Bà Phạm Khánh Phong Lan: ‘Chúng ta là quốc gia duy nhất mua hóa chất dễ như vậy’
ĐB Phạm Khánh Phong Lan đề cập việc liên tục xuất hiện các clip dùng axit để ‘tạt nhau’ và đặt vấn đề: “Họ lấy axit đó ở đâu, làm sao mua được?”.
Chiều 8-11, tiếp tục kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi). Tại đây, nhiều đại biểu phản ánh sự lỏng lẻo, yếu kém trong công tác quản lý, kiểm soát kinh doanh hóa chất đặc biệt.
ĐB Phạm Khánh Phong Lan (đoàn TP.HCM) đề cập tới đường dây bán hơn 2,5 tấn xyanua bị triệt phá tại TP.HCM và cho hay bà “giật mình thon thót” khi đọc thông tin này trên báo chí.
ĐBQH Phạm Khánh Phong Lan (Đoàn TP.HCM). Ảnh: PHẠM THẮNG
“Có thể nói, chúng ta là quốc gia duy nhất mua hóa chất dễ như vậy”- bà Lan nhận xét.
Nữ đại biểu cũng đề cập đến việc thời gian qua liên tục xuất hiện các clip dùng axit để “tạt nhau” và đặt vấn đề: “Họ lấy axit đó ở đâu, làm sao mua được?”. “Xyanua thì kêu là mua để đãi vàng, axit thì kêu để châm ắc quy, nhưng khi người ta sử dụng sai mục đích thì sao?”- ĐBQH đoàn TP.HCM hỏi.
Thêm vào đó, bà Lan cũng phản ánh có tình trạng người dân sử dụng phụ gia công nghiệp, chứa nhiều tạp chất, có thể gây hại cho sức khỏe. Nhắc tới chợ Kim Biên (TP.HCM), bà Lan cho hay hiện có 16 hộ kinh doanh phụ gia thực phẩm. Để quản lý, UBND quận 5 và lực lượng quản lý an toàn thực phẩm phải thực hiện nhiều giải pháp nhằm kiểm soát việc mua bán sao cho đúng nhãn mác, nguyên đai, nguyên kiện.
Video đang HOT
Ngoài 16 hộ nêu trên, bà Lan cho hay khu vực này còn có rất nhiều hộ kinh doanh hóa chất thông thường không do ngành quản lý an toàn thực phẩm cấp phép, vì vậy không vào để kiểm tra và phạt được.
Từ thực tế trên, bà Phạm Khánh Phong Lan đề xuất việc mua bán hóa chất nói chung, chất phụ gia công nghiệp nói riêng đều phải có giấy phép kinh doanh, phải quản lý chặt về điều kiện, giấy tờ, chứng từ… “Đặc biệt, không thể có chuyện bất cứ người nào muốn là mua được”- theo ĐBQH đoàn TP.HCM.
ĐB Phạm Khánh Phong Lan cũng đề nghị trong quản lý hóa chất, các ngành tránh trường hợp cùng một loại hóa chất, ‘bộ này cấm mà bộ kia cho vào ào ào”.
Dẫn trường hợp salbutamol, chất giãn phế quản sử dụng cho thuố.c, bà Lan cho hay số lượng sử dụng một năm không đáng kể, vì số lượng thuố.c sản xuất trong nước cho bệnh này không nhiều. Tuy nhiên, số lượng nhập khẩu tăng hàng chục, hàng trăm lần do được dùng làm chất tạo nạc cho lợn.
“Hiện có tình trạng Bộ này không biết Bộ khác làm gì, điều này rất phiền”- bà Lan nói.
Nữ ĐB cũng đề nghị nên liệt kê nhóm hóa chất gọi là ‘tiền chất ma túy’. “Ma túy tổng hợp bây giờ chỉ cần nhập tiề.n chất về, gắn thêm một nhóm nữa như methyl hóa, sẽ ra được m.a tú.y tổng hợp có giá trị tiề.n gấp nhiều lần so với tiề.n chất”- bà Lan nói.
ĐB Mai Văn Hải (Thanh Hóa) nêu những vụ việc đau lòng dùng chất xyanua để sá.t hạ.i người thân, có gia đình 3-4 người bị đầ.u độ.c bằng hóa chất độc hại này.
“Không ở đâu mua xyanua dễ dàng như ở Việt Nam”- ông Hải cho rằng một trong những nguyên nhân của tình trạng trên là công tác quản lý chưa chặt chẽ.
Từ đó, ĐBQH đoàn Thanh Hóa đề nghị cần quy định chặt chẽ việc kinh doanh hóa chất đặc biệt, hóa chất độc hại, cũng như quy định điều kiện người mua những loại hóa chất này.
Trình bày tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên cho biết danh mục hóa chất cần kiểm soát đặc biệt sẽ do Chính phủ ban hành.
Theo Bộ trưởng, việc mua, bán hoá chất cần kiểm soát đặc biệt, phải có phiếu kiểm soát, có xác nhận của bên mua, bên bán làm cơ sở cho việc kiểm soát hóa chất lưu thông trên thị trường.
