Bà nhai cơm rồi đút cho cháu, nhìn hàm răng của đứa trẻ 3 tuổi mà “ớn lạnh”
Người bà cứ tưởng mình đang chăm cháu theo cách chu đáo, an toàn nhưng hóa ra lại là sai lầm.
Giống như nhiều bà mẹ khác, sau khi sinh con được 1 năm, chị Chen Chen (Thẩm Quyến, Trung Quốc) để con nhỏ lại cho mẹ chồng chăm sóc và quay trở lại với công việc. Chị về quê thăm con vào những cuối tuần hoặc ngày lễ, đón con lên chơi.
Vì đứa trẻ là cháu nội đầu tiên nên mẹ chồng chị Chen chăm sóc rất cẩn thận, chu đáo. Thế nhưng chẳng hiểu sao, hàm răng của đứa trẻ ngày một chuyển dần sang màu đen, mòn dần, cả hàm xô lệch trông rất xấu xí. Nghĩ rằng mẹ chồng đã nuông chiều cho cháu ăn nhiều kẹo, thực phẩm chứa đường nên chị Chen rất tức giận.
Chị trao đổi với mẹ thì bà một mực phủ nhận. Bà nói rằng rất hiếm khi cho đứa trẻ ăn đường, không cho bé ăn món gì một cách tùy tiện. Thậm chí còn cẩn thận nhai các thực phẩm cứng trước rồi mới đút cho cháu ăn. Nghe đến đây, chị Chen lại càng tức giận hơn vì bà chăm cháu theo cách cẩn thận thật nhưng lạc hậu quá.
Chị đã đưa đứa con trai 3 tuổi của mình đi bệnh viện để kiểm tra răng miệng. Sau khi kể hết sự việc, các bác sĩ giải thích, răng đứa trẻ bị sâu và có tình trạng trên không nhất thiết xuất phát từ việc ăn quá nhiều đồ ngọt. Thậm chí với tình trạng bà nhai rồi mới đút cho cháu ăn lại còn làm giảm đi lượng đường.
Vấn đề quan trọng là ở chỗ bà đã nhai thực phẩm bằng miệng của mình rồi mới cho cháu ăn vô tình đưa vi khuẩn có hại từ cơ thể mình sang miệng của đứa trẻ. Nếu cả người lớn và trẻ nhỏ không vệ sinh răng miệng cẩn thận sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của răng. 1 chiếc răng xấu dần dần ảnh hưởng đến các chiếc răng khác, gây sâu răng.
Video đang HOT
Mặc dù đã đoán trước được nguyên nhân nhưng chị Chen không ngờ nó lại nguy hiểm tới vậy. Kể từ sau ngày hôm đó, chị Chen kiếm cớ để đón con lên thành phố chăm sóc, giúp bé dần phục hồi những chiếc răng đầu đời. Biết là đã muộn màng, chị Chen vô cùng hối hận.
Kinh nghiệm chăm sóc răng cho bé để có hàm răng đẹp:
Rèn con vệ sinh răng từ khi… chưa mọc răng
Vệ sinh răng miệng cho con từ những năm tháng đầu đời giúp con ngăn ngừa nhiều bệnh tật viêm nhiễm và bé quen với công việc tự chăm sóc răng miệng sau này rất nhiều. Lúc bé chưa mọc răng, mẹ lau nhẹ nhàng nướu của con bằng một miếng vải mềm, sạch và ẩm mỗi khi con ăn xong để ngăn ngừa sự tích tụ của các vi khuẩn gây hại. Nên nhớ, răng của trẻ từ khi sinh ra đã phát triển đầy đủ, chẳng qua là chúng chìm sâu dưới hàm chưa mọc lên mà thôi.
Dạy con chải răng đúng “chuẩn”
Khi con mọc chiếc răng đầu tiên, mẹ nên chải răng cho con hàng ngày luôn. Các mẹ lưu ý, đợi đến khi con mọc cả hàm răng sữa mới cho con đánh răng thì lúc ấy quá muộn rồi.
90% mẹ Việt dạy con đánh răng sai cách. Kiểu đánh răng theo chiều ngang, kéo qua kéo lại như kéo cưa là hoàn toàn sai lầm. Cách đánh “chuẩn” phải là nghiêng bàn chải 45 độ so với vòng nướu và nhẹ nhàng chải theo vòng tròn, dùng đầu bàn chải làm sạch mặt trong của các răng phía trước, cả hàm trên và hàm dưới; sau đó, chải sạch lại mặt ngoài của răng. Bề mặt nhai của răng cũng cần được làm sạch bằng cách chải tới chải lui nhẹ nhàng.
Và điều quan trọng nhất là bố mẹ cũng phải chăm đánh răng để làm gương cho con.
