Bà nội đòi trả tiền mới trông cháu, liệu có sai?
Nhiều người làm cha, làm mẹ, khi đi làm luôn có tư tưởng giao hẳn trọng trách trông con cho bà nội. Có nhiều người còn ỷ lại vào bà nội, cứ đi làm về muộn, nghĩ ở nhà có bà chăm lo nên yên tâm.
Nhiều chị em cho rằng, chuyện bà nội đòi tiền mới trông cháu giúp là chuyện hoàn toàn không thể chấp nhận được. Nếu vậy, khác gì thuê người giúp việc, khác gì coi bà như người ngoài. Về phía bà, bà làm như vậy thì còn nói gì đến tình yêu thương?
Nhiều bậc làm cha, làm mẹ khi đi làm là giao hẳn trọng trách trông con cho bà nội. Có nhiều người còn ỷ lại vào bà nội, cứ đi làm về muộn, nghĩ ở nhà có bà chăm lo nên yên tâm. Nhiều bố mẹ vô tâm còn kệ con, cứ vi vu đi chơi như ngày còn chưa có con cái.
Câu chuyện bố mẹ như vậy đã dẫn đến tình trạng, cháu chỉ theo ông bà mà không hề theo bố mẹ. Nhiều trường hợp, người làm mẹ khó chịu vì sau này, cái gì cháu cũng làm theo ý bà, thậm chí là không nghe lời mẹ. Rồi lại đổ lỗi tại ông bà dạy hư cháu. Đấy là do lỗi của phụ huynh, lỗi của những người làm cha làm mẹ mải mê công việc, không dành thời gian chăm sóc con mình. Tối về lại khư khư với đống công việc còn dang dở, trong khi cả ngày đã máy tính, sổ sách. Như vậy là bố mẹ đã sai. Dù thế nào, buổi tối ngắn ngủi cũng nên dành trọn thời gian cho con. Có như thế, con trẻ mới quấn mình.
Chăm trẻ con không phải là chuyện dễ dàng, rất mệt mỏi. Vì vừa phải cho con ăn, phải vệ sinh cho trẻ. Vệ sinh và ăn uống là hai công việc vô cùng vất vả. Cộng với việc bế ẵm, ru con ngủ. Người làm mẹ chắc chắn sẽ hiểu được nỗi vất vả của việc này. Người làm bà nội, tuổi tác đã cao, chuyện chăm cháu càng khó khăn và vất vả hơn nhiều. Vậy nên, quan điểm các bà đòi tiền trông cháu, tính ra thì là không hợp lý, vì tính toán tiền nong, vất chất thì còn gì là chuyện yêu thương. Nhưng, xét cho cùng, cũng không phải là không có lý. Nên con cái nếu gặp trường hợp như vậy, cũng đừng vội nổi khùng, nói ông bà này nọ, mà phải suy nghĩ lại, giải quyết cho chu toàn.
Hãy tạo thời gian thảnh thơi cho bố mẹ để bố mẹ được thực sự hưởng những ngày tháng an nhàn. Chuyện chăm con đừng bó buộc người làm ông, làm bà. Hãy để ông bà tự quyền quyết định. (ảnh minh họa)
Video đang HOT
Nhiều người cho rằng, đứng ở phương diện làm bà nội, bà có quyền đòi hỏi như vậy, cũng không có nghĩa là bà không yêu thương cháu. Người già khi về hưu có quyền được hưởng cuộc sống an nhàn. Trên thực tế, có nhiều ông bà mặc kệ con cái, thích làm gì thì làm, bỏ tiền ra thuê người giúp việc về chăm con cháu. Những lúc ông bà thích bế cháu sẽ tình nguyện bế, ẵm cháu. Còn việc vệ sinh, bếp núc, giặt giũ hay thậm chí là việc cơm nước, cho cháu ăn là việc của người giúp việc.
Tư tưởng ấy đâu phải là không hợp lý. Còn nếu, con cái muốn ông bà bế cháu cả ngày, phụ giúp cơm nước cho vợ chồng con cái đi làm thì hãy trả lương ông bà. Biết rằng, với bố mẹ và con cái không có chuyện tính toán tiền nong nhưng đòi hỏi ấy cũng đâu phải là không hợp lý. Đừng vội quy kết tư tưởng ấy của ông bà nội.
