Bà Rịa Vũng Tàu: Ăn gà rán, 9 người nhập viện trong tình trạng ngộ độc thực phẩm
Hôm nay (7/9), Khoa nhi, Bệnh viện Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, đang điều trị 9 người đến cấp cứu trong tình trạng có dấu hiệu của ngộ độc thực phẩm.
Trước đó, vào ngày 31/8, bệnh viện Bà Rịa tiếp nhận 9 trường hợp nhập viện có biểu hiện nôn ói, tiêu chảy, đau bụng quằn quại, sốt cao… có dấu hiệu ngộ độc thực phẩm, trong có có 5 trường hợp là trẻ em.
Theo chị Đ.Th.B.D. thị trấn Long Điền, huyện Long Điền, 5 đứa trẻ trên là con và cháu trong gia đình, sau khi ăn gà rán mua tại một cửa hàng trên địa bàn thị trấn Long Điền thì bị nôn ói nhiều, tiêu chảy và đau bụng dữ dội, trong đó có bé gái tên K. 9 tuổi bị nặng nhất: nhiễm trùng máu do ngộ độc thực phẩm.
Bác sĩ bệnh viện Bà Rịa đang thăm khám 1 trẻ em bị ngộ độc sau khi ăn gà rán.
Tương tự, cũng trong ngày 31/8, bệnh viện tiếp nhận thêm 4 trường hợp có biểu hiện của ngộ độc thực phẩm. Các trường hợp này cũng cho biết đã ăn tại cửa hàng gà rán trên địa bàn thị trấn Long Điền.
Video đang HOT
Bệnh viện Bà Rịa cho biết, sau hơn 1 tuần nhập viện, hiện cả 9 bệnh nhân ngộ độc thực phẩm vẫn đang phải điều trị. Bệnh viện đã có văn bản gửi đến Chi cục ATVSTP tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về vụ ngộ độc thực phẩm trên./.
Tại sao độc chất botulinum được dùng trong thẩm mỹ?
Botulinum type A (botox), là chất làm đầy sử dụng trong thẩm mỹ với liều lượng ở mức không gây ngộ độc; còn botulinum gây ngộ độc thực phẩm thuộc nhóm B.
Botulinum là độc tố thần kinh cực mạnh, có thể khiến cơ bị tê liệt và tử vong nếu không điều trị kịp thời. Đây là chất khiến nhiều bệnh nhân nhập viện điều trị gần đây sau khi ăn pate Minh Chay nhiễm vi khuẩn Clostridium botulinum type B sinh độc tố botulinum. Tuy nhiên botulinum type A lại được sử dụng phổ biến trong ngành phẫu thuật thẩm mỹ, thường được tiêm vào các vùng da có nếp nhăn động như trán, quanh mắt.
Bác sĩ Lê Vi Anh, khoa Da liễu Thẩm mỹ da, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, cho biết có 7 type botulinum toxin (A, B, C, D, E, F và G), tuy nhiên chỉ hai type A và B được ứng dụng trong y học. Mỗi loại có cấu trúc hơi khác nhau và ức chế sự phóng thích acetylcholine theo cách khác nhau.
Theo bác sĩ Anh, độc trong pate Minh Chay do vi khuẩn Clostridium botulinum type B sản sinh, hàm lượng độc tố cao. Còn botulinum dùng trong làm đẹp ở Việt Nam là type A. Độc tố type A ứng dụng nhiều trong thẩm mỹ, đã được bào chế tinh khiết, hàm lượng đo đếm được, đảm bảo an toàn.
Ở người bình thường, đầu tận cùng của dây thần kinh gắn với bắp cơ tại điểm nối gọi là điểm tiếp hợp thần kinh - cơ. Khi dây thần kinh bị kích thích, đầu tận cùng dây thần kinh sẽ phóng thích chất acetylcholine vào điểm tiếp hợp này và làm cho bắp cơ co lại. Tiêm botulinum A giúp ức chế sự phóng thích acetylcholine vào điểm tiếp hợp, bác sĩ sẽ tính toán liều lượng và tiêm đúng vào vùng cơ cần được điều trị.
Cơ chế này khác với cơ chế botulinum các type gây ngộ độc thực phẩm. Thức ăn nhiễm độc tố botulinum sẽ qua ruột rồi đi vào máu rồi đi đến tất cả các điểm tiếp hợp thần kinh - cơ trong cơ thể, chiếm chỗ acetylcholine trong các túi chứa "hoạt chất thần kinh". Khi đó, acetylcholine không được phóng thích vào chỗ tiếp hợp thần kinh - cơ, phân tử protein (thụ thể) acetylcholine trên bề mặt tế bào cơ sẽ không bị kích thích, bắp cơ không co nữa mà bị liệt.
