Bà nội trợ Nhật tiết lộ 6 cách giúp căn bếp nhỏ của bạn siêu gọn
Căn bếp siêu nhỏ, diện tích đã không còn là vấn đề khi người sử dụng biết được các “bí mật” trong cách sắp xếp, lưu trữ đồ đạc gọn gàng.
Một căn bếp hẹp, có diện tích sử dụng khá khiêm tốn luôn là vấn đề khiến nhiều người cảm thấy vô cùng khó khăn khi sử dụng. Tuy nhiên, nếu biết cách sắp đặt đồ đạc, chọn lựa những vật dụng cần thiết, bạn sẽ luôn cảm thấy thoải mái và tiện dụng khi dùng căn bếp nhỏ của gia đình mình.
Góc bếp gọn gàng và đầy đủ vật dụng cần thiết của người Nhật.
Bất động sản ở Nhật Bản là một trong những đất nước có giá đắt đỏ trên thế giới. Mọi người sẽ cảm thấy khâm phục họ bởi chỉ với những khoảng diện tích vài mét vuông, căn bếp vẫn đủ đầy phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Không những thế, mỗi căn bếp hẹp đều đẹp xinh, mang dấu ấn cá nhân đậm nét.
1. Có thể làm quầy bếp
Không gian nhỏ sử dụng để nấu nướng với diện tích khiêm tốn, mọi người không chỉ sử dụng tủ gắn tường để tối ưu hóa khu vực lưu trữ đồ mà còn “mở rộng” bằng cách thiết kế thêm quầy bar. Quầy bar với kích thước thanh mảnh giúp mọi người có thể sắp xếp đồ đạc bên trong gọn gàng, tăng diện tích sử dụng bề mặt phía trên.
Không gian bếp gọn gàng và tăng thêm khu vực lưu trữ đồ nhờ thiết kế quầy bar.
Chỉ với việc thiết kế quầy bar, khu vực lưu trữ đồ phía trong được chia nhiều ngăn, đáp ứng được nhu cầu sắp xếp đồ dùng phục vụ cho việc nấu nướng hàng ngày của mọi người trong nhà.
Quầy bar được chia nhiều ngăn bên trong thuận tiện cho việc lưu trữ đồ.
2. Lắp đặt thêm kệ
Video đang HOT
Tủ âm tường là một phần yếu tố tạo nên góc bếp xinh xắn, gọn gàng. Tuy nhiên, bạn có thể lắp đặt thêm kệ gắn ở góc chết của căn bếp. Kệ chia làm nhiều tầng phù hợp với nhu cầu để đồ. Bạn có thể chọn những chiếc lọ, hộp đựng đồ với kiểu dáng xinh xắn để đặt ở kệ thay vì bỏ bên trong tủ.
Kệ đựng đồ được lắp đặt một cách khéo léo, tận dụng diện tích mặt đứng.
3. Sử dụng tường bếp
Với những căn bếp có diện tích rộng thoáng, khu vực tường bếp thường không sử dụng để tăng thêm vẻ đẹp thanh thoát cho không gian nấu nướng. Tuy nhiên, căn bếp hẹp vẫn có thể đẹp duyên dáng theo cách của nó khi bạn khéo léo lắp đặt các thanh inox để đựng đồ.
Tận dụng tường bếp cất trữ vô số đồ đạc.
4. Sử dụng móc một cách hiệu quả
Có vô số đồ đạc, vật dụng trong bếp cần được sắp xếp gọn gàng. Vì thế, phần tủ bếp, giá, kệ không thể “giải quyết” hết được thực trạng này dễ khiến căn bếp chật chội và lộn xộn. Vì thế, hãy khéo léo sử dụng móc treo, vừa tiết kiệm chi phí vừa giúp những đồ đạc lặt vặt thêm gọn gàng, dễ tìm kiếm khi cần.
Móc được sử dụng mọi lúc mọi nơi.
Những đồ lặt vặt được treo gọn gàng, ngay ngắn trên móc.
5. Bố trí túi đựng rác linh hoạt
Trong nhà bếp, khi nấu nướng, chuẩn bị đồ ăn, rác sẽ xuất hiện bất kỳ lúc nào. Vì thế, thay vì bố trí thùng rác cố định, bạn có thể sử dụng túi đựng rác linh hoạt ở các vị trí trong bếp. Sau khi dọn dẹp có thể gom rác đi đổ tùy theo cách phân loại rác ở nơi bạn sinh sống.
Túi đựng rác được bố trí ở những nơi có thể dễ dàng vứt rác.
6. Sử dụng dụng cụ nấu nướng nhỏ gọn
Với những gia đình nhỏ, có ít thành viên, những dụng cụ nấu nướng thường nhỏ gọn, đơn giản. Vì thế, bạn chọn những vật dụng như nồi, xoong, chảo… với kích thước vừa vặn để ở vị trí thường xuyên sử dụng giúp dễ tìm kiếm hơn.
Dụng cụ nấu nướng nhỏ gọn, giúp căn bếp bớt đi sự cồng kềnh, chật chội.
Mẹ 3 con giữ bếp 6m2 ngăn nắp nhờ mẹo thiết kế thông minh linh hoạt, ngắm góc nào cũng thấy ưng mắt
Vì diện tích bếp chỉ 6m2 nên chị Dung đã tối đa hoá công năng để tiết kiệm diện tích.
