Ba nhà lãnh đạo trẻ khát khao tạo thay đổi tại Đông Nam Á
Là những gương mặt trẻ trên chính trường, Grace Natalie (Indonesia), Nurul Izzah Anwar (Malaysia) và Thanathorn Juangroongruangkit (Thái Lan) đang góp phần làm thay đổi nền chính trị tại Đông Nam Á. Họ là những gương mặt trẻ nổi bật tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) về ASEAN, đang diễn ra tại Hà Nội.
Grace Natalie, 36 tuổi
Grace Natalie (Ảnh: Reuters)
Tuy nhiên, đảng này có thể không đạt được kỳ vọng, vì số lượng cử tri đi bầu trong tầng lớp trẻ tại Indonesia thường thấp hơn mức trung bình, theo một cuộc khảo sát do Đại học Western Australia tiến hành.Grace Natalie, một cựu nhà báo và người dẫn chương trình truyền hình tin tức, là một trong những đồng sáng lập của đảng Đoàn kết Indonesia (PSI). Cô hiện cũng là nhà lãnh đạo của đảng này. Được mệnh danh là đảng của thế hệ những người sinh ra từ khoảng năm 1980 đến những năm đầu thập niên 2000, PSI là một trong 4 đảng mới thành lập đang hi vọng có thể gây ảnh hưởng tới cuộc tổng tuyển cử tại Indonesia vào năm 2019. Một trong những hi vọng chính của PSI là thu hút sự chú ý của tầng lớp thanh niên tại Indonesia, khi 1/3 số lượng cử tri tại nước này trong độ tuổi từ 17-24. Đáng chú ý, 2/3 trong số 400.000 thành viên của PSI dưới 35 tuổi.
PSI đã quyết tâm làm những điều khác biệt, một cách triệt để. Thay vì thuê các văn phòng có giá đắt đỏ, đảng này làm việc chính tại nhà của các thành viên và nhờ cậy vào các khoản tài trợ và gây quỹ từ công chúng. PSI thậm chí có các cuộc phỏng vấn trực tuyến với các ứng viên tranh cử tiềm năng trên Facebook và Youtube.
“Không đảng nào cho thấy những gì chúng tôi đang làm xét về sự minh bạch”, Natalie nói với hãng tin Reuters.
Nurul Izzah Anwar, 37 tuổi
Video đang HOT
Nurul Izzah Anwar (Ảnh: Reuters)
Nurul Izzah Anwar hiện là một nghị sĩ quốc hội Malaysia và phó chủ tịch đảng Công lý nhân dân (được gọi là Keadilan hay PKR). Cô cũng được dự đoán sẽ trở thành lãnh đạo đảng này.
Có bố và mẹ đều tham gia chính quyền, Anwar có lợi thế về môi trường chính trị và đã gặt hái những thành công lớn. Cô là nhân tố quan trọng trong việc thiết lập Thỏa thuận đối tác xuyên Thái Bình Dương Caucus và Women’s Caucus, một tổ chức chuyên hỗ trợ và khuyến khích phụ nữ tham gia vào đời sống chính trị tại Malaysia.
Trong một cuộc phỏng vấn với báo Star của Malaysia, Anwar nhấn mạnh vấn đề trên: “Chỉ có chưa tới 15% phụ nữ trong quốc hội và con số này không được cải thiện qua các năm. Vì vậy trong đảng Keadilan, chúng tôi đưa ra cam kết rằng 30% phụ nữ tham gia ứng cử và hoạch định chính sách”.
Anwar nhấn mạnh tầm quan trọng của việc mang lại các cơ hội và phát triển các mạng lưới hỗ trợ đúng đắn cho phụ nữ để họ có thể tham gia chính trị.
“Đảm bảo môi trường chính trị là điều rất có lợi cho họ, dù là thông qua các chính sách linh hoạt hay gia tăng các trung tâm chăm sóc trẻ em, vì điều quan trọng nhất về việc trao quyền là quyền lựa chọn”, cô nói.
Ở tuổi 38, Anwar ủng hộ một chương trình cải cách và cam kết thiết lập môi trường báo chí mở và tự do. “Malaysia cần một môi trường báo chí năng động như một lời nhắc nhở hiệu quả với các chính trị gia rằng phải luôn luôn hành động đúng”, cô nói.
Thanathorn Juangroongruangkit, 40 tuổi
Thanathorn Juangroongruangkit (Ảnh: Reuters)
Thanathorn Juangroongruangkit được so sánh với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và Thủ tướng Canada Justin Trudeau nhưng cựu CEO ngành chế tạo này trẻ hơn họ. Hồi đầu năm nay, anh đã thành lập một đảng chính trị mới mang tên “Hướng tới Tương lai” và anh cũng mong muốn thu hút lá phiếu của các cử tri trẻ.
