Bà Obama tiết lộ sức ép khi trở thành đệ nhất phu nhân Mỹ
Bà Obama từng phải đấu tranh với những quan niệm sai lầm vì nguồn gốc Mỹ – Phi của mình trong suốt cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2008, chiến dịch giúp chồng bà trở thành tổng thống da màu đầu tiên của Mỹ.
Ảnh gia đình của nhà Obama được công khai trên trang cá nhân của nhiếp ảnh gia Nhà Trắng hôm 5/4. Ảnh: Pete Souza.
Phu nhân Michelle trưởng thành trong một gia đình bình thường ở thành phố Chicago và sau đó trở thành một luật sư thành đạt. Bà hiếm khi nhắc tới chủng tộc trong suốt hai nhiệm kỳ tổng thống của chồng.
Tuy nhiên, trong bối cảnh nhiều vụ việc cảnh sát tấn công người da màu xảy ra ở Mỹ gần đây, thật khó để bà Michelle tránh nhắc đến vấn đề nhạy cảm này. Trong chiến dịch tranh cử tổng thống của chồng năm 2008, so với vợ của các ứng viên khác, bà Obama nhận được nhiều kỳ vọng.
“Tôi sẽ trở thành kiểu đệ nhất phu nhân gì? Tôi sẽ nắm giữ những trọng trách gì? Sự thực là những câu hỏi tương tự như thế sẽ được đặt ra cho vợ của bất kỳ ứng viên nào”, bà Michelle nói. Là đệ nhất phu nhân Mỹ gốc Phi tiềm năng đầu tiên, bà trở thành trung tâm của nhiều câu hỏi và sự suy đoán khác.
“Các cuộc nói chuyện đôi khi bắt nguồn trong nỗi lo lắng và sự nhận thức sai lầm của những người khác”, phu nhân Obama chia sẻ cuối tuần qua.
“Tôi quá ồn ào, quá hung dữ hoặc quá yếu ớt sao? hay tôi quá nhẹ nhàng, quá nhiều với một người mẹ nhưng lại chưa đủ với một phụ nữ muốn tiến thân trong nghề nghiệp?”, bà Obama đặt câu hỏi trong cuộc trò chuyện tại Đại học Tuskegee ở bang Alabama.
Video đang HOT
Trang bìa tạp chí năm 2008 của The New Yorker có hình ảnh của vợ chồng ông Obama. Tờ này phác họa bà Michelle như một nhân vật cấp tiến trên trang nhất.
“Đó là hình hoạt họa vẽ tôi với mái tóc quăn dài khổng lồ cùng một khẩu súng máy”, bà Obama chia sẻ.
Theo phu nhân tổng thống Mỹ, hình ảnh ấy là một sự mỉa mai và nó khiến bà tự hỏi mọi người đang nhìn mình theo cách nào. Trong suốt cuộc trò chuyện dài khoảng nửa giờ, bà Michelle cũng nhớ lại nhiều bình luận khác của truyền thông. Fox News từng nói rằng bà là “bạn nối khố cùng màu da của chồng” và “bảo mẫu của ông Obama (baby mama)”, từ lóng này sau đó được dùng ở Mỹ chỉ một bà mẹ không làm đám cưới.
“Trở lại những ngày ấy, tôi có nhiều đêm lo lắng đến mất ngủ vì những gì mọi người nghĩ về tôi”, bà chủ Nhà Trắng tâm sự. “Tôi phải lờ đi tất cả sự ồn ào đó và sống thật với chính mình”.
Lời tâm sự chân thành và lời khuyên “sống thật với bản thân mình” của đệ nhất phu nhân Mỹ nhận được sự ủng hộ từ khán giả.
“Tôi làm vườn, lắc vòng trên bãi cỏ Nhà Trắng cùng bọn trẻ. Tôi tập theo vài bà mẹ đang nhảy trên tivi. Tới cuối ngày, tôi nhận ra rằng hành trình đó tự do một cách lạ thường”, phu nhân Michelle nói.
