Ba người đàn bà trong “ngôi nhà không chồng”

Theo dõi VGT trên

Suốt mấy chục năm qua, trong căn nhà nhỏ ấy, 3 chị em ruột không chồng vẫn cố gắng, gồng gánh nhau mưu sinh để tồn tại qua ngày. Cái đói, cái khổ cùng bệnh tật theo thời gian cứ bám riết vào họ khiến cho giọt nước mắt bi thương của những người đàn bà bạc phận

Suốt mấy chục năm qua, trong căn nhà nhỏ ấy, 3 chị em ruột không chồng vẫn cố gắng, gồng gánh nhau mưu sinh để tồn tại qua ngày. Cái đói, cái khổ cùng bệnh tật theo thời gian cứ bám riết vào họ khiến cho giọt nước mắt bi thương của những người đàn bà bạc phận này luôn phải chực trào, tủi phận trước cảnh đời quá nhiều éo le cay đắng…

Nước mắt của 3 chị em ruột không chồng

Dưới cái nắng chói chang rát mặt, chúng tôi lại tìm đến thôn Ngọc Chi, xã Quỳnh Bảo, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình. Nhưng lần này không giống như những lần khác, một cuộc gặp gỡ đã để lại trong tôi nhiều xúc động, nhiều thương cảm.

Ba người đàn bà trong ngôi nhà không chồng - Hình 1

Ba chị em bà Nghiên, bà Út, bà Lịch (từ trái sang) trong căn nhà tuềnh toàng

Ngồi nghỉ chân dưới gốc cây đa làng, uống một ngụm trà đá chúng tôi được nghe bà Thắm, chủ quán nước, kể về tình cảnh éo le, nỗi vất vả của 3 chị em ruột không chồng ở đây: “Mấy chị em bà ấy thì khổ nhất ở xã tôi rồi. Người nọ bám víu vào người kia chú ạ! Ai cũng bệnh tật nan y. Khổ! Yếu đau là vậy nhưng vẫn cứ phải làm lụng kiếm cái ăn, nghĩ mà tội! Ngày qua ngày chị em vẫn bên nhau đùm bọc, chan gắp cho nhau từng cọng rau, muỗng cháo mà sống thôi”.

Theo lời bà Thắm, chúng tôi tìm đến ngôi nhà của 3 bà lão không chồng. Cũng không khó lắm, đến cuối xóm rồi tắt ngang qua cánh đồng là đến được nơi trú ngụ của các bà. Nhìn từ xa, chúng tôi đã thấy bóng dáng hom hem của từng bà một, họ đang đỡ đần dắt díu nhau trong căn nhà nhỏ.

Bà Lưu Thị Nghiên năm nay đã 63 tuổi, là người chị cả, khi thấy khách lạ đến chơi nhà, bà chầm chậm bước ra sân, rồi nở một nụ cười hiền hậu. Giữa bốn bề xóm làng, những rặng cây xà cừ cao lớn tiếng ve sầu đậu trên ngọn kêu inh ỏi cũng không đủ để che lấp đi tiếng rên của người đàn bà với nước da xanh nhợt đang nằm yếu ớt trên giường vì bệnh tật hành hạ. Thấy vậy chúng tôi nhanh nhẹn hỏi, bà Nghiên cất lời: “Kia là Lịch, em gái thứ 2 của tôi. Ngày nào cũng lên cơn sốt rét 2 – 3 lần, lại còn đau tim nữa. Mỗi ngày phải tiêm 4 – 5 mũi thuốc kháng sinh vào người”.

Bà Lưu Thị Lịch (SN 1953), thời trẻ từng tình nguyện tham gia làm công nhân quốc phòng ở Phong Thổ (Lai Châu). Sau trận sốt rét ác tính bà bị mất sức lao động, rồi trở về địa phương. Do giấy tờ bị thất lạc, đến nay bà không được hưởng chế độ gì. Cũng vì bệnh tật, 30 năm qua bà chưa một lần bước chân ra khỏi nhà. Ngày qua ngày bà luôn phải chịu những cơn đau tim hành hạ đến tím tái cả mặt, rồi cả những trận sốt rét gai người không ngừng ” tấn công” âm ỉ vào thân thể gầy còm.