Theo một tuyên bố của đảng được đưa ra hồi đầu năm nay, “Thái Lan đã vướng vào mâu thuẫn chính trị kéo dài suốt hơn 1 thập niên qua, gây ra những tổn thất to lớn về xã hội và kinh tế. Sự phân cực chính trị đã cản trở tham vấn và đối thoại…”.
“Tất cả các bên cần xích lại gần nhau và suy nghĩ”, Thanathorn nói trong cuộc phỏng vấn với báo Khao Sod của Thái Lan. “Chúng ta phải hàn gắn các vết thương của tất cả các bên”.
Gần đây, Thanathorn đã bị cáo buộc bóp méo sự thật trong một video được đăng tải trên Facebook, tội danh có thể đối mặt mức án 5 năm tù. Điều này chứng tỏ những thách thức mà đảng mới của anh có thể gặp phải trong việc tuân thủ hệ thống bầu cử và luật pháp của Thái Lan.
An Bình
Theo Dantri/ Wefforum
Công bố danh sách 80 start-up dự Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN tại Việt Nam
Một số doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đáng chú ý nhất trong khu vực ASEAN sẽ lần đầu góp mặt tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN 2018 (WEF ASEAN) tại Hà Nội từ ngày 11-13.9.
Danh sách 80 start-up dự Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới về ASEAN 2018 được công bố. Ảnh: Reuters.
Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới, gần 300 start-up khắp Đông Nam Á đã đăng ký tham gia sự kiện này. Trong đó, hội đồng tuyển chọn chọn được 80 start-up tham gia sự kiện này (danh sách toàn bộ các start-up dự Hội nghị WEF ASEAN 2018 tại đây). Trong đó có các start-up accelerator (tăng tốc khởi nghiệp), các quỹ đầu tư mạo hiểm, các chuyên gia công nghệ và các nhà lãnh đạo truyền thông.
Các start-up được lựa chọn đến từ khắp khu vực và là đại diện trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ các dịch vụ tài chính, logistics và thương mại điện tử đến nông nghiệp, truyền thông và chăm sóc sức khỏe.
Các sản phẩm và dịch vụ các start-up đang phát triển có phạm vi từ các loại phân bón thông minh có thể giảm phát thải nitơ oxit (N2O - một loại khí nhà kính có tác động mạnh) cho tới các hình thức mới trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.
"Chúng tôi kỳ vọng các start-up có đóng góp quan trọng để tạo ra các cuộc tranh luận tại hội nghị về tác động và quá trình các công nghệ mới và các mô hình kinh doanh dựa trên công nghệ thay thế. Chúng tôi tin rằng họ sẽ làm phong phú thêm các cuộc thảo luận quan trọng về cách thức nâng cấp hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và thúc đẩy tinh thần doanh nghiệp" - ông Justin Wood - Giám đốc Châu Á - Thái Bình Dương và thành viên của Ủy ban điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới cho biết.
Theo ông, đây cũng là dịp để các start-up kết nối với 1.000 đại biểu tham dự Hội nghị WEF ASEAN 2018 trong đó có 90 Bộ trưởng chính phủ và 600 lãnh đạo doanh nghiệp.
Trong cuộc họp, các start-up sẽ tham gia toàn bộ các chương trình chính thức cũng như có các chương trình dành riêng để thảo luận về các vấn đề quan trọng mà các doanh nghiệp phải đối mặt, từ tìm kiếm nguồn đầu tư cho tới việc vươn tới quy mô khu vực với nguồn lực nhất định.
Đặc biệt sẽ có một "Inovation Hub" (không gian sáng tạo) dành riêng cho các start-up chia sẻ những câu chuyện của họ. Khi cuộc họp kết thúc, diễn đàn hy vọng sẽ thiết lập một cộng đồng bền vững để hỗ trợ sự tăng trưởng và phát triển của các start-up.
"Chủ đề của Hội nghị là: "ASEAN 4.0: Tinh thần doanh nghiệp và Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư" phản ánh sự đổi mới và chuyển đổi đáng kể đang diễn ra khắp Đông Nam Á. Một trong những phản ứng quan trọng để đáp lại những thách thức của đổi mới công nghệ là tinh thần doanh nghiệp. Chính nhờ đổi mới mà trong khu vực sẽ phát triển các công ty, định hình các chính sách và xây dựng các hệ thống kinh tế của tương lai" - ông Justin Wood nhấn mạnh.
HẢI ANH
Theo Laodong
Tận dụng xung lực cách mạng 4.0 để quan hệ Việt Hàn thành công hơn nữa Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam Kim Do-hyon bày tỏ kỳ vọng "Korea Night" sẽ là sự kiện có ý nghĩa cho thấy Hàn Quốc - Việt Nam có thể tận dụng xung lực của thời kỳ chuyển giao là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để xây dựng mối quan hệ đối tác hợp tác giữa hai nước thành công hơn...