Phận làm con, nếu tâm lý ra, có thể kiếm được tiền nên để cho bố mẹ thảnh thơi. Nên thuê người giúp việc, làm những việc nặng nhọc trong nhà và chăm sóc con mình. Cũng không nên ỷ lại quá vào ông bà già cả, để tuổi xế chiều. Nếu bà nội tình nguyện là người chăm cháu, không đòi hỏi bất cứ điều gì lại là chuyện khác. Việc chăm con cháu quá sức của ông bà, phận làm con cũng đừng ỷ lại, đừng nghĩ rằng, cháu của ông bà là ông bà phải chăm.
Hãy tạo thời gian thảnh thơi cho bố mẹ để bố mẹ được thực sự hưởng những ngày tháng an nhàn. Chuyện chăm con đừng bó buộc người làm ông, làm bà. Hãy để ông bà tự quyền quyết định.
Theo Eva
Câu chuyện ý nghĩa về "thằng đàn bà" hạnh phúc
Một "thằng đàn bà" quanh quẩn với chuyện bếp núc, giặt giũ và... cho con bú.
Anh lật từng trang sách học nấu ăn, cẩn thận xem từng con chữ, hết nâng lên mớ rau, miếng thịt lại đặt xuống con cá, con tôm. Hình ảnh một người đàn ông đeo tạp dề loay hoay trong bếp để nấu cho vợ những món ăn thật ngon khi cô ấy đi làm về muộn chắc sẽ làm cô ấy cảm động lắm. Và anh sẽ rất vui khi được yêu thương, quan tâm cô từ những việc nhỏ nhặt nhất dù cho công việc ở công ty đang xếp đống chờ anh. Anh vừa say sưa nấu ăn vừa nghêu ngao hát đi hát lại một bài hát mặc giọng anh dở tệ.
Thỉnh thoảng, anh có thú vui là lướt qua mấy trang web của phụ nữ, tìm hiểu các công thức nấu nướng, các cách chăm sóc sắc đẹp, các mẹo vặt trong gia đình để chia sẻ với vợ. Với đàn ông, việc tạo dựng một sự nghiệp vững chắc để vợ con dựa vào là một chuyện nhưng những cử chỉ quan tâm vợ từ những điều bình thường, gần gũi trong cuộc sống hằng ngày cũng là một cách để họ nắm giữ được trái tim của người phụ nữ và tự sưởi ấm gia đình nhỏ của mình.
Có người từng nói, phụ nữ sinh ra là để được yêu thương. Anh luôn tin vào điều đó, bằng cách này hay cách khác, họ không chỉ cần anh gánh vác trách nhiệm của một người đàn ông mà anh còn phải làm tốt vai trò của một người bạn đời. Anh sẽ là một sự chọn lựa đầy hãnh diện cho vợ anh. Ít ra, anh luôn hi vọng như vậy.
Phụ nữ sinh ra là để được yêu thương (Ảnh minh họa)
Vợ sinh, anh xin nghỉ phép để tiện chăm sóc. Mặc dù bà ngoại, bà nội luôn ở trong bệnh viện với hai mẹ con nhưng niềm vui được làm bố khiến anh chỉ muốn ở cạnh đứa con gái bé bỏng của mình.
Cứ sáng ra, anh đi chợ, tay xách nách mang một mớ đồ ăn tươi ngon về nấu. Đôi lúc đi qua một cửa hàng bán quần áo cho trẻ con, thấy chiếc đầm hay đôi giày xinh xắn, anh phải ghé vào mua cho bằng được mặc dù những thứ đó hai ba năm sau cô công chúa nhỏ của anh mới mặc vừa. Lúc con ngủ, anh nhẹ nhàng gấp lại đống quần áo, tã lót rồi thỉnh thoảng nhìn trộm con và tủm tỉm cười.
Cuộc sống của anh cứ êm đềm trôi qua trong niềm hạnh phúc của một người đàn ông biết san sẻ công việc gia đình như thế cho đến một ngày anh vô tình nghe một đồng nghiệp mỉa mai rằng anh là một "thằng đàn bà". Một "thằng đàn bà" quanh quẩn với chuyện bếp núc, giặt giũ và... cho con bú.