Bà tâm sự với chúng tôi bằng cái giọng yếu ớt, chốc chốc lại nghẹn lại nơi cổ họng: “Các chú đến chơi là quý lắm rồi, còn quà cáp làm gì. Sức khỏe tôi mấy bữa nay cũng yếu hơn nhiều, tim nó đau liên hồi chú ạ”. Nói xong bà thở yếu hơn trước, rồi dồn chút sức lực cố gắng gượng dậy, bà đưa tay lấy ở phía đầu giường ra vỏ một hộp bánh, bên trong có đựng vài ống thuốc kháng sinh và kim tiêm. Chúng tôi thấy bà phải gắng gượng lắm mới điều khiển nổi việc tự tiêm vào bắp tay của mình để “trị bệnh”. Nhìn bà chịu đau, chúng tôi chỉ ước sao được gánh thay phần nào sự đau đớn của bà.

Vì nhà nghèo không có tiền gọi bác sĩ, suốt mấy chục năm qua, một mình bà Lịch ở nhà vẫn tự mình làm như vậy. Lâu dần rồi cũng quen, vì vậy mà trên cánh tay bà giờ nổi đầy những đường gân xanh, nhiều cục u, chi chít mẩn đỏ và những vết sẹo theo thời gian. Khi có người em út ở nhà tiêm giúp, bà bớt đau hơn. Bà sợ hãi nhớ lại về lần đầu khi người em út liều tiêm: “Lần đầu tiên bà ấy chọc bừa làm cong cả mũi kim, không trúng ven, máu tràn ra ngập cả xi-lanh. Tôi đau quá cắn răng chịu đựng, cố gắng không khóc song vẫn không kìm được. Thấy tôi khóc, bà ấy cũng khóc theo” – bà Lịch bật khóc tâm sự.

Video đang HOT

Ba người đàn bà trong ngôi nhà không chồng - Hình 2

Bà Lưu Thị Lịch đang tự tiêm thuốc

Nhà chỉ có 3 chị em gái, mồ côi bố mẹ từ nhỏ, lại mang bệnh tật nên cuộc sống càng túng quẫn. Năm 2005, bà Nghiên bị thiên đầu thống, đi mổ ở bệnh viện tỉnh Thái Bình. Nhưng khi mới mổ mắt được vài ngày, nghe đài báo bão bà lại phải vội vã ra đồng gặt lúa. Đến ngày đi cắt chỉ, nhưng vì chưa gặt xong, sợ bão rụng hết lúa nên bà cố gắng gặt hết.

Thế rồi khi lên viện, bác sĩ cho biết đã quá ngày hẹn nên không thể cắt được. Bà đành ra về “nuôi” sợi chỉ khâu trong mắt. Cho đến một ngày phải nhập viện vì đôi mắt mờ hẳn đi, không còn nhìn được như trước nữa. Năm 2008 may mắn nhờ có sổ bảo hiểm hộ nghèo, bà Nghiên được đi mổ. Nhưng cũng không kết quả mấy, đôi mắt vẫn cứ ngày một mờ, mọi công việc đều cần phải bà Út giúp đỡ.

Đói nghèo, bệnh tật, 3 chị em ôm nhau khóc thương cho phận đời

Trong nhà duy nhất chỉ có bà Lưu Thị Út sức khỏe phần nào khá hơn 2 chị. Năm nay bà 51 tuổi, nhưng ngày ngày vẫn ngược xuôi lo kiếm tiền thuốc thang cho chị. Mang trong người căn bệnh viêm khớp nhưng bà vẫn gắng gượng đảm nhiệm cấy 5 sào ruộng: “Bệnh tình của các chị như vậy, tôi không quản nắng mưa, quần quật làm thuê trên mọi thửa ruộng, phụ hồ, chỉ mong sao kiếm được chút tiền công ít ỏi. Nhớ năm kia nhà cửa dột nát, hôm đấy tôi và bà cả mải đi cấy thuê, bà Lịch ốm đau nằm nhà. Tối về nhìn thấy chị rét run co ro ở trên giường mà xót. Mưa to quá, lại ốm mệt nên không biết chạy đi đâu đành chịu ướt lạnh cả người chú ạ”.

