Bà Nguyễn Phương Hằng được giảm án dù không kháng cáo có đúng luật?
TAND Cấp cao tại TP.HCM giảm cho bà Nguyễn Phương Hằng 3 tháng tù, dù bị cáo này không có kháng cáo.
Điều này có đúng luật hay không?
Mặc dù chấp nhận bản án 3 năm tù giam và đã đi thụ án, nhưng bất ngờ, tại phiên phúc thẩm ngày 4/4, bà Nguyễn Phương Hằng được giảm từ 3 năm tù xuống có 2 năm 9 tháng, giảm 3 tháng tù.
Việc cấp phúc thẩm bất ngờ giảm án cho bà Nguyễn Phương Hằng dù bà này không có kháng cáo, VKS không kháng nghị khiến nhiều người thắc mắc, liệu việc giảm án này có đúng luật hay không?
Trao đổi với P.V VietNamNet, luật sư Trần Đình Dũng (Đoàn luật sư TP.HCM) cho hay, căn cứ Điều 345 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, trong vụ án hình sự, khi xét xử phúc thẩm, ngoài việc xem xét các phần có kháng cáo, các phần có kháng nghị, toà án phúc thẩm còn có thẩm quyền xem xét thêm các phần khác của bản án sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị.
Bà Nguyễn Phương Hằng. Ảnh: SGGP
Vì vậy, dù bà Nguyễn Phương Hằng không kháng cáo về mức án của mình ở bản án sơ thẩm, nhưng xét thấy có một số yếu tố có căn cứ giảm án cho bị cáo và cần thiết thì cấp phúc thẩm xem xét tuyên giảm án. Đây là quyền luật định của HĐXX phúc thẩm, thực hiện khi cần thiết.
Video đang HOT
Như vậy, mặc dù bị cáo không kháng cáo nhưng toà phúc thẩm vẫn có thể giảm án là đúng theo qui định pháp luật. Thẩm quyền cấp phúc thẩm không chỉ nằm trong phạm vi đưa ra tranh tụng tại phiên toà phúc thẩm những vấn đề có kháng cáo kháng nghị, mà còn xem xét toàn diện vụ án để nếu cần thiết sẽ tuyên xử trong bản án phúc thẩm.
Trước đó, tại phiên phúc thẩm dù không có kháng cáo nhưng bà Nguyễn Phương Hằng vẫn xin được giảm án. “Dù bị cáo không kháng án nhưng bị cáo mong HĐXX hãy công tâm. Bị cáo là người vợ tốt, người mẹ tốt, công dân tốt của xã hội. Bị cáo mong HĐXX giảm nhẹ cho bị cáo dù 1 ngày, 1 tháng bị cáo cũng thấy hạnh phúc. Xin tòa hãy cho bị cáo một chút danh dự”, bà Hằng trình bày.
HĐXX nhận định, dù bị cáo Nguyễn Phương Hằng không kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, nhưng bị cáo đã nộp tiền án phí, khắc phục hậu quả nên đề nghị xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo là có căn cứ. Vì vậy, cấp phúc thẩm đã giảm cho bị cáo 3 tháng tù.
Bà Nguyễn Phương Hằng bị bắt tạm giam vào ngày 24/3/2022. Tính đến thời điếm này (6/4/2024) thì bị cáo đã chấp hành án được 2 năm 12 ngày.
Điều bất ngờ trong phiên phúc thẩm vụ án Nguyễn Phương Hằng
Cho rằng mức án 3 năm tù là quá cao nhưng bị cáo Nguyễn Phương Hằng đã không kháng cáo.
Bất ngờ hơn, tại phiên phúc thẩm, dù không thuộc diện xét giảm án, bị cáo vẫn được tòa chấp thuận sửa một phần bản án sơ thẩm, tuyên giảm 3 tháng tù.
Với hành vi lăng mạ, phát ngôn trực tiếp về chuyện bí mật đời tư cá nhân và những nội dung gây ảnh hưởng uy tín, danh dự của nghệ sĩ Hoài Linh, ca sĩ Vy Oanh, bà Đặng Thị Hàn Ni, ca sĩ àm Vĩnh Hưng, ca sĩ Thủy Tiên...bị cáo Nguyễn Phương Hằng đã phải trả giá bằng 3 năm tù ở phiên tòa sơ thẩm (tháng 9/2023).
Bị cáo Hằng khai, lúc đầu không nhận thức được vi phạm vì bị cáo đã livestream một thời gian dài mà không bị nhắc nhở gì, tới khi bị bắt bị cáo mới biết mình đã vi phạm an ninh mạng.
