Ba nhà thiết kế Việt xông pha chống dịch Covid-19
Nhà thiết kế Thuận Việt, Lê Thanh Hoà, Nguyễn Minh Tuấn hăng say với công tác thiện nguyện trong những vai trò khác nhau, góp phần cùng xã hội đẩy lùi dịch bệnh.
Trong trận chiến với đại dịch Covid-19 suốt hai tháng qua, nhiều nghệ sĩ Việt thể hiện sự hăng hái, tinh thần trách nhiệm khi đăng ký làm tình nguyện viên, tham gia hỗ trợ người dân vùng phong toả, người nghèo gặp khó khăn về lương thực – thực phẩm. Cùng với các hoa hậu, ca sĩ, nhiều nhà mốt Việt cũng đóng góp sức lực với nhiều hoạt động ý nghĩa.
Nhà thiết kế Thuận Việt
Trước tình trạng nguồn lương thực – thực phẩm, nhất là rau xanh khan hiếm, vận chuyển khó khăn vì giãn cách xã hội, nhà thiết kế Thuận Việt cùng stylist Long Aodai tham gia nhóm tình nguyện làm tài xế thu gom rau củ quả để gửi đến các bếp ăn của bệnh viện chữa Covid-19.
Sau nhiều lần nhận vận chuyển giúp hàng cứu trợ từ Bến Tre, Long An, nhóm bạn Thuận Việt kêu gọi đóng góp để mua lại các ruộng rau, tự thu hoạch rồi phân phối về những nơi cần. Theo nhà thiết kế, có nhiều chủ ruộng khi biết chuyện đã tặng luôn cả ruộng rau, cũng có người chỉ lấy một khoản tiền tượng trưng. Trong ba tuần của tháng 7, Thuận Việt cùng những người bạn thu hoạch và trao tặng 15 tấn rau muống cho người dân TP HCM.
Suốt quá trình tham gia công tác xã hội, nhà thiết kế Thuận Việt đều tự bỏ tiền tú đi làm xét nghiệm Covid-19 để đảm bảo đủ điều kiện sức khoẻ tham gia cùng nhóm từ thiện. Đồng thời anh không về thăm gia đình trong thời gian dài để phòng chống dịch một cách hiệu quả cho người thân.
Nhà thiết kế Thuận Việt thức khuya, dậy sớm, mặc nắng mưa để thu hoạch rau muống và vận chuyển, tặng cho người dân TP HCM.
Nguyễn Minh Tuấn đăng ký tham gia tình nguyện tại bệnh viện hồi sức Covid-19 – Khoa hồi sức 4A. Đây là khoa chuyên chữa trị cho các bệnh nhân F0 trung bình và nặng. Việc làm của anh thu hút sự quan tâm của bạn bè đồng nghiệp và người mẫu Việt.
Khi tham gia hỗ trợ các y bác sĩ tuyến đầu chống dịch, các tình nguyện viên phải đối mặt với nhiều tình huống khó khăn và đứng trước nguy cơ nhiễm bệnh cao. Do đó, Nguyễn Minh Tuấn đã chuẩn bị lỹ lưỡng về mặt sức khoẻ. Đồng thời anh cho biết, bản thân luôn cẩn thận, kỹ lưỡng để trong quá trình làm việc sẽ hạn chế thấp thấp nguy cơ bị nhiễm bệnh.
Nhà thiết kế trẻ khiến bạn bè nể phục khi chia sẻ về công việc của các tình nguyện viên nơi tuyến đầu chống dịch. Họ sẽ là một công nhân vệ sinh đúng nghĩa, lau chùi, dọn dẹp tất cả rác thải trong bệnh viện. Các tình nguyện viên còn làm trợ lý cho các y bác sĩ, điều dưỡng, quan sát các chỉ số cơ bản như sp02 (Chỉ số đo nồng độ oxy), chỉ số huyết áp,… của bệnh nhân để báo kịp thời cho bác sĩ khi có tình trạng nguy kịch. Bên cạnh đó, tình nguyện viên sẽ đóng vai trò là người thân của bệnh nhân để thay gia đình họ chăm sóc và an ủi trong thời gian họ cô đơn một mình chống chọi lại bệnh tật bên cạnh sự đau đớn, khủng hoảng.