Rồi bà kể về những đêm đông rét buốt, để chống chọi với cái khắc nghiệt của thời tiết, 3 chị em bà vẫn thường xuyên phải lót rơm khô trên giường cho ấm. Lọm khọm xách thùng bột sắn từ phía trong buồng ra, bà Nghiên nhẹ nhàng lấy tay bóp từng nắm bã sắn lấy tinh bột, đợi nắng lên, bà đem số bột ấy phơi khô nấu ăn dần thay cơm cho những ngày sắp tới.

Đang làm việc, nghe tiếng bà Lịch kêu yếu ớt ở trên giường, bà lại hốt hoảng bỏ nắm bã sắn, vội vã chạy vào xoa ngực cho người em để giảm bớt cơn đau tim đang hành hạ. Gần đây bà Lịch lại mắc thêm bệnh suy thận, thế nên bà Út làm vất vả được đồng nào đều chắt chiu mua thuốc dành riêng cho hai người chị, còn bà Lịch thì cố gắng đỡ đần em những công việc nhẹ.

Nhà có mảnh vườn nhỏ, bà Út căng lưới nuôi 3 con gà mái đẻ lấy trứng, thỉnh thoảng cũng cải thiện được bữa ăn. Bữa ăn hằng ngày của 3 chị em vẫn là nước mắm hay lá su hào hàng xóm mang cho, lá su hào bà cắt nhỏ để nấu cháo ăn. Thời gian rảnh rỗi chưa vào vụ, bà dọn dẹp cho các hộ chăn nuôi trong xã hoặc đi bế trẻ thuê. Mỗi lần như thế thù lao kiếm được chừng vài chục ngàn đủ mua thuốc thang.

Bà kể, nhiều hôm nhà hết gạo, ba chị em đói quá không có gì vào bụng. Bà con lối xóm thương tình cho vay một ít, nhưng đến giờ vẫn chưa có mà trả. Chị em bà đành chịu đói, không dám hỏi vay mượn thêm của ai nữa. Ngồi đến quá trưa, 3 bà chỉ có vẻn vẹn một niêu cháo hoa “nguội lạnh” từ lâu, để dành cho bữa ăn chiều. Nhìn thấy thế, chúng tôi không khỏi xót xa.

Cuộc sống lắm gian nan, bà Út tâm sự trong làn nước mắt: “Sức khỏe của tôi giờ không còn được như trước, càng ngày càng yếu, chỉ có thể loanh quanh trong làng kiếm việc. May mà có được góc vườn cằn cỗi để trồng luống rau, luống cỏ sống qua ngày”. Hằng ngày khi nhìn mọi người sum vầy bên mâm cơm cùng con cháu, ba bà lại thèm khát một mái ấm gia đình. Nghĩ đến cuộc đời cô quạnh của mình, đôi ba lần các bà lại ôm nhau khóc, tủi thân cho số phận éo le và cay đắng.

Mọ chia sẻ giúp đỡ xin được gửi vê: Bà Lưu Thị Nghiên, thôn Ngọc Chi, xã Quỳnh Bảo, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.

Theo Dòng đời

Tiếng oan của người xây tháp rùa

Tháp rùa theo thời gian đã từ ngôi đền thờ thổ thần trở thành một di sản văn hóa của Thăng Long, của đất Việt... Nhưng đến tận thời khắc này, người có công xây dựng nên công trình tuyệt phẩm ấy vẫn mang tiếng oan là tay sai cho Pháp...

Người xây tháp Rùa ngày ấy

Những văn bản cổ của Việt Nam (bằng chữ Nôm, chữ Hán) chính sử về việc xây dựng tháp rùa hiện không còn (hoặc không có) bởi đơn giản một điều: Lúc mới ra đời, tháp rùa đặt giữa hồ Hoàn Kiếm chỉ là một gò đất hoang và không mang một giá trị văn hiến, khảo cứu nào. Những tư liệu tin cậy nhất (ghi chép cổ nhất) hầu hết là tiếng Pháp.