Bình Minh
Theo Thanhnien
Người giám hộ của Baltimore
Baltimore, thành phố lớn nhất bang Maryland (Mỹ), đang là điểm nóng khi bạo loạn bùng phát sau cái chết của một thanh niên da màu tại trụ sở cảnh sát. Và người đứng đầu thành phố ấy đang là tâm điểm của những chỉ trích cay nghiệt. Thị trưởng thứ 49 của Baltimore Stephanie Rawlings-Blake vẫn bình tĩnh đối đầu bởi có một thứ không ai có thể xuyên tạc được - tình yêu của bà dành cho Baltimore.
Thị trưởng của Baltimore Stephanie Rawlings-Blake
Khi bà Rawlings-Blake chính thức bước vào nhiệm kỳ thị trưởng đầu tiên vào cuối năm 2011 khi giành được tỷ lệ phiếu bầu 84% (dù bà đã ngồi ghế thị trưởng vào tháng 2.2010 để thay thế chỗ trống mà người tiền nhiệm để lại vì phải từ chức do những cáo buộc tham ô) thì cũng là lúc phong trào "Chiếm lấy phố Wall" lan rộng khắp nước Mỹ. Trong khi các thị trưởng khác chủ trương không nương tay với người biểu tình thì bà lại tránh đối đầu và bày tỏ ủng hộ đối với thông điệp của phong trào là đòi hỏi sự công bằng. "Phong trào này đã khơi gợi sự đồng cảm ở tôi và ở người dân khắp đất nước. Tôi hiểu rằng mọi người đấu tranh để có được nhiều công việc hơn, nhưng chúng ta phải tôn trọng nơi công cộng", bà phát biểu trước khi cảnh sát can thiệp để giải tán chỗ cắm trại của người biểu tình ngay tại trung tâm thành phố. Mọi thứ sau đó diễn ra êm đẹp mà không cần đến sự bắt bớ nào cả.
Nhưng lần này, liệu thành công có lặp lại khi Baltimore chìm trong hỗn loạn bởi biểu tình đã biến thành cuộc nổi loạn, nhà ở và cửa hàng bị đập phá và máu đã đổ, bởi một phát ngôn gây hiểu nhầm của bà? "Trong khi chúng tôi cố gắng đảm bảo (những người biểu tình ôn hòa) được bảo vệ tránh khỏi xe cộ và những thứ khác đang diễn ra thì chúng tôi cũng cho những ai muốn đập phá không gian để họ làm điều đó", bà lên tiếng ngay ngày đầu tiên. Rồi sau đó 2 ngày, bà lại trách cứ: "Thật ngu ngốc khi nghĩ rằng bằng cách phá hoại thành phố của bạn, bạn sẽ làm cho cuộc sống tốt đẹp hơn. Rất nhiều người qua bao thế hệ đã xây dựng nên thành phố này để rồi nó bị tàn phá bởi những kẻ côn đồ".
Stephanie Rawlings-Blake bình tĩnh giải quyết công việc - Ảnh: AFP, Reuters
Thế là bà hứng chịu bao nhiêu là "gạch đá" từ mọi phía vì người ta cho rằng bà khuyến khích bạo động và cách dùng từ "những kẻ côn đồ" khiến người ta nghĩ rằng bà có ý phân biệt chủng tộc khi bản thân là một nữ chính trị gia da màu đạt được nhiều thành tích. Bà cũng bị chỉ trích vì không yêu cầu sự hỗ trợ từ chính quyền bang ngay lập tức. Nữ thị trưởng 45 tuổi này sau đó đã lên mạng xã hội Facebook và Twitter để làm rõ vì bà cho rằng truyền thông đã cố tình diễn giải sai ý của bà: "Tôi không yêu cầu cảnh sát tạo không gian cho những người biểu tình muốn châm ngòi bạo lực hay phá hoại".
Có lẽ không cần đợi đến khi bà thanh minh người dân Baltimore mới hiểu được sự vun đắp cho nơi mà bà sinh ra, lớn lên rồi quay trở về (sau thời gian học đại học ở Ohio ngành khoa học chính trị) để theo học trường luật. Thành phố này năm 1995 cũng chứng kiến Rawlings-Blake trở thành người trẻ nhất được bầu vào Hội đồng thành phố lúc 25 tuổi.