Nguyễn Minh Tuấn chia sẻ: “Ngày nào cũng đứng trước ranh giới sống – chết của nhiều người, tôi thấy quá nhiều thứ. Có những người giàn giụa nước mắt, mê sảng, ân hận về những việc trong quá khứ, nuối tiếc bao điều”. Anh nhắn nhủ mọi người hãy sống chậm lại một chút và hãy yêu thương nhiều hơn.
Bạn bè đồng nghiệp và các người mẫu trẻ đều nể phục lẫn trân trọng sự nhiệt tình, tận tâm của nhà thiết kế Nguyễn Minh Tuấn khi tham gia làm tình nguyện viên.
Nhà thiết kế Lê Thanh Hoà
Vì bận rộn với công việc của một nhà mốt, Lê Thanh Hoà hiếm khi động tay vào chuyện bếp núc. Tuy nhiên, ở mùa dịch này anh lại nhiệt tình tham gia bếp từ thiện của câu lạc bộ Suối mát từ tâm được khởi xướng bởi đạo diễn Hoàng Nhật Nam và “bà trùm hoa hậu” Phạm Kim Dung.
Lê Thanh Hoà chia sẻ: “Để chuẩn bị hàng ngàn suất ăn cho y bác sĩ, công an, dân quân, đoàn thanh niên hay dân cư những nơi phong toả… mọi người phải làm việc luôn tay luôn chân. Có những người phải dậy từ 5h sáng để chuẩn bị. Để kịp tiến độ và giao các suất ăn đúng giờ, mọi người có khi cả ngày không ngưng tay. Nhưng ai cũng nhiệt huyết vì biết việc mình làm đang giúp cho những chiến sĩ tuyến đầu chống dịch có bữa cơm ngon để đủ sức làm nhiệm vụ”.
Video đang HOT
Theo nhà thiết kế, khi tham gia trực tiếp làm việc mới thấy hết tâm tư và tình cảm của tất cả anh chị em tham gia nấu bếp. Mọi người ngày thường dù ở vị trí nào, nghề nghiệp ra sao, dù là hoa hậu, nhà thiết kế, nhiếp ảnh, MC hay chủ doanh nghiệp thì khi đã tới bếp đều làm việc vô cùng nhiệt tình.
Nhà thiết kế Lê Thanh Hoà hăng hái tham gia làm việc tại bếp từ thiện của câu lạc bộ Suối mát từ tâm.
NTK Nguyễn Minh Tuấn tham gia tình nguyện tại bệnh viện hồi sức Covid
Cũng như các anh chị nghệ sĩ khác, NTK Nguyễn Minh Tuấn tham gia tình nguyện tại bệnh viện hồi sức Covid-19, chăm sóc F0.
Những ngày qua có rất đông anh chị em nghệ sĩ tham gia tình nguyện viên chống dịch Covid-19 với nhiều hoạt động khác nhau, mỗi người đều hy vọng có thể đóng góp một chút sức lực để TP.HCM vượt qua giai đoạn khó khăn vì dịch bệnh. Trong đó, câu chuyện nhà thiết kế Nguyễn Minh Tuấn đăng ký tham gia tình nguyện tại bệnh viện hồi sức Covid-19 - khoa hồi sức 4A, khoa chuyên chữa trị cho các bệnh nhân F0 trung bình và nặng được nhiều người trân quý, xúc động.
NTK Nguyễn Minh Tuấn tham gia tình nguyện tại bệnh viện hồi sức Covid-19 - khoa chuyên điều trị F0.
Mới đây, chúng tôi đã có cuộc trò chuyện ngắn cùng với NTK Nguyễn Minh Tuấn nhân lúc anh vừa hoàn thành ca làm trở về chỗ nghỉ.
Điều gì đã khiến anh quyết định tham gia tình nguyện viên và đặc biệt là một công việc khá nguy hiểm?