Ghi chép cổ nhất tính đến thời điểm này về tháp rùa là của Paul Bourde - phóng viên thường trú Báo Le Temps (tờ báo lớn nhất Thụy Sĩ hiện nay và đã có hơn 200 năm tuổi đời) tại Hà Nội. Trong cuốn "Từ Paris đến Bắc Kỳ" (De Paris au Tonkin - Paris, 1885), Paul Bourde mô tả tháp rùa như sau: "Ở đằng xa trên một hòn đảo có một cái chùa khác mang hình tháp, người xây dựng nó là Ba Kim".

Cuốn "Những ngôi chùa Hà Nội" (Les pagodes de Hanoi - xuất bản năm 1887) của Gustave Dumoutier (1850-1904) viết về tháp rùa: "Bên trong, trên tường sơn tên chữ của viên quan (Ba Kim) đã xây công trình này. Ông ta trước đây 3 năm làm Tri phủ phủ Thường Tín rồi về làm Thương biện phủ Hoài Đức, sau dính vào một vụ chính trị nên năm 1886 bị cách chức và quản thúc ở Hà Nội".

Tiếng oan của người xây tháp rùa - Hình 1

Cái nhìn về người xây dựng tháp Rùa hiện vẫn còn nhiều ẩn khuất.

Trong cuốn "Ở Bắc Kỳ: Ghi chép và kỷ niệm" (Au Tonkin-notes et souvenirs - Hà Nội, 1925) của Bonnal - công sứ đầu tiên ở Hà Nội từ năm 1883 đến năm 1885, có đoạn về tháp rùa: "Được xây dựng cách đây vài năm bởi một người lĩnh trưng thu thuế đánh cá tên là Nguyen Huu Kiem, thường gọi là Ba Ho Kiem".

Cuốn "Bắc Kỳ xưa" (Le vieux Tonkin) của Claude Bourrin (là nhân viên thuế ở Bắc Kỳ từng sống và làm việc ở Hà Nội từ năm 1898) đã tập hợp các bài báo viết về Hà Nội từ năm 1884 đến 1894. Về phần tháp rùa, ông viết: "Tháp Rùa chính tên là Quy son thap được xây năm 1877"... Như vậy, theo các tài liệu trên, tháp rùa được xây năm 1877. Nhưng người xây dựng là Ba Ho Kim (Bá hộ Kim) hay Nguyen Huu Kiem lại là một ẩn số.

Tuy nhiên, nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc đã có tác phẩm nghiên cứu kỹ càng về người xây tháp rùa và làm sáng tỏ ẩn số đó. Phần tháp rùa trong "hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn" của Nguyễn Vinh Phúc khá đầy đủ, từ kiến trúc đến chiều dài, chiều rộng, chiều cao. Ông Phúc đưa ra nhận định rằng Bonnal (Công sứ đầu tiên tại Hà Nội) viết sai chữ Kim thành chữ Kiem (lỗi cơ bản khi chuyển hóa ngôn ngữ từ tiếng Việt sang tiếng Pháp vào đầu thời kỳ Pháp thuộc), như vậy là Nguyễn Hữu Kim chứ không phải Nguyen Huu Kiem.

Trao đổi với chúng tôi, ông cho biết đã được xem gia phả của chi trưởng và gia phả của chi thứ 5 dòng họ Nguyễn Hữu ở làng Cựu Lâu (nay là khu vực Tràng Tiền, Hàng Khay) nên có thêm một số chi tiết mới: Bá Kim tên thật là Nguyễn Hữu Kim (1832-1901), có tên khác là Liên (Nguyễn Hữu Liên), hiệu Chu Ái. Bá Kim là hào mục làng Cựu Lâu được hàm Bá hộ, ông có một cửa hàng bán đồ khảm trai tên là Vĩnh Bảo...