"Làm sao 3 đứa con, không có giúp việc mà nhà cửa vẫn ngăn nắp?". Đây là câu hỏi mà chị Kim Dung (30 tuổi, sống tại Hà Nội) thường nhận được từ anh chị em bạn bè. Để cân bằng giữa công việc, chăm sóc con cái và nhà cửa, bí quyết của bà mẹ 3 con này nằm ở cách thiết kế, sắp xếp bếp cực thông minh, linh hoạt.
Căn bếp của chị Dung có diện tích khá nhỏ, chỉ khoảng 6m2. Do vậy, chị đã lên ý tưởng thiết kế bếp theo phong cách tối giản, tối đa hoá công năng để tiết kiệm diện tích. Bên cạnh đó, chị Dung chọn gam màu sáng để bếp sáng sủa rộng rãi hơn. Vật liệu chính là gỗ và mặt bếp ốp bằng đá thạch anh nhân tạo.
Căn bếp 6m2 nhìn góc nào cũng gọn gàng, xinh xắn
Khi thiết kế bếp, chị Dung đã bàn với kiến trúc sư và có ý tưởng trước về công năng sử dụng của từng ngăn tủ kệ. Vì vậy, khi hoàn thiện, chị chỉ việc bài trí đồ dùng vào đúng các ngăn tủ đã lên ý tưởng từ trước. Việc để đồ dùng ở đúng vị trí ngay từ đầu là chìa khoá giúp bếp luôn gọn gàng, ngăn nắp và tiện nghi.
Ngoài ra, chị Dung cũng rất chuộng sử dụng các giỏ, khay bằng nhựa hoặc mây đan để phân chia, đựng đồ dùng trước khi cất vào ngăn tủ hoặc bày lên kệ. Nhờ vậy, việc tìm đồ trở dễ dàng hơn rất nhiều, đồ vật cũng được sắp xếp ngăn nắp, trật tự và khoa học nên căn bếp nhìn vừa gọn gàng vừa đẹp mắt.
Các giỏ mây xinh xắn giúp phân loại đồ
Trên bồn rửa là ngăn bát đĩa ít dùng hơn và các loại hộp nhựa, máy xay...
Phía trên bếp là các loại đồ khô, gia vị chế biến tẩm ướp các món và ngăn đựng cốc chén, bình nước
Vì diện tích bếp khiêm tốn nên ưu tiên của chị Dung là chọn những món đồ có màu trung tính, kiểu dáng đơn giản, ít chi tiết. Nhờ vậy, nó mang đến hiệu ứng thị giác sạch sẽ, gọn gàng và khi lau chùi cũng rất dễ.
Với bếp màu sáng, chị chú trọng vật liệu làm bếp ngay từ đầu. Đó là các loại dễ lau chùi, khó bám bẩn nên việc vệ sinh cũng dễ hơn. Theo chị Dung, nếu không có kinh nghiệm về việc này, mọi người có thể xin lấy mẫu vật liệu về nhà và test khả năng bám bẩn của nó trước khi quyết định sử dụng nó trong căn bếp. Sau mỗi lần nấu ăn, chị đều lau quanh khu vực nấu nướng bằng giấy lau bếp để tránh vết bẩn bám lâu ngày khó vệ sinh. Ngoài ra, để tránh nước đọng gây vết bẩn, chị sử dụng thêm khăn để lau khô những chỗ ướt trong bếp.
Quanh khu vực bếp nấu là xoong nồi các loại và kệ gia vị nên rất tiện khi nấu ăn và dọn dẹp
Bát đũa hay sử dụng được xếp trong ngăn kéo cạnh máy rửa bát để thuận tiện khi úp/xếp
Một bà mẹ 3 con hẳn sẽ "đầu tắt mặt tối" nếu không có sự hỗ trợ của các loại máy móc, công nghệ. " Mình không có giúp việc nên mọi thứ đều nhờ tới máy móc. Mọi người đừng nghĩ phải 'giàu' mới mua được các loại máy... Hãy nhẹ nhàng bắt đầu với máy hút bụi trước!", chị Dung chia sẻ. Một chiếc máy hút bụi cầm tay cực nhỏ gọn, giá vài trăm hoặc hơn 1 triệu đã là 1 sự thay thế tuyệt vời cho chiếc chổi và giải phóng công sức lao động rồi! Máy hút sạch và nhanh hơn quét tay rất nhiều. Đó cũng là cách giúp chị tiết kiệm thời gian - nhất là khi nhà có trẻ con và làm rơi/đổ các thứ liên tục.
Nguồn: NVCC
7 cách hay ho giúp chị em sắp xếp các bộ nồi nấu ăn gọn gàng và khoa học Bạn hãy áp dụng ngay cho căn bếp của mình nhé! Phía sau những cánh cửa tủ nhà bếp của bạn có là đống hỗn độn nồi, chảo và các dụng cụ nấu nướng ngổn ngang? Hay bản thân bạn có gặp khó khăn trong việc lưu trữ những công cụ làm bếp cồng kềnh của mình? Nếu có, vậy thì những cách...