Ba nguyên tắc thị tẩm khắt khe của phi tần trong hậu cung: Nguyên nhân là đây!
Các phi tần trong hậu cung để có được cơ hội thị tẩm đã phải dùng mọi thủ đoạn để đấu tranh.
Trong hậu cung có hàng vạn những cung nữ, phi tần xinh đẹp, mà hoàng đế lại chỉ có một. Vì vậy, ai cũng muốn giành cơ hội để được hoàng đế thị tẩm.
Phi tần nào được chọn thị tẩm sẽ giành được sự sủng ái của hoàng đế. Cuộc sống trong hậu cung của người đó cũng sẽ không phải lo lắng gì, được sống trong vinh hoa phú quý. Đặc biệt, nếu phi tần đó mang thai con của hoàng đế thì chức vị sẽ được tăng cao và sống trong cung không phải nhìn sắc mặt ai.
Để có được cơ hội thị tẩm khó khăn là vậy, nhưng việc thực hiện các bước cho việc thị tẩm của các phi tần cũng không hề dễ dàng và thậm chí là vô cùng nghiêm ngặt. Hoàng cung là nơi có nhiều quy định nghiêm khắc. Các phi tần có hầu hạ hoàng đế thì cũng cần phải tuân theo các bước quy định. Thông qua những bộ phim cổ trang Trung Quốc, chúng ta cũng có thể thấy được việc họ tái hiện phần nào những quy định này.
Ba quy định thị tẩm khắt khe của phi tần
Để chuẩn bị cho một lần được thị tẩm, các phi tần cần chuẩn bị theo quy định như sau.
Thứ nhất, trước khi thị tẩm, các phi tần phải cởi bỏ đồ, trang sức trên người rồi đi tắm rửa sạch sẽ. Sau đó, sẽ thực hiện bước quấn người bằng một chiếc chăn bông rồi đợi người của nội vụ phủ đến khiêng phi tần đó đến phòng của hoàng đế.
Thứ hai, đó là trong lúc thị tẩm, các phi tần không được phép phát ra tiếng. Quy tắc này được đặt ra để giữ tôn nghiêm cho hoàng đế. Để thực hiện quy tắc này, hoàng đế còn đặc biệt xây dựng “kính sự phòng”.
Đây là phòng do nhóm thái giám và cung nữ làm việc, chủ yếu là sắp xếp chuyện thị tẩm của hoàng đế với các phi tần. Trong lúc hoàng đế và phi tần thị tẩm thì bên ngoài sẽ có một thái giám canh. Nếu phi tần phát ra tiếng động mà để thái giám nghe được thì thái giám sẽ ngăn lại và phi tần đó không được phép thị tẩm nữa.
Video đang HOT
Thứ ba, sau khi phi tần thị tẩm xong, không được ở lại trong phòng cùng hoàng đế quá lâu. Bởi chỉ có hoàng hậu sau khi thị tẩm xong mới có đặc quyền này. Vì vậy, ngay sau khi hết giờ thị tẩm, thái giám ngoài cửa sẽ hô “hết giờ”. Những phi tần trong tẩm cung sẽ thu dọn để quay về cung của mình.
Hơn nữa, vào mùa đông, thời tiết rất lạnh, phi tần thị tẩm chỉ được quấn một chiếc chăn bông và khiêng qua đường đá xanh trong cung. Dù cơ thể có phải chịu lạnh cũng không được phát ra tiếng.
Điều này cũng đã gây cho các phi tần rất nhiều khó khăn. Nếu trong lúc đợi thị tẩm, phi tần quấn chăn không cẩn thận thì sẽ bị nhiễm lạnh. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và không thể tiếp tục thị tẩm hầu hạ hoàng đế. Hơn nữa, những phi tần này còn có nguy cơ không được phép thị tẩm trong thời gian dài bởi sức khỏe không đảm bảo. Tuy nhiên, những quy tắc đặt ra thì các phi tần bắt buộc phải tuân theo.
Nguyên nhân của những quy đinh khắt khe trong chuyện thị tẩm của phi tần
Nguyên nhân việc thị tẩm được quy định khắt khe như vậy bắt nguồn từ việc xảy ra vào thời hoàng đế Gia Tĩnh (nhà Minh). Đó là sự việc được xảy ra vào năm “Nhâm Dần” nên sử gọi là “ Nhâm Dần cung biến”. Đó là một vụ ám sát gây chấn động. Cụ thể, 16 cung nữ đã xông vào tẩm cung để ám sát hoàng đế Gia Tĩnh vào năm 1542.
Dù vụ ám sát không thành, nhưng sau đó, các quy tắc trong hoàng cung đã được thắt chặt, không chỉ áp dụng đối với các thái giám, nô tì trong cung mà còn với cả hoàng đế và các phi tần.
Ảnh minh họa vụ ám sát hoàng đế Gia Tĩnh.
Tóm lại, có thể thấy, các phi tần chốn thâm cung khi xưa không hề sung sướng như nhiều người vẫn tưởng, bởi lúc nào cũng phải sống trong lo sợ, tranh sủng. Để giành được sự yêu thương của hoàng đế, họ đã phải đánh đổi, hy sinh rất nhiều thứ, thậm chí ngay cả việc thị tẩm cũng không hề đơn giản.
