Ba ngày du ngoạn đất võ Bình Định
Hòa mình vào bãi biển hoang sơ với nước xanh biếc, vững tay lái trên những cung đường quê để thăm một vài làng nghề và trải nghiệm những món ngon, ẩm thực đặc sắc là điều mà du khách không thể bỏ qua khi ghé thăm miền đất võ.
Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định thuộc vùng duyên hải nam Trung Bộ. Du khách đi xe ô tô giường nằm từ Hà Nội đến Quy Nhơn có giá một vé là 570.000 – 650.000 đồng tốn gần một ngày di chuyển. Nếu xuất phát từ Sài Gòn, du khách mua vé khoảng 250.000 – 350.000 đồng và mất 13 giờ ngồi xe.
Ngoài ra, máy bay là lựa chọn hợp lý cho những người muốn tiết kiệm thời gian di chuyển. Hiện nay có các hãng Vietnam Airlines, Vietjet Air khai thác đường bay Hà Nội – Quy Nhơn và Sài Gòn – Quy Nhơn. Giá vé một chiều từ Hà Nội dao động 1,5 – 3 triệu, từ Sài Gòn là khoảng 480.000 – 1,3 triệu.
Dưới đây là hành trình gợi ý 3 ngày du lịch ở Bình Định cho du khách tham khảo.
Ngày 1: Quy Nhơn – Đồi Cát Nhơn Lý – Biển Trung Lương, Vĩnh Hội
Sáng đến thành phố Quy Nhơn, nhận phòng khách sạn và tham quan những địa điểm xung quanh thành phố Quy Nhơn.
8h: Sau khi ăn sáng, du khách đưa xe qua đầm Thị Nại để đến với Nhơn Lý. Ở đây bạn sẽ thả hồn với khí trời lồng lộng gió từ ghềnh Eo Gió và xem sự kiến tạo lạ lùng từ nhiều đụn cát, hay chơi trò trượt cát trên đồi Nhơn Lý.
Người dân đánh cá trên biển Vĩnh Hội.
10h: Tham quan xong, bạn tiếp tục hành trình về với biển Trung Lương, một bãi biển hoang sơ ở xã Cát Tiến, huyện Phù Cát. Nơi này còn có di tích chùa Ông Núi (còn được gọi là chùa Linh Phong) rất linh thiêng thu hút nhiều du khách thập phương đến viếng thăm.
12h: Tiếp tục hành trình băng qua một con đèo khá ngắn để về biển Vĩnh Hội, nơi này có nhiều hàng phi lao với bãi biển đầy cát trắng tinh. Bạn có thể cắm trại và nghỉ dưỡng cùng bạn bè. Phía sau bãi biển có nhiều lán trại người địa phương dựng lên bán nước giải khát, võng cho du khách nghỉ ngơi. Không gian rất yên tĩnh, không ồn ào và ít bị chặt chém. Bạn hãy thưởng thức hải sản ở đây hoặc nếu đến đúng thời điểm có thể mua hải sản và nhờ người dân chế biến.
15h: Sau khi tắm biển, nghỉ mát thỏa thích, du khách đến xã Phước Hòa thăm tháp cổ Bình Lâm. Đây là một tháp của người Chăm được bảo tồn rất tốt. Cũng trên hành trình trở lại thành phố biển Quy Nhơn, bạn có thể viếng mộ ông tổ nghề Hát Bội – Đào Tấn ở xã Phước Nghĩa. Từ đây chạy thêm một đoạn sẽ gặp thị trấn Tuy Phước, rẽ trái theo quốc lộ 19 về chợ Dinh và tới thành phố Quy Nhơn.
Buổi tối du khách có thể tản bộ ở các công viên, dọc bãi biển trên đường Xuân Diệu với một ly nước mía hay vài hạt hướng dương trong gió biển mát rười rượi.
Ngày 2: Làng Rượu Bàu Đá – Bảo Tàng Tây Sơn – Làng Dệt Hà Ri
7h: Sau khi dùng điểm tâm, du khách có thể khởi hành sẽ đến làng Cù Lâm, xã Nhơn Lộc thuộc huyện An Nhơn thăm quan làng nghề rượu Bàu Đá, sau đó sang làng bún An Thái. Các cơ sở làm bún nằm bên đường nên du khách rất tiện tham quan. Tiếp tục đến bảo tàng Tây Sơn tham quan, chụp ảnh, xem tiết mục trống trận được dựng lại hết sức quy mô.
Cách nấu rượu của người dân làng Bàu Đá.