(Ảnh minh họa)
Ngăn chặn mọi nẻo đường “sâu răng”
Nhiều ông bố bà mẹ cứ nghĩ đơn giản rằng bọn trẻ con mới mọc răng sữa thì sún răng, sâu răng là chuyện bình thường, sau này thay răng là “ngon” tất. Cha mẹ nên chặn chứng sâu răng cho con ngay từ hồi mới mọc răng sữa.
Rèn cho con thói quen cứ ăn bất cứ thứ gì xong là phải súc miệng bằng nước lọc, kể cả khi có đi chơi xa hay ăn tiệc ở đâu cũng phải tìm nước bằng được để súc miệng cho hơi thở thơm tho và ngăn chặn vi khuẩn tấn công làm sâu răng.
Con đến tuổi thay răng, đi bác sĩ luôn
Cha mẹ tự nhổ răng không đúng cách khiến răng con bị ra máu ồ ạt, viêm nhiễm hoặc nặng hơn còn bị đụng phải dây thần kinh, dẫn đến méo miệng,…. Tốt nhất là cứ đưa con đến bệnh viện có nha sĩ uy tín, làm việc chuyên nghiệp, đảm bảo cho con có hàm răng “chuẩn”.
Có phải vứt bàn chải đánh răng sau khi khỏi bệnh không?
Khi chúng ta mắc bệnh, đánh răng có thể khiến vi khuẩn gây bệnh lưu lại trên bàn chải. Việc này đặt ra vấn đề là liệu có phải thay bàn chải khi đã khỏi bệnh?
Bàn chải đánh răng cần phải được thay mới từ 3 đến 4 tháng/lần - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Bất kể chúng ta có bị bệnh hay không, bàn chải đánh răng dùng từ 3 đến 4 tháng thì phải thay mới. Vì sau khoảng thời gian này, lông bàn chải đã sờn và không còn loại bỏ tốt các mảng bám trên răng nữa, theo khuyến cáo của Hiệp hội Nha khoa Mỹ, theo Business Insider.
Khi người dùng mắc bệnh, chắc chắn rằng bàn chải sẽ lưu lại các vi khuẩn gây bệnh trên đó. Tuy nhiên, chúng ta có thể không cần phải thay bàn chải mới khi đã khỏi bệnh.
Nguyên nhân là không có bằng chứng khoa học cho thấy con người có thể bị tái nhiễm bệnh do vi khuẩn lưu lại trên bàn chải đánh răng, trừ phi hệ miễn dịch đang bị tổn thương , Business Insider dẫn lời chuyên gia nha khoa người Mỹ Hamad Hamad.
Tuy nhiên, nếu bạn đặt bàn chải đánh răng của mình chung với các thành viên trong gia đình thì nên thay bàn chải mới để tránh lây nhiễm bệnh cho họ. Ngược lại, nếu người khác đang mắc bệnh hoặc bệnh vừa khỏi thì cần tránh để bàn chải đánh răng của họ và mình tiếp xúc nhau.
Một nghiên cứu công bố trên trên chuyên san Nursing Research and Practice cho biết tình trạng bàn chải đánh răng bị xâm nhập bởi các loại vi khuẩn từ bên ngoài là rất phổ biến. Các nhà khoa học vẫn cảnh báo người dùng cần cẩn thận dù không có bằng chứng rõ ràng cho thấy các vi khuẩn này có thể gây bệnh, theo Business Insider.
Trong nghiên cứu này, các loại vi khuẩn có thể gây bệnh được phát hiện trên bàn chải gồm vi khuẩn gây đường ruột E. coli, vi khuẩn gây nhiễm tụ cầu trùng staphylococcus aureus và một số loại vi khuẩn khác. Trong quá trình sử dụng, chúng dính vào bàn chải khi người dùng cầm nắm hoặc tiếp xúc với các bề mặt xung quanh.
Để hạn chế vi khuẩn dính vào bàn chải, người dùng nên rửa kỹ bằng nước sạch sau khi sử dụng. Nếu cẩn thận hơn, họ có thể vệ sinh bàn chải bằng nước súc miệng. Khi cất giữ, bàn chải cần được đặt ở tư thế thẳng đứng, lông bàn chải đưa lên trên, theo Business Insider.
Nhân nhầy chèn cổ, người đàn ông không cầm nổi đôi đũa Một người đàn ông nguy cơ bị liệt, không thể tự đi lại, tay chân vụng về, không thể cầm đũa, bàn chải đánh răng, thường rơi ly, rớt chén.. do nhân nhầy chèn cổ mà không biết vừa được các bác sĩ cứu chữa thành công. Sáng 29-5, Bệnh viện Gia An 115 TP HCM cho hay vừa cứu chữa kịp thời...