Bà Nguyễn Thanh Phượng: Chứng khoán Bản Việt không chấp nhận rủi ro
Chủ tịch HĐQT Chứng khoán Bản Việt nhấn mạnh “rủi ro luôn có nhưng chiến lược công ty là không chấp nhận rủi ro” khi nói về hoạt động đầu tư tự doanh
Chia sẻ với nhà đầu tư tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2020 của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản Việt chiều 25/6, Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thanh Phượng khẳng định doanh nghiệp không đặt nặng hoạt động đầu tư cổ phiếu niêm yết vì không muốn cạnh tranh với chính khách hàng của mình.
Về mức độ chấp nhận rủi ro trong hoạt động tự doanh, bà Phượng nhấn mạnh: “Rủi ro luôn luôn có nhưng chiến lược công ty là không chấp nhận rủi ro”.
Với định hướng cho hoạt động môi giới, Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt Tô Hải cho biết công ty phải theo luật chơi của thị trường và đang chủ động tìm kiếm những nguồn vốn quốc tế với chi phí thấp, kỳ hạn ngắn hơn, phù hợp với chu kỳ cho vay margin.
Trong hoạt động kinh doanh chính còn lại là ngân hàng đầu tư, Chứng khoán Bản Việt sẽ tập trung vào những ngành tăng trưởng tốt, điển hình là hàng tiêu dùng. Ông Hải đánh giá lĩnh vực hàng tiêu dùng tại Việt Nam đang phát triển ổn định với mức tăng trưởng khoảng 10%/năm.
Trong cơ cấu doanh thu năm 2020, Tổng giám đốc Chứng khoán Bản Việt cho biết đóng góp của các mảng môi giới, tự doanh và ngân hàng đầu tư sẽ theo tỷ lệ lần lượt 4:4:2 trong khi các năm trước là 4:2:4. Năm nay, doanh thu từ hoạt động ngân hàng đầu tư dự kiến sụt giảm mạnh.
Chủ tịch HĐQT Nguyễn Thanh Phượng và CEO Tô Hải làm chủ tọa đại hội cổ đông của Chứng khoán Bản Việt. Ảnh: VĐ.
Chứng khoán Bản Việt năm 2020 đặt mục tiêu doanh thu 1.390 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 550 tỷ đồng. So với kết quả thực hiện 2019, kế hoạch doanh thu giảm 10% trong khi lợi nhuân giảm 36%.
Kế hoạch kinh doanh của công ty được xây dựng dựa trên kịch bản VN-Index sẽ dao động trong vùng 800-850 điểm đến cuối năm. Tuy nhiên, CEO Tô Hải nhấn mạnh việc dự đoán về thị trường chứng khoán những tháng còn lại năm 2020 là việc “thầy bói cũng rất khó”. Diễn biến thị trường nằm ngoài dự báo của tất cả chuyên gia với dịch Covid-19.
Video đang HOT
Chia sẻ về tình hình kinh doanh ước tính của quý II, ông Hải cho biết Chứng khoán Bản Việt sau 6 tháng đầu năm dự kiến đạt lợi nhuận từ 300 tỷ trở lên. Ông khẳng định kế hoạch lợi nhuận 550 tỷ đồng không khó hoàn thành và nhiều khả năng công ty sẽ đạt được.
Trong 3 năm tới, Chứng khoán Bản Việt đặt mục tiêu tăng gấp đôi vốn chủ sở hữu với kế hoạch lợi nhuận khoảng 3.500 tỷ đồng cho toàn bộ giai đoạn 2021-2023.
Năm nay, Chủ tịch Nguyễn Thanh Phượng cùng các thành viên HĐQT của Chứng khoán Bản Việt tiếp tục không nhận thù lao. Ban giám đốc công ty cũng không nhận thưởng.
Sau khi ông Nguyễn Quang Bảo rút khỏi HĐQT, đại hội cổ đông Chứng khoán Bản Việt đã bầu 2 nhân sự mới làm thành viên HĐQT công ty gồm ông Nguyễn Lân Trung Anh và ông Lê Phạm Ngọc Phương. Ông Trung Anh hiện giữ vị trí tổng giám đốc Phoenix Holdings còn ông Phương đang là phó tổng giám đốc Lothamilk.
