Ba ngày trôi dạt của nạn nhân chìm tàu Indonesia
Từ trên giường bệnh, những di dân sống sót nhớ lại ký ức ba ngày kinh hoàng lênh đênh trên biển, sau khi con tàu chở họ bị chìm ngoài khơi Indonesia.
Các nhân viên cứu hộ đưa một nạn nhân đến bệnh viện. Ảnh: AFP
Samin Gul Afghani, 17 tuổi, người Afghanistan, nước mắt ngắn dài khi kể lại cảnh mình và hai em trai vùng vẫy tuyệt vọng rồi chìm nghỉm trong nước biển. Afghani là một trong 13 người sống sót được lực lượng cứu hộ tìm thấy hôm qua tại vị trí cách chỗ tàu chìm khoảng 100 km. Cậu đang được điều trị cùng một số ít người sống sót khác tại một bệnh viện ở thành phố Lumajang, tỉnh Đông Java của Indonesia.
Afghani kể rằng cậu đã chứng kiến hàng chục người cùng tàu chìm xuống trong tiếng van xin cầu cứu không ngớt. Bản thân anh và hai em trai đều không biết bơi.
“Nhiều người không biết bơi và ngồi trên một tấm gỗ lớn của con tàu chìm. Khi sóng đánh vào tấm gỗ, chúng tôi lại bị đẩy đến một chỗ khác”, Afghani kể. “Lần lượt từng người một bị sóng đánh chìm. Có nhiều người già và cả trẻ em. Tôi nhìn họ chết ngay trước mắt mà không thể làm gì để cứu”.
Afghani nói anh nhìn thấy các nhân viên cứu hộ trên hai con thuyền hôm 18/12 nhưng rất thất vọng khi họ quay lui vì sóng rất lớn, không thể tiến gần các nạn nhân.
Video đang HOT
“Chúng tôi chẳng có gì cả. Chúng tôi không ăn, không uống. Chúng tôi rất khát”, Afghani nói. “Chúng tôi đã nghĩ rằng mình sẽ chết”.
Những nạn nhân may mắn thoát khỏi “lưỡi hái tử thần” cho hay hầu hết 250 di dân trên tàu là người Afghanistan và Iran.
“Bọn buôn người ban đầu đưa tôi đến Indonesia. Từ đây, tôi lên tàu lúc 3h sáng ngày 17/12″, Syed Ghasem, một người Afghanistan 25 tuổi kể. “Trong sáu giờ đồng hồ trên biển chúng tôi gặp phải một cơn bão rất lớn và sau đó con thuyền bị lật”.
Ghasem cho biết khoảng 50 người sống sót đã cố gắng bơi lên một tấm ván lớn nhưng nhiều người chết chìm khi tấm ván gãy. “13 người trong chúng tôi đã trèo lên được đó và trôi dạt trong ba ngày hai đêm trước khi được cứu”.
AFP cho hay hiện có 47 người đã được cứu, trong đó có hơn 30 người được các ngư dân đưa ra khỏi vùng biển có cá mập hôm 17/12, sáu tiếng sau khi tàu chìm. Họ đã chính thức được xác nhận bởi Tổ chức Di dân quốc tế là những người tị nạn.
Hoạt động tìm kiếm hôm nay vẫn được tiếp tục dù cơ hội tìm thấy những người sống sót là rất mỏng manh. Đoàn thủy thủ và người tị nạn trên con thuyền chở 250 người chỉ được trang bị 25 áo phao cứu sinh.
Con tàu chở 250 di dân bị chìm ở ngoài khơi đảo Java, phía đông Indonesia hôm 17/12. Những di dân trên tàu đang trên đường sang đảo Christmas của Australia tị nạn. Đảo Christmas là điểm đến của hàng nghìn người muốn nhập cư trái phép mỗi năm vì nằm gần Indonesia.
Bộ trưởng Nội vụ Australia Jason Clare hôm qua cho biết Indonesia đã yêu cầu hỗ trợ từ cảnh sát Australia để điều tra nhóm buôn người. Một tờ báo Australia cho biết một nghi can trong vụ tai nạn này có liên quan đến tên trùm buôn người đã bị bắt Sayed Abbas. Australia đang yêu cầu dẫn độ tên này từ Indonesia về nước xét xử.
Theo VNExpress
Ngư dân trôi dạt 33 ngày trên Thái Bình Dương
Hai ngư dân quốc đảo Kiribati sau 33 ngày lênh đênh trên Thái Bình Dương đã sống sót nhờ dạt vào một hòn đảo xa lạ.
Uein Buranibwe, 53 tuổi và Temaei Tontaake, 26 tuổi kể về những sóng gió họ đã phải trải qua trên chặng đường từ quê nhà đến đảo Namdrik của Marshall, chặng đường dài đến 560 km.
Hành trình 33 ngày lênh đênh trên biển của hai ngư dân Kiribati. Đồ họa: Telegraph
Tontaake chia sẻ với AFP, tai nạn bắt đầu đến với họ khi họ đi lạc trên hải trình 50 km để về nhà trong đêm từ một đảo lân cận ở Kiribati.
Họ sống sót nhờ việc đánh bắt cá hồi nhưng "cũng có lúc đi cả 4, 5 ngày mà không có thức ăn, ngoài ra cũng có rất ít mưa và chúng tôi phải uống cả nước biển", Tonaake nói.
Đội cứu hộ bờ biển của Mỹ đã nỗ lực tìm kiếm họ bằng trực thăng trong ba ngày liên tiếp nhưng không phát hiện dấu vết gì.
"Chúng tôi đã nghe thấy tiếng máy bay nhưng không nhìn thấy, chúng tôi cũng nhìn thấy tàu đánh cá nhưng không có chiếc nào đủ gần để cứu chúng tôi", Tontaake nói.
Sau hơn một tháng trôi nổi thì chiếc thuyền nhỏ của họ đã dạt vào bờ biển Namdrik, một hòn đảo cô lập của Marshall với dân số 600 người. Người đầu tiên họ gặp đã phải dẫn họ đến gặp người có thể nói tiếng Kiribati.
Một điều bất ngờ thú vị xảy ra khi Tonaake phát hiện người phiên dịch chính là con của người chú đã mất tích vào những năm 1950 của mình. Chú của Tonaake đi lạc trên biển và cũng trôi dạt vào Namdrik, rồi lấy vợ và sinh cơ lập nghiệp tại đây.
"Giờ thì tôi đã biết chuyện gì đã xảy ra với chú của tôi", Tonaake nói sau khi chính mình cũng vừa trải qua hành trình như chú của mình nửa thế kỷ về trước.
Chiếc máy bay duy nhất của đảo Marshall đang hỏng và cũng không có tàu nào dự định đến Namdrik nên hai ngư dân phải đợi gần 3 tuần nữa mới có tàu đến đón. Họ đang hy vọng máy bay có thể sửa được trong tuần này và đưa họ trở về nhà ở Kiribati.
Theo VNExpress
Vừa lấy bằng tốt nghiệp nữ sinh đã tự tử Sau gần 2 ngày tích cực tìm kiếm, đến 12 giờ trưa 4-4, thi thể Trần Thị Anh Đào (SN 1988, quê Tây Ninh) được phát hiện trên sông Sài Gòn, đoạn gần cầu Bình Triệu - TPHCM. Theo người nhà của Đào, tối 2-4, gia đình cô ở Tây Ninh được Công an phường 26, quận Bình Thạnh báo tin có một...