11h30: Thăm khu du lịch Hầm Hô với những cánh đồng lúa xanh bạt ngàn. Tới đây du khách có thể tắm suối, chèo thuyền, ăn trưa với đặc sản chim mía hay các món địa phương khác. Trong buổi trưa ngồi ở các nhà sàn, bạn hãy tận thưởng sự thoải mái khi vừa trò chuyện với bạn bè, vừa nghe chim ca vang trời.
14h: Sau khi ăn trưa du khách tranh thủ hỏi đường về làng Dệt Hà Ri đã được người Bana gìn giữ suốt 100 năm qua tại huyện Vĩnh Thạnh. Từ đây men theo đường cũ về với thủy điện Định Bình, một công trình hết sức quy mô của tỉnh Bình Định.
16h: Quay về Quy Nhơn. Buổi tối đến quảng trường trung tâm thưởng thức cà phê, dạo phố cùng bạn bè, ngắm phố phường, hay thưởng thức đặc sản biển, nem chả, cơm gà…
Ngày 3: Trại Phong Quy Hòa – Ghềnh Ráng – Tháp Đôi – Con đường ẩm thực
7h: Du khách có thể ra biển Quy Nhơn tắm biển sớm hoặc dạo biển. Sau đó về ăn sáng cùng bạn bè hoặc gia đình.
Video đang HOT
9h: Sau khi ăn sáng sẽ thăm khu du lịch Ghềnh Ráng. Đến đây du khách sẽ viếng mộ Hàn Mặc Tử… và chụp hình ở bãi Trứng, nơi mà trước đây Nam Phương hoàng hậu thường đến viếng thăm.
Từ đây tiếp tục men theo một con đường nhỏ sẽ tới trại phong Quy Hòa, nơi mà nhà thơ danh tiếng Hàn Mạc Tử trút hơi thở cuối cùng. Sau khi đi vòng quanh, du khách có thể ra bãi biển gần đó để ngồi dưới hàng phi lao ngắm biển, thả hồn vào sóng biển mây xanh trong không khí yên tĩnh.
Biển Quy Nhơn xanh mát vào những sớm hè.
11h30: Trở về Quy Nhơn ăn trưa, sau đó đến di tích Tháp Đôi nằm trong trung tâm thành phố. Tháp rất đẹp, tráng lệ và lưu dấu mãi với thời gian. Các cặp đôi thường tới đây chụp ảnh cưới để làm lưu niệm.
15h: Du khách có thể ra đường Ngọc Hân Công Chúa thưởng thức hải sản các loại, bánh canh, gỏi cuốn với giá từ 5.000 đến 10.000 đồng một đĩa ốc hay tô cánh banh, gỏi cuốn. Đây là địa chỉ bình dân, hợp túi tiền với sinh viên nhưng dần được khách du lịch chọn lựa.
Trở về phòng sắp xếp đồ đạc, chuẩn bị ra bến xe, nhà ga xe lửa và kết thúc hành trình thú vị.
Ảnh: Vẻ đẹp đất và người Bình Định:
Bình Định nổi tiếng với môn võ cổ truyền, thuộc hệ phái võ Bình Định . Võ phục chính thức có màu đen sau đó đổi dần theo trình độ: đen – trắng – xanh – vàng – đỏ. Đặc trưng của môn phái này nằm ở công phu, chân tấn và cùi chỏ. Những công phu cơ bản được xếp thành bài quyền ngắn, dễ hiểu nhưng hiệu quả. Hiện nay, môn võ này khá phổ biến trên cả nước.
Cây đa cổ thụ ở làng dệt Hari.
Ngoài người Kinh, Bình Định còn là nơi cư trú của các dân tộc Chăm, Ba Na, Hrê, Hoa, Tày…Trong đó, ba dân tộc Chăm, Ba Na, Hrê có mặt ở đây từ khá sớm. Số còn lại di cư từ nơi khác tới thời gian gần đây.
Địa hình của vùng này khá phức tạp. Phía tây là vùng núi rìa phía đông của dãy Trường Sơn, kế tiếp là trung du và cuối cùng vùng ven biển.
Làng rượu Bầu Đá thuộc thôn Cù Lâm Bắc, Nhơn Lộc, An Nhơn. Đây là nơi sản xuất loại rượu “đệ nhị danh tửu” theo cách gọi của thi sỹ Tản Đà. Để có một nồi ngon, người làm phải canh thời gian nấu đúng 6h với lửa liu riu và thường xuyên lắng nghe giọt rượu nhỏ giọt nhanh hay chậm để thêm, bớt lửa. Nhờ vậy, rượu có vị tinh khiết và đậm đà.