Trả lại cho lịch sử những điều chân thực

Các tác phẩm khảo cứu có giá trị trên đều xuất bản bằng tiếng Pháp, có lẽ thế mà dư luận Việt Nam (nhất là những người quan tâm đến văn hóa Thăng Long) trước đây đều nghiêng theo một quan điểm duy nhất về người xây tháp rùa qua ghi chép của Doãn Kế Thiện. Doãn Kế Thiện (1891-1965) là nhà báo, dịch giả chữ Hán, người nghiên cứu Hà Nội và là nhà Nho hoạt động cách mạng.

Trong cuốn "Cổ tích và thắng cảnh" (NXB Văn hoá, xuất bản năm 1959) của Doãn Kế Thiện, phần về tháp rùa đã viết: "Gò rùa là nơi Chúa Trịnh dựng Tả Vọng đình để làm nơi nghỉ mát trong mùa hè. Một tên tay sai của thực dân Pháp là Bá Kim hay Thương Kim tin thuyết phong thủy nói gò này là kiểu đất "vạn đại công khanh" để chôn hài cốt tiền nhân vào đó con cháu sẽ muôn đời nối nhau làm quan cao chức trọng...

Y dùng riêng một số tay chân làm thợ nề dự định ngay đêm khai móng chờ đến khuya tối giời, đem hài cốt cha mẹ để sẵn trong 2 cái quách nhỏ ngầm chôn xuống giữa gò, rồi lấp kín định hôm sau sẽ xây thành nền tháp cao. Việc y làm rất kín đáo, tưởng không ai biết... nhưng một việc xảy ra không ngờ. Sáng hôm sau, y hớn hở cùng người nhà và thợ nề vừa ra tới gò thì bỗng kêu trời và ngã ra, 2 cái quách gỗ bị quật lên từ lúc nào chỉ còn quách không, 2 bộ hài cốt đều không thấy đâu nữa.

Không thực hiện được âm mưu, nhưng đã hứa với mọi người là xây tháp, không thể bỏ được, y đành phải cắn răng tiếp tục làm cho xong việc. Riêng thực dân Pháp thì thưởng công cho y bằng cách gọi tên tháp ấy là tháp Bá Kim...".

Câu chuyện mang màu sắc hoang đường nhưng cực kỳ hợp lý trong thời điểm đả tư sản, địa chủ, phong kiến hồi ấy đã có những điểm mâu thuẫn mà nhiều người không nhận ra. Thứ nhất, thời điểm năm 1877 (năm Nguyễn Hữu Kim xây tháp rùa) là lúc Pháp còn chưa đặt nền bảo hộ trên xứ Bắc.

Sau thời điểm xây tháp tới 7 năm, năm 1884, Pháp mới chính thức đặt nền bảo hộ lên xứ Bắc Kỳ và đưa nhân lực sang tiếp quản bộ máy chính quyền, như vậy Nguyễn Hữu Kim không thể là tay sai của thực dân Pháp khi Hà Nội còn dưới quyền cai quản của triều đình Huế được. Cuốn "Những ngôi chùa Hà Nội" (Les pagodes de Hanoi - xuất bản năm 1887) của Gustave Dumoutier đã kể chi tiết về người xây tháp rùa:

"Ông ta trước đây 3 năm làm Tri phủ phủ Thường Tín rồi về làm Thương biện phủ Hoài Đức, sau dính vào một vụ chính trị nên năm 1886 bị cách chức và quản thúc ở Hà Nội".

Cái án chính trị ấy chính là đòn trả thù của thực dân Pháp sau khi lên nắm quyền cai trị nhằm vào Nguyễn Hữu Kim (gia phả dòng họ Nguyễn Hữu làng Cựu Lâu - PV). Năm 1882, thủ thành Hoàng Diệu tử tiết khi Pháp chiếm đóng Hà Nội và để lại đôi dòng chữ chưa đầy trang giấy mà oán hận ngút trời mây: "Thành mất không sao cứu được, thật hổ với nhân sĩ Bắc thành lúc sinh tiền. Thân chết có quản gì, nguyện xin theo Nguyễn Tri Phương xuống đất. Quân vương muôn dặm, huyết lệ đôi hàng".

