Bà nội 61 tuổi hạ sinh thành công và câu chuyện đằng sau khiến nhiều người bất ngờ
Khi nghe tin con trai mình và bạn đời muốn có con, người mẹ này đã có quyết định táo bạo không ngờ đó là… mang thai hộ dù khi đấy bà đã 61 tuổi.
Chuyện mang thai hộ trên thế giới đã có nhiều, thế nhưng mang thai ở tuổi 61 thì chẳng mấy ai gặp và càng lạ hơn nữa khi người phụ nữ này mang thai hộ con trai mình – tức đứa cháu của bà sau này. Câu chuyện mang thai đáng kinh ngạc dưới đây của bà Cecile Eledge đến từ Nebraska (Mỹ) chắc chắn sẽ khiến người đọc đi hết từ bất ngờ này đến bất ngờ khác.
“Tôi đã có 3 đứa con là Michelle, Daniel và Matthew. Vào tháng 12 năm 2017 Matthew và chồng nó, Elliot ngỏ lời đã sẵn sàng muốn có 1 gia đình. Chị gái Elliot, Lea cũng đề nghị được hiến tặng trứng của mình để biến điều đó thành hiện thực. Lúc đó trong đầu tôi chợt lóe lên 1 ý nghĩ rằng: ‘Nếu các con đang tìm ai đấy mang thai hộ, mẹ rất sẵn lòng’.
Thế nhưng con trai tôi chỉ cười phá lên khi nghe tôi nói vậy và tôi hoàn toàn có thể hiểu tại sao, đơn giản vì tôi đã hơn 60 tuổi và đã trải qua thời kỳ mãn kinh ở tuổi 52. Nhưng khi theo các con đến gặp bác sĩ sinh sản, tôi biết mình có thể trở thành 1 ứng cử viên nghiêm túc.
Lúc đầu tôi có chút băn khoăn vì mình làm điều này tự nguyện mà không hỏi ý kiến chồng. Khi nhận ra sai lầm của mình, tôi đã nói lời xin lỗi, nhưng may mắn thay anh ấy đã ủng hộ và cho biết đây là điều đúng đắn mà tôi nên làm.
Bà Cecile trong thời kì mang thai.
Bác sĩ đã yêu cầu tôi thực hiện một số kiểm tra như: xét nghiệm vật lý hàng năm, xét nghiệm máu và gặp gỡ với bác sĩ tim mạch. Tôi biết Matthew và Elliot muốn có câu trả lời càng sớm càng tốt, vì vậy tôi đã lên lịch tất cả các cuộc hẹn ngay lập tức. Mỗi khi nhận được kết quả khả quan, cả tôi và chồng đều rất hạnh phúc. Thật bất ngờ khi bác sĩ nào cũng cho biết tôi hoàn toàn có thể mang thai đủ tháng và sinh con ở tuổi này. Tôi tin tưởng các bác sĩ của mình, họ rất thận trọng trong mọi thứ.
Vào cuối tháng 1 năm 2018, mọi thứ đã sẵn sàng để tôi có thể là người mang thai hộ, sau khi gặp bác sĩ lần cuối và cầm đơn thuốc trên tay, tôi nhìn chồng và hỏi: ‘Ôi chúa ơi! Điều này đang thực sự xảy ra phải không?’. Lúc đó chồng tôi có hỏi liệu tôi có muốn rút lui hay không, nhưng tôi đã trả lời rằng: ‘Không! Em đã cam kết với các con là mình sẽ làm điều này’. Cuộc sống đôi khi có những chuyện bất ngờ và chúng ta phải bước ra ngoài vùng an toàn của bản thân.
Chúng tôi không thể bắt đầu quá trình thụ tinh ngay lập tức do Lea – chị gái của Elliot sắp sinh vào tháng 2. Vì vậy các bác sĩ đã phải đợi đến 8 tuần sau đó mới lấy trứng được, còn Mathew cũng được kiểm tra tinh trùng để đề phòng các loại bệnh truyền nhiễm.
Tôi phải dùng estrogen hàng ngày để bắt đầu lại chu kỳ kinh nguyệt kể từ khi tôi trải qua thời kỳ mãn kinh. Mục tiêu của chúng tôi là sẽ thực hiện việc thụ tinh vào tháng 7, nên tôi bắt đầu dùng estrogen từ tháng 4. Khi biết tin có thai, chúng tôi không tiết lộ với bất cứ ai cả cho đến khi hết tam cá nguyệt thứ nhất, và khi thông báo cho hai bên gia đình, ai nấy đều sốc nhưng đồng thời cũng vô cùng vui mừng cho chúng tôi.
Khoảnh khắc bà Cecile ôm bé Uma trong tay và thực hiện da kề da.
