Bà Nguyễn Thị Hồng: Hệ thống TCTD đã tránh được nguy cơ đổ vỡ
Theo ông Kiyoshi Nishimura, thời kỳ này không còn là thời kỳ dễ kiếm tiền nữa, trong tình hình lãi suất như hiện tại, Việt Nam còn rất nhiều dư địa để cải thiện thị trường trái phiếu công ty.
Tại Diễn đàn đầu tư toàn cầu, chủ đề phát triển các thị trường vốn, đại diện UBCK nhà nước, Ngân hàng nhà nước, Techcombank và đại diện Credit Guarantee&Investment Facility đã có trao đổi về việc phát triển thị trường vốn tại Việt Nam.
Theo bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Thống đốc NHNN, với vai trò cơ quan điều hành chính sách tiền tệ, thời gian qua NHNN đã có các đóng góp quan trọng vào việc kiểm soát lạm phát ở mức thấp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế trên 6,5%, mặt bằng lãi suất giảm, tỷ giá ổn định, dự trữ ngoại hối tăng cao, Đây là điểm quan trọng để các tổ chức quốc tế nâng cao xếp hạng tín nhiệm của Việt Nam.
NHNN cho rằng ổn định vĩ mô là mục tiêu quan trọng và thời gian tới NHNN kiên định với mục tiêu Nghị quyết 11, chủ động dẫn dắt thị trường và có các giải pháp ổn định vĩ mô.
Video đang HOT
Về tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng, NH đã xây dựng và trình Chính phủ đề án tái cơ cấu TCTD đã đưa ra lộ trình rõ ràng, và NHNN đã theo đúng lộ trình. Kết quả trong 4 năm triển khai đến nay hệ thống TCTD đã tránh được nguy cơ đổ vỡ và việc quản trị rủi ro, quản trị hoạt động, thị trường tiền tệ và ngoại hối đã có cải thiện.
Theo bà Hồng, với quy định hiện nay Chính phủ cho phép NĐT nước ngoài tham gia vào các NH Việt Nam, nhà đầu tư chiến lược tối đa 20%, sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài là 30%. Hiện nay NHNN đang triển khai quá trình tái cơ cấu các tổ chức tín dụng yếu kém, trong trường hợp này Chính phủ cho sở hữu cổ phần cao hơn.
Theo ông Kiyoshi Nishimura, Tổng giám đốc Credit Guarantee&Investment Facility thời kỳ này không còn là thời kỳ dễ kiếm tiền nữa, trong tình hình lãi suất như hiện tại, Việt Nam còn rất nhiều dư địa để cải thiện thị trường trái phiếu công ty.
Theo bà Nguyễn Thị Hồng, thị trường trái phiếu là lĩnh vực cần được quan tâm và phát triển. Thị trường trái phiếu công ty rất nhỏ chiếm 1,3% GDP, nhu cầu vốn hiện nay chủ yếu dựa vào ngân hàng, trong khi ngân hàng phải cân đối nhu cầu vốn ngắn hạn, trong khi thị trường trái phiếu lại chưa phát triển như tiềm năng. Trong quá trình khuyến nghị chính sách NHNN mong muốn trong quá trình khuyến nghị phát triển thị trường trái phiếu để hệ thống ngân hàng chỉ cần đảm đương nguồn vốn ngắn hạn.
Theo Vinanet
Ả Rập Xê Út bắt đầu chật vật vì thiếu tiền
Vừa rút đến 70 tỉ USD trong các quỹ đầu tư toàn cầu để giảm thiểu thâm hụt ngân sách, quốc gia giàu dầu thô Ả Rập Xê Út vừa có dấu hiệu đầu tiên cho thấy họ đang phải chật vật đối phó với tác động từ những thùng dầu giá rẻ.
Bộ trưởng Tài chính Ả Rập Xê Út Ibrahim al-Assa - Ảnh: Reuters
CNBC và Business Insider dẫn số liệu từ hãng dịch vụ thông tin tài chính Insight Discovery cho hay Ả Rập Xê Út - quốc gia có tiếng nói lớn nhất trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) - phải rút từ 50 tỉ USD đến 70 tỉ USD từ các quỹ đầu tư toàn cầu trong vòng 6 tháng qua. Dự trữ ngoại hối của Cơ quan Quản lý tiền tệ Ả Rập Xê Út (SAMA) giảm gần 73 tỉ USD kể từ khi giá dầu lao dốc.
Dầu khí chiếm đến 80% nguồn thu ngân sách và 45% tổng sảm phẩm quốc nội của quốc gia Trung Đông. Vì thế, giá dầu giảm tác động không nhỏ đến nền kinh tế, đặc biệt trong bối cảnh chi tiêu của nước này không hề giảm đi. Từ chỗ 100 USD/thùng vào hè năm ngoái, dầu thô hiện được giao dịch ở mức khoảng 45,32 USD/thùng hiện nay.
Việc rút tiền ồ ạt diễn ra để Ả Rập Xê Út có thể duy trì nền kinh tế, giảm thâm hụt ngân sách và tiếp tục hỗ trợ cho chiến dịch quân sự đang diễn ra tại Yemen.
Về phía các quỹ đầu tư, một giám đốc quỹ cho biết: "Đúng là ngày thứ 2 đen tối của chúng tôi", khi nói về lượng tài sản khủng đã bị Ả Rập Xê Út rút về tuần trước.
Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) trong tháng này có dự báo rằng thâm hụt ngân sách của Ả Rập Xê Út có thể lên đến 20% GDP.
Với vị thế một nhà sản xuất có ảnh hưởng, Ả Rập Xê Út có khả năng tự điều chỉnh giá dầu. Nếu muốn, họ hoàn toàn có thể đẩy giá dầu đi lên bằng cách cắt giảm "trận lụt vàng đen", vốn được cho là vào khoảng 10,564 triệu thùng/ngày hồi tháng 6 vừa qua.
Dù thế, quốc gia Trung Đông vẫn muốn tiếp tục cuộc chiến thị phần với các đối thủ của họ. Sản lượng dầu thô của Mỹ đã giảm đi và Ả Rập Xê Út sẵn sàng trải qua một nỗi đau tài chính ngắn hạn để có thể nắm nhiều phần trăm của thị trường dầu mỏ thế giới hơn trong tương lai.
Thu Thảo
Theo Thanhnien
Cuộc chiến hao tốn chưa có tiền lệ của Trung Quốc Sự sáng tạo vượt mọi khuôn khổ để giải cứu TTCK là chưa từng có tiền lệ đã làm hao tốn ngân khố Trung Quốc hàng trăm tỷ USD. Nhưng dường như càng chi nhiều tiền, Trung Quốc càng làm thế giới bất an. Sáng tạo chưa có tiền lệ Cục Quản lý Ngoại hối Nhà nước Trung Quốc (SAFE) cho biết, dự...