Phí sinh hoạt mỗi năm của phi tần thời xưa là bao nhiêu? Nghe con số thật mà hậu thế 'há hốc mồm'
Vùi lấp cả thanh xuân trong chốn hậu cung, các phi tần nhận được mức "lương" bao nhiêu một năm?
Người xưa thường hay bảo, hậu cung hoàng đế có ba ngàn giai lệ. Dĩ nhiên, đây chỉ là cách nói qua bởi trong lịch sử Trung Quốc không có một vị hoàng đế nào sở hữu nhiều phi tần đến vậy. Tuy nhiên, hoàng đế có đời sống xa hoa, sinh hoạt cá nhân phong phú là điều có thật. Hàng trăm phi tần trong hậu cung đều là thê thiếp của hoàng đế, thế nhưng mỗi người lại có đẳng cấp và hưởng đãi ngộ khác nhau.
Ví như thời Hán Nguyên Đế Lưu Thích, chức vị phi tần cao nhất được gọi là Chiêu nghi. Chiêu nghi hưởng bổng lộc ngang với Thừa tướng, tước vị ngang tước Vương của Chư hầu. Chiêu nghi chỉ dưới mỗi hoàng hậu trong cung và đứng trên 14 cấp bậc phi tần khác.
Hoặc như Tiệp dư sẽ hưởng bổng lộc tương đương với chức Thượng khanh, Khinh nga lại hưởng đãi ngộ ngang Quan nội hầu, Dung hoa tương đương với Đại thượng tạo, Mỹ nhân tương đương với Thiếu thượng tạo. Ngoài ra còn có Bát tử, Sung y, Thất tử, Lương nhân, Trưởng sử... Đãi ngộ dành cho các vị phi tần này tương đương với đãi ngộ dành cho quan viên cùng cấp bậc, tiền lương mỗi năm dao động từ 100 thạch đến 2000 thạch.
Như vậy có thể thấy, tuy các phi tần không được tham dự vào việc triều chính, nhưng họ lại hưởng đãi ngộ không hề thua kém các quan viên trong triều.
Thời Đường Huyền Tông định lại thứ bậc trong cung nên đãi ngộ cho hậu phi cũng thay đổi khá nhiều. Theo ghi chép lịch sử, ba vị phi tần cao nhất chỉ dưới quyền mỗi Hoàng hậu gồm Huệ phi, Lệ phi, Hoa phi sẽ nhận đãi ngộ của Chính nhất phẩm; hưởng đãi ngộ Chính nhị phẩm là các bậc Thục nghi, Đức nghi, Hiền nghi, Thuận nghi, Uyển nghi, Phương nghi. Chính tam phẩm là 4 Mỹ nhân, Chính tứ phẩm là 7 Tài nhân.
Đến thời nhà Thanh, đãi ngộ dành cho hậu phi khá giống những gì chúng ta xem trên màn ảnh nhỏ, các phi tần sẽ được chăm lo theo những cấp độ khác nhau, phụ thuộc vào địa vị và cấp bậc của họ.
Số lượng bạc, quần áo được phát hàng tháng, tiêu chuẩn thức ăn, số lượng nô tài hầu hạ, phòng ốc, đồ trang trí và nghi trượng của mỗi cấp bậc phi tần đều quy định rõ ràng. Cụ thể:
Thái hậu: 20 lượng vàng và 2000 lượng bạc/năm.
Hoàng hậu: 1000 lượng bạc/năm.
Hoàng quý phi: 800 lượng bạc/năm.
Quý phi: 600 lượng bạc/năm
Phi: 300 lượng bạc/năm
Tần: 200 lượng bạc/năm
Quý nhân: 100 lượng bạc/năm
Thường tại: 50 lượng bạc/năm
Đáp ứng: 30 lượng bạc/năm
Nếu quy đổi thành tiền hiện đại theo công thức 1 lượng bạc bằng 200 tệ (trong đó 1 tệ khoảng 3500 Việt Nam đồng), tương đương mỗi năm Hoàng hậu có 200.000 tệ (700 triệu Việt Nam đồng); Hoàng quý phi có 160.000 tệ (560 triệu Việt Nam đồng); Quý phi có 120.000 tệ (420 triệu Việt Nam đồng); Phi có 60.000 tệ (210 triệu Việt Nam đồng); Tần có 40.000 tệ (140 triệu Việt Nam đồng); Quý nhân có 20.000 tệ (70 triệu Việt Nam đồng); Thường tại có 10.000 tệ (36 triệu Việt Nam đồng); Đáp ứng có 6000 tệ (21 triệu Việt Nam đồng). Nói cách khác, cấp bậc càng cao lương bổng càng nhiều, chẳng thế mà các phi tần đều cố gắng nâng cao địa vị của mình để có thể trang trải cuộc sống tốt đẹp hơn.
Làm thế nào để tránh ngủ với hoàng đế trong kỳ kinh nguyệt? Các phi tần phải sử dụng cách này... Thời cổ đại, hàng 3 nghìn mỹ nữ trong cung sống để phụ vụ hoàng đế, mong được hoàng để sủng ái, nếu mang thai rồng con thì quả là vinh hạnh tột bậc, không chỉ hoàng đế để mắt, mà còn phục vụ giường chiếu bất cứ lúc nào hoàng đế muốn, thế nhưng hàng tháng phụ nữ gặp rắc rối nhất...