Việc mang thai tiến triển tương đối suôn sẻ. Tôi bị tiểu đường thai kỳ khoảng 6 tháng, nhưng chuyện này khá phổ biến. Tôi có thể tự mình kiểm soát nó thông qua chế độ ăn kiêng và tập thể dục mà không cần phải gặp bác sĩ chuyên khoa hay dùng insulin. Khi Elliot và Matthew biết tôi có thai, các con đã đến nhà và dọn dẹp tủ lạnh, tủ đông của tôi để loại bỏ tất cả các loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe, sau đó thay thế bằng nhiều rau bina và hạt chia. Chúng thậm chí còn chuẩn bị bữa ăn cho tôi nữa.
Video đang HOT
Bởi vì tôi ăn uống rất lành mạnh và duy trì hoạt động trong suốt thai kỳ nên bụng bầu của tôi không quá to. Hầu như không ai biết tôi có thai cho đến khi tôi được 7 tháng, nhưng đây cũng là lúc mọi người bắt đầu nhìn tôi chằm chằm hoặc đặt ra các câu hỏi mỗi khi nhìn thấy chúng tôi.
Hầu hết mọi người đều ủng hộ, hoặc ít nhất là tỏ ra như thế trước mặt, nhưng tôi biết có những người không tán thành và tôi cố gắng tránh xuất hiện quanh họ. Không phải là tôi muốn che giấu mà tôi không muốn sự tiêu cực ảnh hưởng đến mình, chúng tôi không làm điều này để gây khó chịu cho người khác. Chúng tôi làm bởi vì đó là điều tốt nhất cho gia đình của chúng tôi vào thời điểm đó.
Elliot và Graham xúc động khi con gái chào đời
Ngày dự sinh của tôi là ngày 4 tháng 4 năm 2019, nhưng huyết áp của tôi đã tăng cao về cuối và các bác sĩ đã quyết định thúc tôi sinh sớm vài ngày. Chủ nhật, ngày 24 tháng 3, sau vài giờ chuyển dạ, cháu gái tôi chào đời vào ngày 25 tháng 3, lúc 6 giờ sáng. Tôi là người đầu tiên bế cháu và tiếp xúc với da, 10 phút sau, tôi giao đứa bé cho Matthew và Elliot để chúng có thể làm da kề da.
Một số người đã hỏi tôi rằng: ‘Có khó khăn không khi phải rời bỏ đứa bé vào giây phút cuối?’. Vốn dĩ việc mang thai và sinh nở lần này quá khác so với việc sinh 3 đứa con trước đó, bởi vì đứa trẻ này không bao giờ là của tôi. Ngay từ lúc đi siêu âm lần đầu tiên, chúng tôi đã luôn coi cô bé là cháu gái, và là con gái của Matthew và Elliot.
Cả gia đình chụp ảnh bên bác sĩ.
Tôi còn nhớ sau khi vượt cạn xong và nhìn bác sĩ cân bé, tôi thực sự cảm thấy nhẹ nhõm. Chương của tôi về câu chuyện này đã được thực hiện, bây giờ đến lượt Matthew và Elliot hoàn thành nốt cuốn sách. Chúng sẽ bắt đầu một hành trình mới như 1 gia đình và tôi trở thành bà nội. Cô bé sẽ luôn có một phần thuộc về tôi, các con đã đặt tên đứa bé là Uma Louise vì Louise là tên đệm của tôi.
1 tuần sau khi sinh huyết áp của tôi trở lại bình thường, 3 tuần sau thì tôi bắt đầu đi chạy trở lại. Thật tuyệt vời khi năng lượng bắt đầu quay về và không còn chuyện đến tháng nữa. Matthew cho biết khi Uma đủ tuổi, con sẽ giải thích với bé rằng: ‘Dì Lea đã cho con một chút tia sáng của cuộc sống, còn bà nội cho con không gian để phát triển và lớn mạnh’. Thật tuyệt vời khi con bé hiểu rằng mọi người đều mong đợi và yêu thương nó, cả gia đình đã cùng nhau đưa bé đến thế giới này. Đây là câu chuyện của chúng tôi và chúng tôi tự hào về nó”.
Nguồn: Prevention
Theo Helino
Những nhân tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Ngoài lượng cholesterol cao, hút thuốc,... gây bệnh tim còn có những nhân tố bất ngờ khác có thể ảnh hưởng lớn đến tim của bạn.
Môi trường sống: Bạn nên biết rằng môi trường sống quyết định tuổi thọ và chất lượng sống của bạn. Môi trường sống ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận với thực phẩm sạch cũng như không khí trong lành, do đó có ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch.
Cảm giác cô đơn: Nỗi cô đơn hoặc căng thẳng khi ở một mình có thể gây ra tình trạng viêm trong cơ thể, dẫn đến các vấn đề gây bệnh tim mạch, hoặc dẫn đến trầm cảm - một nhân tố gây bệnh tim mạch khác.
Không dùng chỉ nha khoa: Tình trạng răng và lợi có ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch của bạn. Đó là bởi lợi bị viêm và xuất huyết cho phép vi khuẩn trong khoang miệng xâm nhập vào máu, gây viêm nhiễm và các tình trạng dẫn đến bệnh tim.