Bún chả cá là món ăn khiến cái tên Quy Nhơn thêm phần nổi tiếng. Điểm khác biệt là nước dùng nấu từ xương cá tươi để tạo vị ngọt tự nhiên và không tanh. Phần chả cá làm từ thịt cá trộn với tỏi ớt, tiêu, bột ngọt cùng chút da lợn xay nhuyễn. Nhờ vậy miếng nào miếng nấy giòn, mềm, mịn. Khi thưởng thức, bạn nên ăn cùng các loại rau sống như xà lách, cải bắp bào mỏng, lá bạc hà, giá…
Cùng cây me, giếng cổ là di sản quý giá thứ hai của gia đình thân sinh ba anh em nhà Tây Sơn. Giếng xây bằng đá ong, có đường kính khoảng 0,9 m. Du khách tới đây có thể thử uống thứ nước mát dịu và trong lành quanh năm.
Theo VNE
Du lịch 'bụi' tới đảo xanh Cồn Cỏ
Là một hòn đảo nhỏ của tỉnh Quảng Trị, đời sống và cảnh vật đều hoang sơ, Cồn Cỏ trở thành địa điểm thích hợp cho những người muốn trải nghiệm kiểu du lịch bụi.
Đảo Cồn Cỏ cách biển Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị gần 30 km. Xưa kia đảo như một tiền đồn nằm giữa vĩ tuyến 17 trấn giữ phía đông Tổ quốc. Không chỉ nổi tiếng trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Cồn Cỏ còn được xem là một hòn đảo đẹp hoang sơ của miền Trung.
Đảo Cồn Cỏ có độ phủ rừng gần 70% nên không khí ở đây rất trong lành, kèm theo những bãi biển hoang sơ. Chính vì vậy mà càng ngày đảo càng thu hút nhiều khách du lịch.
Quang cảnh biển đảo Cồn Cỏ nhìn từ ngọn hải đăng.
Đặc biệt vào cuối năm nay tỉnh Quảng Trị sẽ đưa vào sử dụng chuyến tàu cao tốc với sức chứa là 80 chỗ ngồi, giúp việc chở khách du lịch, giao thương với đất liền được trở nên thuận lợi hơn. Từ đó du khách muốn ra đảo cũng được dễ dàng.
Thời gian tham quan
Du khách nên đi đảo Cồn Cỏ vào mùa hè, khoảng tháng 4 - 6. Thời điểm này sóng lặng, biển êm và nắng đẹp thích hợp cho kế hoạch du ngoạn trên đảo. Những tháng còn lại vẫn có thể ra đảo nhưng bạn phải xem tình hình thời tiết.
Đồ dùng cần thiết
Du khách chú ý mang theo thuốc say tàu xe, kem chống nắng, máy ảnh du lịch, mũ rộng vành hoặc lưỡi trai tùy thuộc vào giờ khám phá những cung đường trên đảo. Ngoài đồ bơi, ai thích lặn có thể mang theo kính chuyên dụng để cùng người dân đánh bắt hải sản lúc chiều tà ở âu tàu của đảo Cồn Cỏ.
Phương tiện di chuyển tới Quảng Trị
Máy bay
Hiện Quảng Trị chưa có sân bay để đón khách trực tiếp từ các thành phố lớn nhưng du khách có thể bay đến sân bay Phú Bài, Huế hoặc Đồng Hới, Quảng Bình. Từ Quảng Bình và Huế chỉ mất khoảng 2h đi ô tô hoặc tàu hỏa để tới thành phố Đông Hà, Quảng Trị. Giá vé xe dao động 80.000 - 100.000 đồng.
Tàu hỏa
Ga Đông Hà, Quảng Trị là một ga lớn, đón đưa khách hết tất cả các chuyến tàu Thống Nhất trong hành trình Bắc Nam. Giá vé từ Hà Nội và TP HCM dao động từ 700.000 đến hơn 1.000.000 đồng với ghế mềm hoặc giường nằm điều hòa. Thời gian di chuyển bằng tàu hỏa từ Hà Nội tới Quảng Trị mất khoảng 13 tiếng, từ TP HCM là 23 tiếng.
Ô tô
Các hãng xe uy tín chạy tuyến Sài Gòn - Đông Hà như Hoàng Long, Quang Lộc, Đức Trang đều xuất phát từ bến xe Miền Đông. Du khách có thể đặt vé qua tổng đài của các nhà xe với giá khoảng 500.000 - 600.000 đồng tùy gói dịch vụ và các bữa ăn. Thời gian di chuyển dài khoảng 25 tiếng.
Xuất phát từ Hà Nội đi Quảng Trị, du khách muốn tiết kiệm thời gian cũng như tiền khách sạn có thể chọn đi xe đêm giường nằm của các nhà xe như Hoa Hồng, Dòng Hiền, Quang Luyến. Các nhà xe này điều xuất phát lúc chiều tối và đến Quảng Trị vào sáng ngày hôm sau. Giá một vé dao động từ 230.000 đến 250.000 đồng.