Do đó, người ăn phải độc tố botulinum type B dễ dẫn đến liệt tất cả các cơ, thậm chí tử vong. Còn thuốc tiêm làm đẹp botulinum type A chỉ gây yếu cơ nơi tiêm.
Bác sĩ Cao Ngọc Duy, Phó Trưởng Khoa Hàm Mặt Thẩm mỹ, Bệnh viện Đa khoa Đức Giang, giải thích tiêm botox hay botulinum type A, là tiêm trực tiếp vào một bó cơ nên chỉ tác động vào chính bó cơ đó. Mục đích để điều trị các vấn đề thẩm mỹ như làm giảm độ sâu nếp nhăn vùng mắt, trán, chân mày nhờ tác dụng thư giãn cơ và làm mềm mượt bớt nếp nhăn vùng da phía trên.
"Ngoài ra, botox dùng trong thẩm mỹ với liều lượng rất thấp, khá an toàn trong thẩm mỹ. Tuy nhiên cũng không được lạm dụng và dùng quá liều khuyến cáo", bác sĩ Duy cho biết.
Thông thường, một lọ botox thành phẩm liều botulinum A là 100 đơn vị (UI). Liều gây tử vong trung bình của botulinum type A là 3.000 UI cho một người lớn nặng trung bình 70 kg. Trong khi đó liều sử dụng trong điều trị thẩm mỹ các vùng cơ lớn trung bình 60 đến 400 UI. Ở vùng thẩm nhỏ hơn như xóa nhăn vùng mắt chỉ cần 10-15 UI, vùng trán 20-30 UI, không đủ mức gây ngộ độc. Chính vì vậy, botulinum A vẫn được cấp phép sử dụng trong ngành thẩm mỹ trên thế giới.
Tuy nhiên, kỹ thuật tiêm botox của bác sĩ thẩm mỹ phải chuẩn xác, liều lượng botulinum tại mỗi vị trí tiêm được tính toán kỹ lưỡng để có kết quả tốt, không gây tác dụng phụ.
Các biến chứng nhỏ hay gặp khi tiêm botox thẩm mỹ có thể gặp như vết bầm tím, phù nề hoặc đau tại chỗ tiêm, mắt mờ, sưng nề, đau đầu, buồn nôn... Biến chứng nguy hiểm song ít gặp hơn, bao gồm sa mí mắt và chân mày, có thể kéo dài từ hai đến ba tháng, hay ngộ độc lan sang các cơ quan lân cận khu vực thẩm mỹ.
Người tiêm botulinum có thể bị dị ứng, phát ban nhẹ đến phát ban nghiêm trọng thậm chí sốc phản vệ toàn thân. Nếu tiêm sai kỹ thuật, sai vị trí, có thể dẫn đến méo cằm, vẹo mũi, khuôn mặt đờ đẫn, vô hồn, trông có vẻ mệt mỏi hoặc dữ dằn. Botox chất lượng kém, hàng giả, gây nhiễm trùng hoặc liệt cơ mặt, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
Bác sĩ Duy đang tiêm botox vùng cằm cho khách hàng. Ảnh: Bác sĩ cung cấp
Để đảm bảo an toàn và hiệu quả thẩm mỹ, bác sĩ khuyến cáo không nên tiêm botox tại nơi không có giấy phép, không có bác sĩ thẩm mỹ phụ trách thực hiện và yêu cầu tiệt trùng dụng cụ, thay kim trước khi tiêm. Liều lượng sử dụng sẽ được bác sĩ cân nhắc sau khi thăm khám trực tiếp tại bệnh viện.
Không ham dịch vụ thẩm mỹ giá rẻ, mà cần đến bệnh viện chuyên khoa thẩm mỹ khám, tư vấn và chỉ định tiêm botox. Kiểm tra sức khỏe trước và sau khi tiêm, tránh rủi ro. Sau khi tiêm cần kiểm tra định kỳ ba đến năm tháng một lần để đạt hiệu quả tốt.
Vì sao không nên cho trẻ dưới một tuổi ăn mật ong? Mật ong có thể chứa vi khuẩn Clostridium botulinum và khiến trẻ dưới một tuổi bị nhiễm độc. Thời gian gần đây, nhiều trường hợp ngộ độc thực phẩm do nhiễm vi khuẩn Clostridium botulinum được ghi nhận tại Việt Nam. Vi khuẩn này được tìm thấy trong sản phẩm pate Minh Chay và gây các biến chứng nặng nề cho nạn nhân...