Nữ chính trị gia này là người may mắn bởi bà được thừa hưởng nhiều điều tốt đẹp từ cả cha lẫn mẹ. Cha bà là chính trị gia quyền lực Howard Pete Rawlings với 24 năm trong cương vị nhà lập pháp liên bang. Ông là người Mỹ gốc Phi đầu tiên đứng đầu Ủy ban Phân bổ ngân sách đầy quyền lực của Hạ viện bang Maryland. Khi ông qua đời năm 2003, báo Baltimore Sun đã đăng bài xã luận với cái tít vỏn vẹn chỉ là "Pete", trong đó có đoạn viết: "Maryland đã mất đi một nhà lãnh đạo tài năng phi thường và một trong những chính trị gia xuất sắc nhất trong thời đại của ông ấy - người nổi tiếng với cả nắm đấm thép và trái tim nhân hậu... Một chính trị gia trăn trở về cuộc bầu cử sắp tới. Một chính khách chân chính luôn lo lắng về thế hệ kế cận và cả những đứa trẻ chưa chào đời... và đó là Pete Rawlings".
Còn mẹ bà Nina Rawlings là một bác sĩ nhi khoa và hơn hết là người lặng lẽ đứng sau con gái với những lời khuyên chí lý, là "quản gia" của con và là người trực tiếp chăm sóc đứa cháu gái hằng ngày, là người mà Rawlings-Blake từng nói "tôi không thể thực hiện vai trò của một thị trưởng nếu không có mẹ tôi". "Mẹ dạy tôi bằng chính tấm gương của bà để tôi hiểu được thế nào là một người mạnh mẽ mà không phải hối hận vì đã sống cuộc đời mà mình lựa chọn", Rawlings-Blake tâm sự. Bản thân bà Nina cũng là một hình mẫu cho sự phấn đấu của các con bởi bà là một trong những phụ nữ da màu đầu tiên tốt nghiệp trường y thuộc Đại học Maryland.
Bà Nina cho biết Rawlings-Blake ngay từ khi 6 tuổi đã biết yêu quý và bảo vệ Baltimore. "Nếu có đứa trẻ nào đi ngoài đường mà đánh rơi que kem hay bao kẹo thì nó sẽ chạy đuổi theo và bắt đứa trẻ ấy nhặt lên. Nó bảo: Chúng ta phải giữ cho thành phố của chúng ta sạch đẹp". Còn trong mắt một nữ đồng nghiệp ở Hội đồng thành phố Rochelle Spector thì: "Ai cũng biết bà ấy yêu thành phố này. Trên đường đến tòa thị chính, có người dừng tôi lại và nói: Làm ơn hãy nói với thị trưởng rằng chúng tôi đã thấy tối hôm qua bà ấy đau lòng biết chừng nào". Có gì tuyệt vời hơn phần thưởng này khi đêm hôm đó bà phải thốt lên: "Ngay lúc này trái tim tôi đang tan vỡ" bởi nhìn thấy quê hương mình chìm trong khói lửa.
Và bà cam kết: "Ngay khi mọi chuyện lắng xuống, tôi sẽ làm mọi thứ trong quyền hạn của tôi để tóm lấy những kẻ gây ra chuyện này. Chúng ta sẽ dọn dẹp, chúng ta sẽ tái thiết và chúng ta sẽ hàn gắn". Chắc chắn lời hứa này sẽ chẳng gợn chút nghi ngờ nào trong lòng người dân hay trong lòng bà Spector bởi chính bà Spector đã nói: "Tôi đã phục vụ 7 đời thị trưởng. Tôi chưa gặp ai có tính chính trực hơn Stephanie. Bà ấy là người rất đạo đức. Bà ấy yêu thành phố này. Đây là nhà của bà ấy".
Nguyệt Hàn
Theo Baltimore Sun, NYDailyNews, NBCNews
Mỹ: Thành phố Baltimore dỡ bỏ lệnh giới nghiêm Thị trưởng thành phố Baltimore (bang Maryland, Mỹ) ngày 3.5 đã dỡ bỏ lệnh giới nghiêm trên toàn thành phố đặt ra từ hôm 28.4 nhằm đối phó tình hình bạo động sau vụ một nam thanh niên da màu thiệt mạng khi bị cảnh sát bắt giữ. Người dân thành phố Baltimore tuần hành vì Freddie Gray trước tòa thị chính hôm...