Bến Ông Nghè hay còn gọi là bờ kè đảo Cồn Cỏ.
Cách di chuyển ra Cồn Cỏ
Từ thành phố Đông Hà ra Cửa Tùng đón tàu, du khách có thể đi xe ôm với giá 140.000 đồng hoặc taxi khoảng 300.000 đồng. Hiện nay vẫn chưa có tuyến tàu cao tốc thương mại ra đảo nên du khách muốn tham quan chỉ có hai cách sau:
Cách 1
Bạn có thể mua tour du lịch của một số công ty ở Quảng Trị tổ chức hàng tuần. Tuy nhiên, giá khá cao vì họ phải thuê tàu của huyện đảo Cồn Cỏ.
Cách 2
Du khách xin đi nhờ tàu chở cán bộ, người dân qua lại để giao thương và mang đồ ăn, thức uống. Đi cách này rẻ, nhưng bất tiện vì không có ngày giờ tàu về và xuất bến cụ thể. Lịch trình thay đổi liên tục theo sự chỉ đạo của ủy ban huyện Cồn Cỏ.
Nếu may mắn, du khách có thể xin đi nhờ tàu chở vật liệu để phục vụ cho công tác xây dựng đảo. Tuy nhiên khi đi đoàn đông, mọi người tới Cửa Tùng thuê tàu đánh cá của người dân để chủ động hơn.
Di chuyển trên đảo Cồn Cỏ
Hiện đảo chưa có dịch vụ thuê xe máy hay xe ôm, nên du khách có thể lựa chọn đi bộ tham quan. Đảo khá nhỏ nên phù hợp cho việc trekking vòng quanh đảo trong khoảng 2 giờ. Nhưng với đoàn đông, du khách có thể liên hệ huyện ủy đảo Cồn Cỏ để thuê xe bán tải tham quan.
Lưu trú
Hiện tại đây chỉ có nhà khách huyện ủy đảo Cồn Cỏ với giá 200.000 - 250.000 đồng một đêm. Du khách muốn trải nghiệm kiểu du lịch bụi có thể liên hệ với các chiến sĩ ở hải đăng đảo Cồn Cỏ để ngủ nhờ.
Điểm tham quan
Các điểm tham quan nổi bật là hải đăng Cồn Cỏ, bãi Tranh, bãi Sông Hương, bến Ông Nghè, Mõm Hổ, hồ Củ Lạc, nghĩa trang huyện hoặc một số đồn cũ của quân dân ta thời chiến. Đặc biệt bãi Sông Hương có nền cát trắng với nước biển trong vắt.
Ẩm thực
Du khách nên thử một số món ốc thổ hay cua đồi được người dân bắt vào mỗi buổi chiều còn rất tươi. Bạn cũng có thể tự sơ chế hoặc nhờ các quán địa phương làm giúp như Đảo Xanh, Gia Trang, Thân Thương quán.
Ốc có giá khoảng 20.000 đồng một kg, cua bán theo con với mỗi con khoảng 40.000 đồng. Giá cá biển đã chế biến trong các hàng quán dao động từ 110.000 đến 120.000 đồng một kg. Cơm suất trên đảo khoảng 30.000 - 40.000 đồng một phần.
Các quán này cung cấp cả dịch vụ hát karaoke (40.000 đồng một giờ) để du khách thư giãn vào buổi tối trên đảo. Hiện nay, đảo đang bảo tồn cua đá, nên du khách không nên thử món này vì có thể bị phạt từ một đến 5 triệu đồng. Lưu ý trên đảo không phục vụ bữa sáng nên du khách chú ý tự đem đồ ăn.
Trên Cồn Cỏ hải sản phổ biến là ốc nón, ốc thổ, cua đồi...
Lưu ý thêm
Không chỉ riêng người Việt Nam mà cả du khách nước ngoài vẫn có thể đến tham quan Cồn Cỏ. Tuy nhiên, mọi người phải mang đầy đủ giấy tờ tùy thân phòng trường hợp chính quyền kiểm tra.
Vì chưa có điện lưới nên đảo Cồn Cỏ có hai khung giờ cắt điện là 0h30 tới 7h và 12h tới 13h.
Theo VNE
Hai thiên đường du lịch mới soán ngôi Bình Ba Nằm trong Tam Bình thuộc vịnh nước sâu, ngoài Bình Ba đã nổi tiếng, Bình Tiên và Bình Hưng là hai đảo rất đẹp, bãi cát trắng mịn, bãi biển hoang sơ đang thu hút du khách. Bình Tiên và Bình Hưng nằm cách thành phố Phan Rang của tỉnh Ninh Thuận 30 km, hoặc cách Nha Trang 70 km. Có nhiều cách...