Biến chứng thai kì: Những gì diễn ra trong thai kì không ảnh hưởng đến tim mạch, nhưng giai đoạn hậu thai kì lại có liên quan đến sức khỏe tim. Theo các nghiên cứu, tiền sản giật, sản giật, sinh non tự phát và tiểu đường thai kì đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Trải qua một sự kiện đau thương: Một sự kiện đau thương đột ngột như sự ra đi của một người thân hay một tai nạn giao thông không chỉ khiến bạn cảm thấy như tim ngừng đập, mà nó thực sự có thể gây ra vấn đề về tim mạch. Sự căng thẳng cực độ sẽ làm cho nhịp tim và huyết áp tăng lên rồi duy trì ở mức cao, gây các bệnh như bệnh động mạch vành, huyết áp cao hay xơ vữa động mạch.
Làm việc dưới quyền một người tồi tệ: Sự căng thẳng khi phải làm việc dưới quyền một người tiêu cực, chuyên quyền ngày qua ngày có thể ảnh hưởng đến tim mạch của bạn. Các cơn đau tim có thể được gây ra bởi sự căng thẳng tại nơi làm việc, và khi yếu tố này kết hợp với các yếu tố như thiếu ngủ hay chế độ ăn không hợp lí có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh động mạch vành.
Mất ngủ vào ban đêm: Thiếu ngủ và thường xuyên bị tỉnh giấc giữa đêm có thể làm tăng huyết áp và nhịp tim, khiến cơ thể luôn trong trạng thái căng thẳng. Thiếu ngủ còn khiến bạn khó duy trì các thói quen lành mạnh.
Sống chung với huyết áp cao: Sống chung với một căn bệnh mãn tính khác làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Đó là bởi nhiều bệnh có cùng các yếu tố rủi ro với bệnh tim, như huyết áp cao, lượng đường huyết cao, mỡ bụng, hàm lượng chất béo trung tính cao và lượng cholesterol HDL thấp.
Đam mê đồ chiên: Ăn quá nhiều đồ chiên làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tử vong, đặc biệt là ở phụ nữ sau mãn kinh. Vậy nên đừng ăn các món chiên quá thường xuyên.
Thuốc lá điện tử: Một nghiên cứu mới đây của Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ chỉ ra rằng, những người thường xuyên hút thuốc lá điện tử có nguy cơ đột quỵ tăng lên 71%, nguy cơ đau tim hay đau thắt ngực tăng 59%, và nguy cơ mắc bệnh mạch vành tăng 40%.
Yếu tố di truyền: Có bố mẹ hoặc anh chị em gặp vấn đề về tim mạch trước tuổi 55 đối với nam và trước tuổi 65 đối với nữ làm tăng nguy cơ gặp vấn đề về tim mạch của bạn. Dù bạn có một lối sống lành mạnh, nồng độ cholesterol thấp và không thừa cân, bạn vẫn có thể bị tắc động mạch khi còn trẻ nếu có yếu tố di truyền.
Trầm cảm: Các nghiên cứu chỉ ra rằng những người mắc bệnh trầm cảm có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao hơn người thường. Điều này được cho là do những người trầm cảm thường không chú ý chăm sóc bản thân, đặc biệt là những người vốn có tiền sử huyết áp cao và các vấn đề sức khỏe khác.
Quá trình điều trị ung thư: Dù các liệu pháp điều trị ung thư ngày càng có hiệu quả, chúng vẫn có một tác dụng phụ lớn là gây các vấn đề về tim mạch. Một số thuốc điều trị ung thư có thể gây cơ tim phì đại, dẫn đến suy tim, đau tim, phù tim và nhịp tim bất thường. Xạ trị cũng có thể gây ra các cục tắc nghẽn trong mạch máu.
Buông thả vào cuối tuần: Dù một số bài báo nói rằng cồn có lợi cho sức khỏe, bạn vẫn cần chú ý không uống quá nhiều. Uống rượu bia quá mức có thể làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Phụ nữ không nên uống quá một ly và nam giới không nên uống quá hai ly rượu bia mỗi ngày.
Thời kì mãn kinh: Bạn càng lớn tuổi, nguy cơ mắc bệnh tim mạch càng cao, đặc biệt là ở giai đoạn mãn kinh. Đó là do các mạch máu trở nên cứng hơn, khiến huyết áp tăng cao hơn. Các nghiên cứu trước đây cũng chỉ ra rằng hàm lượng cholesterol và chất béo trung tính tăng lên khi phụ nữ bước vào thời kì mãn kinh.
Theo CTV Ngọc Diệp/VOV.VN
Con gái không có tử cung, mẹ mang thai hộ Tracey Smith, 31 tuổi, không có tử cung ngay từ khi sinh ra. Mẹ của cô quyết định mang thai hộ cho con gái bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF). Theo Mirror, Emma Miles, 55 tuổi, ở Lampeter, xứ Wales (Vương quốc Anh), đã đề nghị mang thai hộ cho con gái của bà, Tracey Smith, vì lo lắng cô...