Chứng khoán ngày 22/6: Cổ phiếu nào được khuyến nghị phiên đầu tuần?
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 22/6.
Ngưỡng hỗ trợ của VIC nằm tại mốc 94.000 đồng/cp
CTCK Ngân hàng BIDV (BSC): VIC đang ở trong quá trình vận động đi ngang trong khu vực 90.000-98.000 đồng/cp sau khi đã có sự hồi phục từ cuối tháng 3. Thanh khoản cổ phiếu những phiên gần đây vẫn duy trì giá trị tốt và ổn định.
Phiên 19/6, sự hưng phấn đã đẩy giá cổ phiếu tăng kịch trần. Các chỉ báo kỹ thuật hiện đang chưa có được sự đồng nhất về trạng thái. Chỉ báo động lượng RSI vừa vượt lên trên giá trị 50 nên cổ phiếu có thể giữ được sự tích cực trong ngắn hạn.
Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của VIC nằm tại mốc 94.000 đồng/cp. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại ngưỡng 100.000 đồng/cp, cắt lỗ nếu vùng giá 88.000-89.000 đồng/cp bị xuyên thủng.
Khuyến nghị khả quan cho GEX với giá 20.100 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC) : Ban lãnh đạo GEX tỏ ra thận trọng về kế hoạch lợi nhuận 2020. Ngoài ra, Bộ Xây dựng cũng bày tỏ quyết tâm thoái vốn 38% cổ phần hiện đang nắm giữ còn lại tại VGC.
Cổ đông thông qua kế hoạch của ban lãnh đạo cho năm 2020, với doanh thu đạt 8,3 nghìn tỷ đồng (-18,2% YoY) và LNTT đạt 750 tỷ đồng (-22,7% YoY). Ban lãnh đạo đặt kế hoạch lợi nhuận thấp cho năm 2020 trong bối cảnh lo ngại tình hình kéo dài của dịch COVID-19.
Liên quan đến mảng vật liệu xây dựng, công ty tin rằng mảng này sẽ chịu tác động đáng kể do nhu cầu thấp hơn và thị trường BĐS trầm lắng.
Trong mảng KCN, công ty xác nhân rằng dù Việt Nam sẽ hưởng lợi từ dòng vốn FDI mạnh mẽ trong dài hạn, dịch COVID-19 đã tạo ra các tác động trong ngắn hạn và dẫn đến tiến độ bàn giao đất chậm hơn cũng như các khách hàng cũng gặp khó khăn khi đến tham quan dự án trước khi thương thảo hợp đồng thuê.
LNTT trong 5 tháng 2020 phần lớn phù hợp với kế hoạch của công ty. Ban lãnh đạo cho biết LNTT 5 tháng 2020 đạt 343 tỷ đồng - tương ứng với 46% kế hoạch của công ty và chiếm 38,8% dự phóng cả năm.
Tuy nhiên, VCSC chưa ghi nhận thay đổi đáng kể cho dự báo 2020 khi kỳ vọng 6 tháng cuối năm sẽ có kết quả tích cực hơn khi VGC đã cho thuê 110ha trong 160ha theo kế hoạch 2020 trong 6 tháng đầu năm.
ĐHCĐ thông qua cổ tức tiền mặt năm tài chính 2019 là 1.100 đồng/cp (lợi suất cổ tức 5,5%) và đề xuất cổ tức tiền mặt 2020 là 1.050 đồng/CP (lợi suất cổ tức 5,3%).
Bộ Xây dựng kỳ vọng thoái vốn toàn bộ khỏi 38,6% cổ phần hiện tại trong quý 4/2020. Bộ Xây dựng nhấn mạnh rằng 1) đã hoàn tất phương án cổ phần hóa VGC và 2) Bộ này - không phả Tổng CT Đầu tư Vốn Nhà nước (SCIC) - sẽ chịu trách nhiệm cho quá trình thoái vốn nhằm đẩy nhanh tiến độ.