Lúc đó, Nguyễn Hữu Kim chính là người nằm trong số những "nhân sĩ Bắc thành" tổ chức đám tang cho vị thủ thành "Sinh Quảng Nam - thác Hà Thành" kia, cái án chính trị của ông là vì lẽ thế. Chi tiết về vụ án chính trị của Nguyễn Hữu Kim lại chỉ thể hiện trong gia phả dòng họ, chưa có điều kiện kiểm chứng. Tuy nhiên, một viên quan bị chính phủ bảo hộ cách chức và quản thúc tại Hà Nội thì không thể và không bao giờ làm tay sai cho Pháp được.

Lịch sử có nhiều biến động nhưng sự thực của lịch sử chỉ có một và đã đến lúc cần trả lại sự trong sạch cho người xây tháp rùa. Dù đến tận bây giờ mới nói lại chuyện ấy cũng đã là quá muộn.

Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Dung- nguyên Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội, hậu duệ của cụ Nguyễn Hữu Kim chia sẻ: "Chúng tôi chỉ mong rằng sự thật lịch sử về người xây tháp rùa được đặt lại nguyên vẹn bên hồ Gươm" .

Theo vietbao

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Bão số 7 đổ bộ các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Phú Yên trong đêm nay 11-11
19:54:21 11/11/2024
Ô tô Porsche cháy dữ dội trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng
13:33:37 11/11/2024
Long An: 3 ô tô va chạm liên hoàn trên cầu Bến Lức, quốc lộ 1 ùn ứ
18:04:26 10/11/2024
Tai nạn liên hoàn trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, nhiều ô tô biến dạng
17:40:16 10/11/2024
Chủ động ứng phó bão chồng bão
14:21:17 11/11/2024
Tin bão mới nhất 11/11: 3 bão Yinxing, Toraji, Man-yi đang hoạt động
11:31:09 11/11/2024
Tắm biển, 2 học sinh Đà Nẵng bị sóng cuốn
14:18:11 11/11/2024
Vùng áp thấp tan trên biển Quảng Ngãi - Phú Yên, bão số 8 giật cấp 12
09:32:29 12/11/2024

Tin đang nóng

Chung kết Miss International 2024: Hoa hậu Thanh Thủy của Việt Nam "mạnh" thế nào mà được dự đoán đăng quang?
13:58:24 12/11/2024
Vợ khó sinh chồng nức nở van xin bác sĩ cứu lấy mẹ, nhưng chuyện anh làm sau đó khiến chị vợ chỉ muốn ly hôn
10:48:33 12/11/2024
Hoa hậu Kỳ Duyên photoshop quá đà, móp méo cả đồ vật
13:54:00 12/11/2024
Vì nhân tình chồng đuổi vợ bầu ra khỏi nhà lúc nửa đêm, cô vợ khiến anh chồng ngã ngửa sau 6 năm gặp lại
10:13:41 12/11/2024
Tôi giật bắn người khi nhận được tin nhắn của người lạ với nội dung: 'Vợ anh ngoại tình với sếp, ở bên cạnh vợ mà có mắt như mù'
10:34:02 12/11/2024
Thua trận Chung kết năm Olympia nhưng khán giả đều nhận định: Đây là 1 trong những thí sinh... "lãi" nhất chương trình!
11:31:14 12/11/2024
Cô dâu sốc nặng khi đám cưới 'vắng như chùa Bà Đanh'
13:21:55 12/11/2024
Giá vàng cắm đầu lao dốc, chuyên gia nói không phải chỉ do Trump
12:39:23 12/11/2024

Tin mới nhất

Em trai An Tây cầu cứu CĐM thay chị, hứa sẽ trả phí, ẩn tình phía sau bất ngờ?

16:07:55 12/11/2024
Là người luôn xuất hiện tấu hài cùng chị gái An Tây viral trên MXH, nên khi hay tin An Tây bị bắt vì dương tính với bột mịn . CĐM liền đổ dồn sự tò mò và chú ý về phía Tây Ba Lô - tức em trai An Tây. Sau thời gian im lặng, anh đã có độn...

