 1 của dự án cảng CMH.
Tuy nhiên, cho đến nay đường liên cảng mới được kết nối vào chân công trình dự án. Ngay cả phía Hàn Quốc cũng đề nghị sẽ cung cấp nguồn vốn để thực hiện nhanh dự án hạ tầng cơ sở đến chân hàng rào khu cảng nhưng UBND tỉnh đã có văn bản hồi đáp rằng đây là dự án sẽ được đầu tư bằng ngân sách, chưa cần đến vốn vay nước ngoài.
Minh Tú
Theo Trí thức trẻ
Bà Rịa - Vũng Tàu chấm dứt chủ trương đầu tư nhiều dự án BĐS du lịch tại Xuyên Mộc UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa có cuộc họp với các Sở, ban, ngành liên quan để nghe Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo xử lý việc chậm triển khai các dự án du lịch trên địa bàn huyện Xuyên Mộc. Tho đó, với trường hợp dự án Khu du lịch Mặt trời buổi sáng (Khu A) tại xã...