Ngoài ra, Bộ Xây dựng hiện đang chuẩn bị trình kế hoạch thoái vốn chi tiết cho Thủ tướng Chính phủ dựa theo báo cáo tài chính 6 tháng 2020 để quyết định giá trị hợp lý cho VGC. Bộ Xây dựng kỳ vọng quá trình thoái vốn sẽ được thực hiện trong tháng 11 hoặc 12.
Công ty công bố kế hoạch đầu tư lớn trong mảng cho thuê KCN. Công ty đặt kế hoạch đẩy nhanh tiến độ đầu tư trung bình khoảng 2,1 nghìn tỷ đồng/năm trong giai đoạn 2020-2022 nhằm tiếp tục có thêm 3.000-4.000 ha đất KCN - gần gấp đôi so với quỹ đất hiện tại.
VCSC hiện chưa ghi nhận quỹ đất bổ sung này vào dự báo và chờ đợi thêm các thông tin chi tiết về tình trạng pháp lý và thời gian thực hiện.
Ngoài ra, công ty cũng trả lời các lo ngại của cổ đông về tình hình cạnh tranh trong mảng này khi nhiều công ty mới đã tham gia vào thị trường KCN. Ban lãnh đạo cho biết nhờ 20 năm kinh nghiệm trong ngành và tên tuổi uy tín, các KCN của VGC sẽ là lựa chọn tốt nhất cho các NĐT nước ngoài.
VCSC hiện đang có khuyến nghị khả quan dành cho GEX với giá mục tiêu 20.100 đồng/cp, tương ứng với tổng mức sinh lời dự phòng 18,2%, bao gồm lợi suất cổ tức 0,0%.
Khuyến nghị khả quan cho SAB với giá 190.000 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC) :Trong tài liệu ĐHCĐ, SAB đặt kế hoạch kinh doanh 2020 bao gồm doanh thu 23,8 ngàn tỷ đồng (giảm 37% so với cùng kỳ/YoY) và LNST (trước lợi ích cổ đông thiểu số) 3.252 tỷ đồng (-39% YoY).
VCSC cho rằng kế hoạch kinh doanh này thể hiện sự thận trọng của ban lãnh đạo về tác động của Thông Tư 100 liên quan đến điều khiển phương tiện giao thông sau khi uống rượu, bia cũng như tác động của dịch COVID-19 lên sức tiêu thụ bia trong nước.
Mục tiêu doanh thu và LNST 2020 của SAB tương đương 86% và 75% dự phóng. Dự phóng của VCSC lạc quan hơn do kỳ vọng tình hình kinh doanh của SAB trong Q2-Q4 2020 sẽ cải thiện so với Q1 2020 nhờ việc Việt Nam đã kiểm soát thành công dịch COVID-19 cũng như kỳ vọng của chúng tôi về việc các bên tham gia thị trường bia sẽ dần thích nghi với Thông Tư 100. VCSC lưu ý rằng trong Q1 2020, doanh thu và LNST của SAB giảm lần lượt 47% và 44% YoY.
Trong khi đó, SAB dự kiến chia cổ tức tiền mặt 3.500 đồng/cổ phiếu (lợi suất cổ tức 2,1%) cho mỗi năm tài chính 2019 (đã trả) và 2020. Mức chi trả này là thấp hơn dự phóng 5.000 đồng/cổ phiếu đã giả định rằng SAB sẽ duy trì mức chi trả giống như năm tài chính 2018.
VCSC hiện có khuyến nghị khả quan dành cho SAB với giá mục tiêu 190.000 đồng/cp, tương đương tổng mức sinh lời kỳ vọng 16,4%, đã bao gồm 2,1% lợi suất cổ tức.
Tiền chảy mạnh vào chứng quyền Nhiều mã chứng quyền có bảo đảm (CW) đang giao dịch sôi động trở lại và có mức sinh lời khá. Ấn tượng nhất là CW dựa trên chứng khoán cơ sở là HPG, đã tăng giá 480% từ đầu tháng 5 đến nay. Kết phiên 19/5, CW dựa trên chứng khoán cơ sở là VPB và HPG có thanh khoản tốt nhất,...