Tìm thấy thi thể trẻ bị đuối nước trên bãi tắm Sao Biển

13:20:09 12/11/2024
Những ngày qua, ảnh hưởng của bão số 7 khiến biển động, sóng lớn, bãi tắm Sao Biển đã treo bảng cấm tắm, thường xuyên nhắc nhở người dân, du khách không được tắm biển.

Bình Định: Chủ động ứng phó với mưa lớn

13:16:38 12/11/2024
Đơn vị chức năng triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn các hồ chứa nước và hạ du; chủ động vận hành hồ chứa đảm bảo dung tích đón lũ theo quy định; bố trí lực lượng thường trực để vận hành điều tiết và sẵn sàng xử lý các tình huống c...

Bão số 8 di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, gió giật cấp 12 ở Bắc Biển Đông

13:10:36 12/11/2024
Từ đêm 13/11, mưa lớn kết thúc ở khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên; trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh. Cấp độ rủi ro thiên tai do mưa lớn, lốc, sét cấp 1.

Vụ tai nạn giữa 3 xe máy làm 2 học sinh tử vong: Chưa ai có bằng lái xe

09:36:54 12/11/2024
Theo Công an Hà Nội, vụ tai nạn giữa 3 xe máy tại đường Ỷ Lan (Gia Lâm, Hà Nội) đã làm 2 người chết và 4 người bị thương. Các nạn nhân đều là học sinh và chưa ai có bằng lái xe.

Cảnh báo gió mạnh, sóng lớn và mưa dông trên biển

20:03:28 11/11/2024
Cấp độ rủi ro thiên tai do gió mạnh trên biển: cấp 2; Riêng khu vực Bắc Biển Đông (bao gồm vùng biển quần đảo Hoàng Sa) và vùng biển ngoài khơi từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định: cấp 3.

Đi tắm sông cùng bạn, bé trai 12 tuổi đuối nước tử vong

10:44:57 11/11/2024
Sau khi tắm sông khoảng 20 phút, bé trai 12 tuổi bị đuối nước mất tích. Thi thể nạn nhân được phát hiện cách hiện trường 30m

Đã đưa xác máy bay Yak-130 ra khỏi hiện trường

18:00:10 10/11/2024
Đồng thời cắt cử lực lượng bảo vệ nghiêm ngặt hiện trường để thu dọn, tháo dỡ các bộ phận máy bay cũng như mảnh vỡ di chuyển về phục vụ công tác điều tra.

Bão Toraji tăng cấp, giật tới cấp 16 và đang tiến nhanh vào Biển Đông

17:55:28 10/11/2024
Bão Toraji hiện đã tăng thêm 1 cấp - mạnh cấp 11, giật cấp 13 đang di chuyển với tốc độ nhanh, hướng vào Biển Đông

TP Hồ Chí Minh: Cháy nhà trong hẻm khiến một người tử vong

16:15:19 10/11/2024
Theo thông tin ban đầu, những người mắc kẹt được đưa vào bệnh viên sơ cứu đã ổn định sức khỏe. Tuy nhiên, cụ bà trên 80 tuổi do tuổi cao,sức yếu đã không qua khỏi.

Biển Đông xuất hiện bão đôi, các địa phương chuẩn bị ứng phó

13:02:11 10/11/2024
Ông Nguyễn Văn Hưởng cho biết, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 7 từ tối và đêm mai đến hết ngày 12/11 ở khu vực Trung và Nam Trung Bộ sẽ có mưa nhưng rất ít khả năng có mưa cực đoan gây lũ trên các trên các sông ở miền Trung.

Bão Yinxing chưa qua, bão Toraji giật cấp 12 lại sắp 'nối gót' vào Biển Đông

12:25:35 10/11/2024
Bão Toraji di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ 15-20 km/giờ. Dự báo ngày 12-11, bão đi vào biển Đông và trở thành cơn bão số 8 trong năm 2024.

