Ba phụ nữ Ả Rập Xê Út thắng cử hội đồng địa phương
Các kết quả ban đầu cho thấy ít nhất 3 phụ nữ Ả Rập Xê Út đã giành được ghế tại các hội đồng địa phương, 1 ngày sau khi phụ nữ nước này đi bỏ phiếu và tranh cử lần đầu tiên trong lịch sử.
Một phụ nữ bỏ phiếu tại thủ đô Riyadh trong cuộc bầu cử ngày 12.12 – Ảnh: AFP
Thị trưởng thành phố Mecca, ông Osama al-Bar nói với hãng tin AP ngày 13.12 rằng bà Salma al-Oteibi đã giành thắng lợi tại một khu vực bầu cử có tên gọi Madrakah, cách Mecca khoảng 150 km về phía bắc.
Ông al-Bar cũng xác nhận bà Lama al-Suleiman giành được ghế tại Jiddah, thành phố lớn thứ hai của Ả Rập Xê Út ở miền tây nước này.
Hãng thông tấn SPA dẫn lời ủy ban bầu cử ở khu al-Jawf thuộc miền bắc cho biết nữ ứng viên Hinuwf al-Hazmi đã đắc cử cùng với 13 người dân tại khu vực đó.
Video đang HOT
Khoảng 7.000 ứng viên, bao gồm 979 phụ nữ, đang cạnh tranh nhau để giành 2.100 ghế tại các hội đồng địa phương. Ngày 12.12 vừa qua là lần đầu tiên phụ nữ ở Ả Rập Xê Út được quyền đi bỏ phiếu và ứng cử.
Trùng Quang
Theo Thanhnien
Phụ nữ Ả Rập Xê Út lần đầu đi bầu cử
Phụ nữ Ả Rập Xê Út đã được tham gia bầu cử và ứng cử từ ngày 12.12. Đây là một bước tiến nhỏ trong sự bình đẳng dành cho phụ nữ nơi đây, AFP nhận xét hôm 12.12.
Phụ nữ Ả Rập Xê Út được bầu cử và tranh cử lần đầu tiên từ ngày 12.12 - Ảnh: AFP
Hơn 900 phụ nữ Ả Rập Xê Út đang ứng cử vào hội đồng thành phố tại nước này. Họ sẽ đối mặt với gần 6.000 ứng viên nam khác cho 284 vị trí phụ trách các vấn đề địa phương, bao gồm trách nhiệm đường phố, vườn hoa công cộng và thu gom rác thải.
Dù đây là tín hiệu tốt cho những hy vọng về bình đẳng giới, nhưng khả năng chiến thắng của các ứng viên nữ không cao.
Sự phân biệt nghiêm ngặt về giới tính trong công sở đồng nghĩa gần như chắc chắn các ứng viên nữ không có được lá phiếu từ các cử tri nam.
Thêm vào đó, các cử tri nữ cũng nói rằng quá trình bỏ phiếu của họ cũng bị cản trở vì nhiều lý do, trong đó bao gồm việc không thể tự lái xe đến các điểm bầu cử. Trong thế giới người Hồi giáo, phụ nữ không được lái xe, không được đi ra ngoài một mình mà không có sự giám sát của "người bảo hộ" nam giới. Điều này dẫn tới việc sẽ không tới 1/10 cử tri lần này là phụ nữ, AFP ước tính.
"Thật tình mà nói, tôi không tranh cử để giành chiến thắng. Tôi nghĩ rằng tôi đã thắng bằng cách được quyền tranh cử rồi", Amal al-Sawari Badreldin, 60 tuổi, một nữ bác sĩ khoa nhi ở trung tâm thủ đô Riyadh cho biết.
Mặc dù vậy, vẫn có một tia hy vọng cho viễn cảnh những người phụ nữ đầu tiên nắm quyền là việc Bộ phụ trách các vấn đề đô thị của Ả Rập Xê Út sẽ là những người quyết định 1/3 số ghế trong hội đồng thành phố.
Theo số liệu của Ủy ban bầu cử, gần 1,5 triệu người trong độ tuổi từ 18 trở lên được đăng ký bỏ phiếu, bao gồm khoảng 119.000 phụ nữ, trong tổng dân số gần 21 triệu người ở Ả Rập Xê Út.
Quyền được bỏ phiếu có thể xem là bước khởi đầu cho rất nhiều những điều phụ nữ tại Ả Rập Xê Út chưa được làm, theo AFP.
Ả Rập Xê Út là nơi duy nhất trên thế giới cấm phụ nữ lái xe. Ngoài ra, họ còn không được làm nhiều việc nếu không có "người giám hộ" đi theo như du lịch, cưới xin, làm việc.
Hình ảnh thường thấy của phụ nữ Ả Rập Xê Út nơi công cộng - Ảnh: AFP
Nếu muốn xuất hiện ở nơi công cộng, họ phải choàng một chiếc áo abaya màu đen từ đầu tới chân, và không được đứng lẫn với những người đàn ông lạ tại các nơi công cộng.
Trong gia đình, phụ nữ cũng không được nhận khoản thừa kế ngang với đàn ông, thậm chí khi ly dị cũng không được quyết dễ dàng như đàn ông. Ngoài ra, họ cũng bị cấm làm một số công việc nhất định.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Vì sao các nước Ả Rập không nỗ lực chống IS? Trong khi các nước phương Tây đang ngày càng đẩy mạnh chiến dịch chống IS, thì những nước Ả Rập ngay tại Trung Đông lại thể hiện một thái độ ngược lại. Các nước Ả Rập tỏ ra không mấy mặn mà trong việc chống IS - Ảnh: Reuters Mỹ mới đây gửi thêm một lực lượng đặc nhiệm đến Trung Đông tham...