Tuấn sẽ trả lời câu hỏi này qua bài thơ sau do chính Tuấn và một người bạn đồng hành cùng sáng tác.
"Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời
Con đã được học những vần thơ hay như thế, mẹ ơi!
Nay Đất Nước cần, nhân dân mình khổ
Chỉ bởi vì Covid-19 mọi nơi
Kiếm bó rau, miếng thịt thời nay vậy mà khó
Bao người thất nghiệp, bao nhà túng thiếu
F0, F1, F2,...làm gia đình xa cách mỗi nơi
Nghe tiếng gọi từ con tim thổn thức
Hôm nay, con lên đường đi chiến đấu
Không cần đạn, súng chẳng vác trên vai
Hành trang là tình thương và trí tuệ
Để rồi con tận mắt thấy
Từng hơi thở thoi thóp trên giường bệnh
Họ cũng cần được sống, được về với gia đình thân yêu
Hàng trăm bác sĩ nơi tuyến đầu chống dịch
Cùng đội hậu cần túc trực ngày đêm
Những bạn tình nguyện như con: không màng địa vị thấp cao, bất kể tôn giáo nào
Cống hiến sức mình cho tổ quốc, nhân dân
Các đoàn thiện nguyện khắp nơi: chẳng tiếc bạc tiền, của cải xa hoa
Để đóng góp
Để cứu lấy từng sự sống, duy trì từng nhịp đập nơi tim
Của đồng bào mình, anh em mình đó, mẹ ơi!
Trái tim con sẽ hòa cùng những trái tim khác
Cùng nhau viết tiếp trang sử hào hùng".
Anh quyết định đăng ký tham gia tình nguyện viên vì muốn góp một chút sức lực để chống dịch Covid-19.
Bản thân anh sẽ phải chăm sóc cho các bệnh nhân F0, anh có lường trước những khó khăn hay nguy hiểm khi tham gia?
Tuấn hiểu rất rõ nguy cơ mà mình sẽ gặp phải khi tham gia hỗ trợ các y bác sĩ tuyến đầu chống dịch. Vì thế trước khi đi Tuấn đã lên lịch tập luyện thể thao tại nhà rèn luyện sức khỏe để chiến đấu hết sức mình. Và Tuấn tin rằng với sự kỹ lưỡng, cẩn thận của mình trong quá trình tham gia cũng sẽ hạn chế thấp thấp nguy cơ bị nhiễm bệnh.
Tuấn cũng đã chuẩn bị sẵn tinh thần nếu trong trường hợp xấu nhất là mình sẽ bị F0 rồi. Nhưng không sao. Tuấn vẫn vui vẻ chấp nhận và vượt qua nó vì Tuấn hiểu rằng mình đang làm những điều tốt đẹp cho cuộc đời này.
Những ngày qua công việc của anh như thế nào?
Hiện tại, Tuấn đang tham gia tình nguyện viên tại bệnh viện hồi sức Covid-19 (Bệnh viện ung bướu. Quận 2) - Khoa hồi sức 4A, đây là khoa chữa trị cho các bệnh nhân trung bình và nặng.
Một ngày làm việc thường sẽ chia làm 3 ca: Ca 1: 8h - 15h, ca 2: 15h - 10h, ca 3: 10h - 8h sáng hôm sau Tuấn và các tình nguyện viên sẽ luân phiên nhau trực 3 ca như thế. Trong suốt ca trực phải mặc đồ bảo hộ vì thế sẽ không được ăn và uống trong suốt thời gian làm việc, do trong tình trạng rất nóng, ngộp thở và đau đầu nên rất dễ mất sức khi làm việc.
Tuấn và các tình nguyện viên sẽ đóng ba vai trò: Thứ nhất: sẽ là một công nhân vệ sinh đúng nghĩa, lau chùi, dọn dẹp tất cả rác thải trong bệnh viện. Vì lý do nguy hiểm, rủi ro cao do phải tiếp xúc với các bệnh nhân F0 covid-19 nên tất cả các lao công đều nghỉ việc và không dám làm nữa.