Có thể bạn quan tâm

Các nhà lãnh đạo Arập - Hồi giáo khẳng định ủng hộ sự nghiệp của người Palestine

Thế giới

15:28:42 12/11/2024
Các nhà lãnh đạo Arập và Hồi giáo cũng tái khẳng định sự ủng hộ của họ đối với chủ quyền đầy đủ của Nhà nước Palestine đối với Đông Jerusalem bị chiếm đóng.

Đang học, vở bài tập tự nhiên biến mất, cậu bé vội vàng giục bố báo cảnh sát, kiểm tra camera thì phát hiện "thủ phạm" không ngờ

Netizen

15:25:00 12/11/2024
Cậu chuyện dở khóc dở cười của một cặp cha con tại thành phố Thanh Đảo, tỉnh Sơn Đông (Trung Quốc) mới đây đang nhận được sự quan tâm của netizen đất nước tỷ dân .

Sự hết thời của 1 sao hạng A: 1800 ngày không ai mời đóng phim, xấu tính đến mức ai cũng chán ghét

Hậu trường phim

15:19:38 12/11/2024
Từng là ngôi sao hàng đầu giới giải trí, người đẹp này bị khán giả và cả các nhà sản xuất quay lưng vì tính nết đỏng đảnh, tùy hứng.

Phim Hàn siêu hay top 1 rating cả nước mà khán giả Việt ít quan tâm: Nữ chính xé truyện bước ra còn diễn đỉnh

Phim châu á

15:14:22 12/11/2024
Thời điểm hiện tại, màn ảnh Hàn đang có một bộ phim cực hay là Jeong Nyeon . Tác phẩm này đang dẫn đầu trên đường đua rating tại xứ Kim Chi trong số các phim chiếu cùng khung giờ.

The Vocalist - cột mốc mới trong sự nghiệp đầy thăng hoa của Uyên Linh, nhưng liệu có đủ chạm đến danh xưng Diva thế hệ mới nhạc Việt?

Nhạc việt

15:08:59 12/11/2024
Ca sĩ Uyên Linh đang ở thời điểm thăng hoa nhất trong sự nghiệp và The Vocalist chính là đêm diễn khẳng định điều đó.

Câu trả lời cho việc Lisa bị tẩy chay tại Đông Nam Á

Nhạc quốc tế

15:05:15 12/11/2024
Lisa (BLACKPINK) đã tổ chức fanmeeting vô cùng thành công với show diễn đầu tiên mở màn cho chuỗi tour fan meetup châu Á tại Singapore.

"Khúc giao tranh" mới nhất của 2 Diva bị nhận xét: Ồn như cái chợ!

Tv show

15:00:38 12/11/2024
Mới đây, liveshow 3 của chương trình Our Song Vietnam - Bài Hát Của Chúng Ta đã chính thức lên sóng, đem tới một bữa tiệc âm nhạc đầy mãn nhãn và hoành tráng tới khán giả.

Bài tập giúp làm chậm lão hóa cơ

Làm đẹp

14:30:54 12/11/2024
Khi già đi, tình trạng lão hóa cơ, teo cơ khiến khối lượng cơ và sức mạnh của cơ thể suy giảm, dẫn đến giảm khả năng vận động và chức năng. Tuy nhiên, với thói quen tập luyện phù hợp, có thể chống lại sự suy giảm này, tăng cường sức khỏ...

Hoa sữa về trong gió - Tập 49: Thuận và Linh làm lành

Phim việt

14:11:26 12/11/2024
Sau tất cả mọi chuyện, ở Hoa sữa về trong gió tập 49, Thuận đã chủ động nói lời xin lỗi chị dâu vì những lời nói không hay với Linh.

Đẹp dịu dàng, sang trọng mà vẫn thoải mái với váy suông

Thời trang

13:02:45 12/11/2024
Không ai có thể cưỡng lại được sức hấp dẫn của một chiếc váy suông - sự thoải mái, dễ chịu, vẻ đẹp dịu dàng mà vẫn sang trọng làm nên kiểu trang phục hoàn hảo cho mọi dịp.