Ban đầu anh cũng thấy bình thường nhưng cứ mỗi khi cả phòng có tiệc tùng, họ lại lờ anh đi, bảo anh còn vợ trẻ con thơ đang đợi ở nhà, anh nên về nhà nấu cơm cho vợ thì hơn. Những lúc như thế, tự ái đàn ông nổi lên, anh lại tìm đến bia rượu. Chẳng lẽ, một kẻ như anh lại bị đám nhân viên coi thường? Anh là một thằng đàn bà ư? Một thằng bám váy vợ, núp bếp ư? Không, anh là một thằng đàn ông, một thằng đàn ông đúng nghĩa.
Đã hai tháng nay, anh ít ăn cơm nhà, ít nựng con và ít gặp vợ. Sau giờ làm, anh thường tranh thủ tụ tập bạn bè, vui chơi, nhậu nhẹt, tự do như hồi còn trai trẻ. Để rồi sáng hôm sau thức dậy, con đã ngủ yên sau một đêm quấy khóc khi mà cha nó đang ngáy o o vì say xỉn; vợ đã tranh thủ tạt qua chợ mua chút đồ ăn để kịp về đi làm; đồ ăn sáng đã được chuẩn bị sẵn trên bàn; áo sơ mi và cà vạt được ủi phẳng phiu. Anh vừa rửa mặt, vừa nhủ thầm: "Té ra, không có anh, việc nhà vẫn ổn, việc của vợ cứ để cô ấy lo".Và anh yên chí rằng mình vẫn là một thằng đàn ông đúng nghĩa.
Sáng mai anh phải có mặt ở Nha Trang để tham gia một buổi tập huấn của công ty nên chiều nay anh đành lỡ hẹn đi bar với mấy anh bạn. Gần đến cổng, anh đã nghe tiếng khóc oe oe của con gái. Trong bếp, vợ anh một tay bế con, tay kia đang đảo đảo nồi cháo dinh dưỡng trên bếp, miệng thì không ngừng dỗ dành con, chiếc tạp dề cột vội chưa kịp thắt nút đang rủ xuống ngang ngực.
Trên bàn ăn, một bó rau mới nhặt được vài cọng đang nằm chỏng chơ, mấy con cá rô đang nhảy cà tưng trong cái chậu, quần áo của con vương vãi, cái nằm trên móc, cái nằm trên sàn. Anh đứng lặng nhìn con khóc, nhìn vợ cuống quýt với nồi cháo. Vậy ra, sau những thứ bình yên anh thấy mỗi buổi sáng thức dậy là đôi vai gầy, đôi mắt càng ngày càng thâm quầng của vợ vì thức đêm chăm con và chăm người xỉn, là những giấc ngủ lả đi vì mệt của con,... nhưng anh chẳng thấy vợ ca thán một lời. Mà anh có thời gian gặp vợ đâu mà nghe cô ca thán. Thế mà anh cứ ngỡ anh là một thằng đàn ông cơ đấy.
Vừa xuống sân bay, anh vội vàng bắt taxi qua chợ, chọn một con gà thật béo, lựa một bó rau thật tươi, yên chí với đống quà cho vợ con trên tay rồi nhanh chóng về nhà. Chiều nay, công chúa của anh sẽ mặc một bộ váy mới và nằm gọn trong vòng tay mẹ nó để cùng mẹ xem bố nó nấu ăn giỏi tới cỡ nào.
Dù thế nào thì với anh, làm một "thằng đàn bà" mới là niềm hạnh phúc thật sự.
Theo NLĐ
Trong cơn đau, tôi vẫn thấy mẹ chồng gào khóc quỳ xuống để van lạy Trong cơn đau, tôi vẫn nhìn thấy mẹ chồng tôi gào khóc, quỳ xuống van lạy bác sĩ. Lời bà văng vẳng khắp hành lang bệnh viện, đánh mạnh vào trái tim tôi. Khi các bác sĩ đẩy tôi vào phòng cấp cứu, tôi vẫn nhìn thấy mẹ chồng tôi khóc lóc, quỳ xuống van xin bác sĩ cứu tôi. (Ảnh minh họa)...