Thứ 2: Trợ lý cho các y bác sĩ, điều dưỡng, quan sát các chỉ số cơ bản như sp02 (Chỉ số đo nồng độ Oxy), chỉ số huyết áp,... của bệnh nhân để báo kịp thời cho bác sĩ khi có tình trạng nguy kịch. Vì mỗi Khoa như thế có đến 60 bệnh nhân nhưng lực lượng y, bác sĩ còn thiếu và họ cũng đã chiến đấu bằng hết khả năng, sức lực của mình rồi. Khi tận mắt chứng kiến các y, bác sĩ giành lấy sự sống cho bệnh nhân từ tay của tử thần, mình thật sự ngưỡng mộ.
Thứ 3: Mình sẽ đóng vai trò là người thân của bệnh nhân để thay gia đình họ chăm sóc và an ủi trong thời gian họ cô đơn một mình chống chọi lại bệnh tật bên cạnh sự đau đớn, khủng hoảng. Từ những công việc nhỏ nhất, có thể bẩn nhất như: Thay tã, lau chùi phân cho bệnh nhân khi họ đi đại tiện, đổ nước tiểu, lau mình, đút cho họ ăn hoặc truyền thức ăn qua ống cho những người hôn mê,... mình cũng phải làm.
Bên cạnh đó, mình cũng chia sẻ, động viên và khích lệ tinh thần để họ vững tin chiến đấu với bệnh tật. Điều mình tưởng chừng rất đơn giản nhưng bây giờ đối với họ hết sức khó khăn đó là: tập thở mỗi bệnh nhân là một câu chuyện, có những người chỉ nằm thoi thóp với hàng đóng dây và máy móc xung quanh mình, chỉ cần nhìn thấy thôi là Tuấn đảm bảo các bạn sẽ không kìm nổi những giọt nước mắt của mình đâu, đôi khi là những câu hỏi mà thật sự Tuấn phải lặng người và không biết phải trả lời họ như thế nào.
Những lời động viên, vỗ về, an ủi tinh thần và xem bệnh nhân như chính cha mẹ của mình để vực dậy tinh thần của họ lúc này là rất quan trọng để họ tiếp tục chiến đấu với bệnh tật. Và sau ca trực khoảng 8 tiếng từ bệnh viện trở về thì việc đầu tiên mà Tuấn và các bạn tình nguyện viên làm đó là giặt đồ bằng tay và tắm rửa lại ngay rồi mới ăn cơm và ngủ ngay 1 giấc để lấy lại sức tiếp tục chiến đấu.
Rất vui và hạnh phúc vì luôn được các anh bên Thành Đoàn, các lãnh đạo quan tâm sát sao về mọi mặt trong quá trình tham gia.
Công việc mỗi ngày sẽ gặp trực tiếp các bệnh nhân F0 và hỗ trợ đội ngũ y bác sĩ tại bệnh viện chăm sóc các bệnh nhân.
Gia đình, bạn bè có phản đối khi anh quyết định chọn công việc khá nguy hiểm?
Khi nghe tin Tuấn đăng ký ba mẹ rất lo lắng nhưng phản đối thì không. Vì ba Tuấn cũng là một thương binh trong chiến tranh, nên chắc có lẽ Tuấn cũng được duy truyền tinh thần yêu nước và đồng cảm trước cái khổ của mọi người từ ba mình. Trước khi đi còn dặn dò Tuấn là "phải giữ gìn sức khoẻ và cố gắng làm việc có khoa học" nữa mà.
Mỗi ngày chứng kiến những bệnh nhân do mình chăm sóc NTK Nguyễn Minh Tuấn đã không ít lần bật khóc vì xúc động.
Á hậu Ngọc Thảo: 'tôi mặc 2 bộ/ngày mới hết đồ mang đi thi Miss Grand' Nàng á hậu cho biết cô đã mang 150 kg hành lý khi sang Thái Lan dự thi Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2020. Ngày 26/2 vừa qua, Nguyễn Lê Ngọc Thảo lên đường sang Thái Lan để tham dự cuộc thi Hoa hậu Hòa bình Quốc tế 2020 . Trao đổi với Zing , người đẹp 21 tuổi cho biết cô...