Thẩm tra nội dung này, Chủ nhiệm Ủy ban KH,CN&MT Lê Quang Huy cho hay có ý kiến đề nghị rà soát, làm rõ giá trị pháp lý, mối quan hệ giữa phiếu đã được lập, xác nhận với việc công bố một số nội dung trên Cơ sở dữ liệu hoá chất; nghiên cứu loại bớt nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sử dụng hóa chất…
Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh mùa Đông Xuân năm 2023 - 2024
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh đang vào giai đoạn mùa Đông Xuân, thời tiết gió mùa lạnh, hanh khô là nguyên nhân các dịch bệnh xuất hiện và lây lan, nhất là bệnh lây truyền qua đường hô hấp, tiềm ẩn nguy cơ gia tăng các dịch bệnh truyền nhiễm, các loại dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm.
Người dân cần chủ động chăm sóc, phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.
Để tiếp tục chủ động kiểm soát hiệu quả dịch bệnh trong mùa Đông - Xuân năm 2023 - 2024, Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tích cực tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch bệnh mùa Đông Xuân, tuyên truyền vận động người dân giảm dụng cụ chứa nước không cần thiết, lật úp, thu gom loại bỏ dụng cụ phế thải; tiếp tục triển khai các biện pháp phòng, chống sốt xuất huyết, thường xuyên tổ chức diệt bọ gậy, lăng quăng tại hộ gia đình với thông điệp "mỗi tuần hãy dành 10 phút để diệt lăng quăng/bọ gậy".
Giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh, theo dõi sự gia tăng các trường hợp mắc bệnh lây qua đường hô hấp, các trường hợp viêm phổi nặng nghi do vi rút; chuẩn bị sẵn sàng các phương án bảo đảm công tác y tế với mọi tình huống có thể xảy ra của dịch bệnh; chủ động công tác giám sát, tiếp tục triển khai giám sát thường xuyên, giám sát dựa vào sự kiện để phát hiện sớm các ca bệnh ngay tại cửa khẩu, trong cộng đồng và tại các cơ sở y tế để xử lý kịp thời, kiểm soát sự lây lan, hạn chế các trường hợp bệnh chuyển nặng, t.ử von.g. Duy trì thực hiện tốt chương trình tiêm chủng mở rộng, phối hợp chặt chẽ với Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương lấy mẫu, giải trình tự gen phát hiện sớm các biến thể mới, các tác nhân gây bệnh, nhất là các tác nhân gây bệnh lây truyền qua đường hô hấp.
Tiếp tục tổ chức tốt và chuẩn bị sẵn sàng các phương án thu dung, điều trị bệnh nhân; thực hiện nghiêm việc kiểm soát nhiễm khuẩn và phối hợp triển khai hiệu quả công tác chỉ đạo tuyến, nâng cao năng lực chẩn đoán, điều trị.
Chủ động, phối hợp cung cấp và cập nhật thông tin về tình hình dịch bệnh, các khuyến cáo người dân thực hiện các yêu cầu phòng, chống dịch bệnh mùa Đông Xuân, nhất là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp; tăng cường truyền thông phòng bệnh để nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi của người dân trong việc bảo vệ sức khỏe.
Đảm bảo hậu cần, kinh phí, thuố.c, sinh phẩm, vật tư, hóa chất, trang thiết bị, nhân lực để sẵn sàng phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh theo phương châm 4 tại chỗ
Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế tiếp tục triển khai hiệu quả các hoạt động vệ sinh phòng bệnh, bảo đảm an toàn thực phẩm, cung cấp đủ nước uống, nước sạch và thường xuyên vệ sinh môi trường tại các cơ sở giáo dục, các trường học; tổ chức tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên về các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.
Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan truyền thông, báo chí và hệ thống truyền thông cơ sở tăng cường hoạt động truyền thông về phòng, chống dịch bệnh mùa Đông Xuân, nhất là các bệnh lây truyền qua đường hô hấp; khuyến cáo, hướng dẫn người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh cá nhân và thay đổi hành vi để nâng cao sức khỏe.Sở Tài chính: tham mưu UBND tỉnh đảm bảo kinh phí phục vụ công tác phòng chống dịch theo quy định hiện hành.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ động phòng, chống dịch bệnh trên các đàn gia súc, gia cầm, giám sát, phát hiện sớm các ổ dịch ở động vật để xử lý triệt để ổ dịch và phòng, chống dịch bệnh lây từ động vật, thực phẩm sang người.
UBND các huyện, Thành phố chỉ đạo các cấp, các ngành nâng cao vai trò, trách nhiệm trong công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm; đảm bảo kinh phí, nguồn lực và huy động sự tham gia của các phòng, ban, các đoàn thể chính trị - xã hội trong công tác phòng, chống dịch bệnh; tổ chức tuyên truyền, kiểm tra, giám sát, đôn đốc các đơn vị triển khai hoạt động phòng, chống dịch bệnh trên địa bàn.
Nghệ An có trên 100 ổ dịch tả lợn châu Phi Theo thống kê của Chi cục chăn nuôi và thú y tỉnh Nghệ An, đến cuối tháng 12-2023, toàn tỉnh có trên 100 ổ dịch tả lợn châu Phi chưa qua 21 ngày tại 17 huyện, thành, thị. Đã tiêu hủy gần 8.000 con lợn với tổng trọng lượng trên 460 tấn. Trong đó, các huyện có số ổ dịch nhiều gồm: Đô...