Về lý do lăng mạ các cá nhân trên, bị cáo Hằng cho rằng 'do bị kích động' khi hàng trăm người công kích bị cáo nên thấy bức xúc.
Tại phiên tòa, ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng và ca sỹ Vy Oanh không yêu cầu bồi thường vật chất, chỉ yêu cầu bị cáo xin lỗi công khai tại toà.
Bị cáo Nguyễn Phương Hằng. Ảnh: Nguyễn Huế
Bị cáo Hằng đã từ chối yêu cầu trên và nói: "Một lời xin lỗi không phải là vấn đề, bị cáo nhận thấy bị cáo bị tấn công trước chứ bị cáo không chủ động đi tấn công ai cả. Bị cáo đã bị tạm giam 18 tháng, bị cáo đã trả giá quá đắt rồi".
Khi bị tuyên án 3 năm tù, bà Hằng tỏ ra mất bình tĩnh và suy sụp. Tưởng rằng bà này sẽ kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, nhưng không, bà chấp nhận mức án mà tòa tuyên và nhanh chóng đi thi hành án.
Trong khi đó, các đồng phạm là Đặng Anh Quân, Nguyễn Thị Mai Nhi, Lê Thị Thu Hà, Huỳnh Công Tân đều có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.
Trước phiên phúc thẩm diễn ra, bà Hằng làm đơn xin xét xử vắng mặt nhưng không được tòa chấp nhận. Sau đó, bà Hằng bị di lý từ một trại giam ở Bình Dương - nơi bà đang thi hành án về trại tạm giam T30 (Củ Chi, TP.HCM) để phục vụ công tác xét xử.
Được dẫn giải tới phiên phúc thẩm, bà Hằng tỏ ra vui vẻ, luôn nở nụ cười và ôm chầm lấy 2 nữ nhân viên của mình là Nguyễn Thị Mai Nhi và Lê Thị Thu Hà.
Tại phiên tòa bà Hằng bày tỏ "Sau 2 năm, hôm nay là ngày bị cáo hạnh phúc nhất, bị cáo đứng trước tòa mà không kháng cáo. Hãy cho bị cáo được nói lên lòng mình mà ở phiên sơ thẩm không được nói. Bị cáo có tội nhưng cũng có công. Khi bị cáo ra tòa, các luật sư, tòa án chỉ xoay quanh tội mà không xem xét đến công của bị cáo", bà Nguyễn Phương Hằng nói.
Sau khi luật sư Hồ Nguyên Lễ trình bày về việc, dù bị cáo Nguyễn Phương Hằng, không có kháng cáo, nhưng bị cáo đã nộp đầy đủ án phí và bồi thường về thiệt hại. Theo luật sư, đây là tình tiết giảm nhẹ hình phạt mới.
Vì vậy, luật sư Hồ Nguyên Lễ đề nghị HĐXX áp dụng khoản 3, Điều 157, sửa bản án sơ thẩm, giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo Nguyễn Phương Hằng để bị cáo sớm trở về sum họp với gia đình.
Khi được HĐXX yêu cầu trả lời có hay không việc đã khắc phục hết hậu quả của vụ án, bà Nguyễn Phương Hằng nói: "Dù bị cáo không kháng án nhưng bị cáo mong HĐXX hãy công tâm. Bị cáo là người vợ tốt, người mẹ tốt, công dân tốt của xã hội. Bị cáo mong HĐXX giảm nhẹ cho bị cáo dù 1 ngày, 1 tháng bị cáo cũng thấy hạnh phúc. Xin tòa hãy cho bị cáo một chút danh dự".
Trước đề nghị này của bà Hằng, HĐXX giải thích, chỉ khi bị cáo có kháng cáo thì HĐXX mới xem xét việc giảm án hay không.
Tưởng rằng, với lời giải thích này, bà Hằng sẽ phải tiếp tục thi hành bản án 3 năm tù. Thế nhưng, khi tuyên án, bất ngờ HĐXX nhận định, dù bị cáo Nguyễn Phương Hằng không kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt, nhưng bị cáo đã nộp tiền án phí, khắc phục hậu quả nên đề nghị xem xét giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo là có căn cứ.
Từ đó, HĐXX quyết định giảm một phần hình phạt, từ 3 năm xuống còn 2 năm 9 tháng cho bị cáo Nguyễn Phương Hằng.
Bà Nguyễn Phương Hằng không kháng cáo nhưng vẫn được giảm án Sau 1 ngày xét xử, tối 4/4, TAND Cấp cao tại TP Hồ Chí Minh đã tuyên án phúc thẩm, xem xét kháng cáo của các bị cáo trong vụ án Nguyễn Phương Hằng và đồng phạm về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá...