Ba người bị thương trong vụ xả súng gần đêm nhạc của Justin Bieber
Vụ xả súng gần đêm nhạc của Justin Bieber lần nữa đặt câu hỏi về sự an toàn cho khán giả tham gia những sự kiện đông người.
Ngày 13/2, Hollywood Reporter đưa tin rapper Kodak Black (tên thật là Bill Kapri) và hai người khác phải nhập viện sau khi bị thương trong vụ xả súng xảy ra trên Đại lộ N La Ciene, Los Angeles, Mỹ.
Sự cố xảy ra vào rạng sáng thứ bảy, chỉ một giờ sau khi bữa tiệc hậu concert của Justin Bieber kết thúc. Nguồn tin cho biết vụ xả súng diễn ra lúc 2:45 sáng tại nhà hàng The Nice Guy. Khách mời trong tiệc của Justin Bieber đã ra về trước đó.
Buổi hòa nhạc Homecoming Weekend của Justin Bieber. Ảnh: Getty.
Sở Cảnh sát Los Angeles nói với Hollywood Reporter rằng kẻ nổ súng bắn nhiều phát đạn. Ba nạn nhân trong vụ việc được nhân viên y tế của Sở Cứu hỏa Los Angeles đưa đến bệnh viện. Hiện họ trong tình trạng ổn định. Nghi phạm vụ nổ súng chưa được tìm thấy.
Bữa tiệc của Justin Bieber được tổ chức vào đêm diễn ra vụ xả súng. Nhiều nhân vật nổi tiếng xuất hiện tại tiệc là Khloe Kardashian, Lil Baby. Kodak Black là khách mời duy nhất tại tiệc của Justin Bieber bị thương trong vụ nổ súng.
Tại bữa tiệc Homecoming Weekend, Bieber lên sân khấu lúc 23h30 khoảng 30 phút. Nam ca sĩ biểu diễn các bản hit và đĩa đơn mới trong album Justice. Đám đông tại sự kiện lên đến 1.500 người. Một số khán giả khác bao gồm Shawn Mendes, Niall Horan, Anthony Ramos, Logan Paul và Scooter Braun.
Hơn 300 người thương vong trong đêm nhạc của Travis Scott. Ảnh: NME.
Vụ xả súng gần đêm nhạc của Justin Bieber tiếp tục đặt ra câu hỏi về sự an toàn cho khán giả tham gia sự kiện đông người. Tại lễ hội Astroworld diễn ra vào tháng 11/2021, hàng nghìn người giẫm đạp lên nhau tại show nhạc vì đám đông quá khích. Cảnh sát cho biết có ít nhất 300 người bị thương, 10 người chết, nạn nhân nhỏ nhất mới 9 tuổi.
Fox News đưa tin có hơn 1.500 đơn kiện gửi đến Travis Scott và các bên liên quan với số tiền đòi bồi thường lên đến 10 tỷ USD.
Video đang HOT
Đêm nhạc chết người và nỗi sợ hãi sự kiện đông người
Vụ việc hơn 300 người thương vong tại đêm nhạc Astroworld làm dấy lên nỗi sợ hãi, sự lo lắng của khán giả về độ an toàn ở các sự kiện đông người.
Ngày 3/12/1979, đám đông tụ tập ngoài Riverfront Coliseum ở Cincinnati, bang Ohio, Mỹ để chờ xem buổi hòa nhạc của nhóm Who. Buổi biểu diễn bán vé nhưng không xếp trước chỗ ngồi khiến đêm nhạc hỗn loạn. Trong cuộc chiến giành chỗ ngồi, có 11 người thiệt mạng.
Chính quyền Cincinnati sau đó cấm mô hình trên để nhắc nhở về sự nguy hiểm vốn có của đám đông hỗn loạn. Năm 2004, lệnh cấm được dỡ bỏ, việc này dần trở lại phổ biến.
Trong những năm qua, loạt thảm kịch tại sự kiện đông người như 9 người chết ở Đan Mạch năm 2000, vụ giẫm đạp khiến 21 người chết ở Chicago năm 2003 nhắc nhở về sự nguy hiểm của các sân khấu âm nhạc.
Tại lễ hội Astroworld của Travis Scott ở Houston ngày 5/11, một vụ hỗn loạn xảy ra khiến 9 người chết, hơn 300 người bị thương tiếp tục đặt câu hỏi về việc nên hay không tổ chức các sự kiện có quá đông người.
Cảnh sát đưa người bị thương khỏi vụ giẫm đạp tại đêm nhạc khiến 11 người chết năm 1979.
Khó ngăn chặn thảm kịch ở sự kiện đông người
Hiện tại, câu hỏi được công chúng quan tâm nhiều nhất là lễ hội Astroworld có tuân thủ kế hoạch an ninh không? Tại sao mất gần 40 phút để đóng cửa sự kiện? Cảnh sát Houston đang tiến hành cuộc điều tra hình sự để tìm hiểu nguyên nhân. Ngoài ra, hàng chục người đệ đơn kiện Scott và đơn vị Live Nation vì để xảy ra thảm kịch.
Paul Wertheimer - chuyên gia an ninh về các buổi hòa nhạc - cho rằng điều này với ông không có gì lạ. Ông bắt đầu sự nghiệp điều tra tại thảm họa Who, từ đó chứng kiến hàng nghìn sự cố tại các sự kiện đông người. "Tôi sống trong cơn ác mộng lặp đi lặp lại này, những gì đã xảy ra ở Houston suốt 40 năm qua", Wertheimer nói.
Trong lúc hàng loạt chuyến lưu diễn quy mô lớn trở lại sau đại dịch, thảm họa Astroworld làm dấy lên cuộc tranh luận về sự an toàn của các lễ hội.
Với những chuyên gia như ông Wertheimer, lễ hội Astroworld là dấu hiệu cho thấy ban tổ chức ưu tiên lợi nhuận hơn an toàn. Ngành công nghiệp hòa nhạc nên xem trọng vấn đề.
Năm 2019, Live Nation, công ty tổ chức hòa nhạc lớn nhất thế giới, chủ trì khoảng 40.000 buổi biểu diễn với quy mô khác nhau. Trường hợp tử vong và thương tích lớn rất hiếm. Khi xảy ra, các thảm kịch thường liên quan đến khán giả sử dụng ma túy quá liều.
Giờ đây, tác động của thảm kịch tại Houston thúc đẩy những người đứng đầu tăng chi phí, biện pháp an ninh để tránh lặp lại bi kịch Astroworld.
Theo New York Times, cho đến khi cuộc điều tra hình sự hoàn tất và tòa án giải quyết xong các vụ kiện dân sự, vẫn chưa rõ người đứng đầu các buổi hòa nhạc nên làm gì để ngăn chặn thảm kịch tái diễn.
Một lễ hội liên quan đến nhiều thứ như an ninh, bảo hiểm, quy định của chính quyền, hợp đồng giữa người tổ chức, nghệ sĩ, địa điểm, công ty bảo vệ...
Người thân cầu nguyện cho nạn nhân thiệt mạng trong thảm kịch chết người ở Houston.
Trong một tuyên bố, đại diện Live Nation nói: "Chúng tôi tiếp tục hỗ trợ chính quyền địa phương trong cuộc điều tra và giúp đỡ nạn nhân, gia đình. Họ xứng đáng nhận được câu trả lời về nguyên nhân vụ việc".
Đối với Live Nation và các nhà tổ chức khác, lễ hội, sự kiện âm nhạc là nơi hái ra tiền. Một ngày trước thảm họa Astroworld, Michael Rapino - giám đốc tài chính của Live Nation - tuyên bố doanh thu tài chính của công ty đang khả quan.
"Sự kiện âm nhạc là hoạt động kinh doanh có lợi nhuận cao nhất của chúng tôi", ông nói trong hội nghị công bố kết quả tài chính quý III của Live Nation.
Theo Randy Phillips, cựu giám đốc điều hành công ty tổ chức lễ hội âm nhạc lớn tại Mỹ, các rào chắn thường được dựng kiên cố, chia khán giả thành từng cụm 5.000 người để giảm nguy cơ quá tải, ngăn chặn toàn bộ khán giả hòa làm một và gây nguy hiểm. Ông không rõ liệu lễ hội Astroworld có áp dụng biện pháp an toàn này hay không.
Trong chương trình Today, Samuel Pea - cảnh sát trưởng đội cứu hỏa Houston - cho biết các chướng ngại vật ngăn chặn đám đông được bố trí đầy đủ. Tuy nhiên, sự quá khích của khán giả khiến các vật cản không thể chịu được áp lực.
"Khi đám đông bắt đầu xô đẩy và tiến về phía trước, những người ở trung tâm bắt đầu đè lên nhau và bị thương", Samuel Pea nói.
Trách nhiệm thuộc về ai?
Lễ hội Astroworld cũng nói rõ tầm ảnh hưởng của các ngôi sao trong việc ổn định đám đông. Travis Scott hai lần khuyến khích người hâm mộ lao lên sân khấu. Nam rapper bị bắt vì tội kích động đám đông nhưng nhận tội nhẹ vì thiệt hại không quá nghiêm trọng.
Carl Freed, người quảng bá cho Hot 97 Summer Jam - lễ hội hip hop hàng năm tại sân vận động MetLife ở New Jersey - gọi vụ việc ở Houston là thảm kịch kinh hoàng. "Chúng ta phải đảm bảo an toàn cho khán giả. Điều đó hoàn toàn nằm trong khả năng", Freed nói.
Theo New York Times, lịch sử của những thảm kịch chết người do tình trạng quá tải bắt nguồn từ thời kỳ đầu của dòng nhạc rock n roll.
Năm 1952, buổi hòa nhạc Moondog Coronation Ball do Alan Freed tổ chức ở Cleveland bị cảnh sát "sờ gáy". Lực lượng chức năng phát hiện có 25.000 người đến sự kiện trong khi sân khấu chỉ chứa được tối đa 10.000 người.
21 người chết trong vụ chen chúc ở đường hầm tại Đức.
Một số thảm kịch sau đó đã xảy ra do không tuân thủ an toàn.
Năm 1991, ba thiếu niên bị giẫm đạp, dẫn đến thiệt mạng tại buổi hòa nhạc AC / DC ở Salt Lake City. Cùng năm, chín người chết trong một vụ giẫm đạp bên ngoài trận bóng rổ ở City College, New York.
Năm 2010, có 21 người chết trong đám đông di chuyển qua đường hầm hẹp đến Love Parade - lễ hội ở Duisburg, Đức. Theo New York Times, đây là một trong những thảm kịch chết người kinh hoàng nhất diễn ra tại các sự kiện đông người.
Brian D. Caplan, luật sư không liên quan đến vụ kiện Astroworld, nói rằng tòa án có thể mất thời gian để xác định bên nào chịu trách nhiệm pháp lý.
"Những điều này không thường xuyên diễn ra nhưng các nhà sản xuất luôn đối mặt nguy cơ thảm kịch xảy ra. Họ cố gắng đảm bảo an toàn cho mọi người bởi trách nhiệm của họ với các tai nạn tại lễ hội rất cao", Caplan nói.
Khi xem đoạn video tại Astroworld, chuyên gia an ninh Wertheimer cho rằng thảm kịch có thể được ngăn chặn bằng cách giảm mật độ đám đông. Tuy nhiên, với lợi nhuận khổng lồ từ các đêm diễn, điều đó rất khó xảy ra.
"Mọi chuyện vẫn sẽ tiếp diễn sau vụ việc ở lễ hội Astroworld, trừ khi các quan chức lên tiếng và bảo vệ người dân", Wertheimer nói.
Justin Bieber tổn thương vì lời nói trong quá khứ của Charlie Puth Giọng ca Baby cho biết câu văng tục của Charlie Puth hồi năm 2016 đã khiến anh tổn thương. Trên trang cá nhân, Justin Bieber đăng clip trò chuyện trực tiếp với Charlie Puth qua chức năng video call. Anh muốn hỏi rõ thực hư câu văng tục mà giọng ca We Dont Talk Anymore nhắm vào mình cách đây 6 năm. "Này...