Ba năm ‘chết đi sống lại’ của cô gái bị chồng tưới xăng đốt
Ba năm kể từ ngày bị chồng tưới xăng thiêu sống, bỏng 79%, Mai dần quen với những vết sẹo trên cơ thể, tự nhủ “phải bước qua quá khứ”.
Buổi chiều tháng 3/2018, Mai và chồng xảy ra cãi vã. Chồng cầm can xăng tưới lên người vợ, bật lửa. Toàn thân người phụ nữ 21 tuổi bùng lên như ngọn đuốc. Hàng xóm dập lửa, đưa Mai đến bệnh viện huyện sơ cứu. Cô được chuyển đến Viện Bỏng quốc gia Lê Hữu Trác, Hà Nội, cùng ngày.
Mai nhớ lại: “Lúc đó tôi mất cảm giác nhưng đầu đủ tỉnh táo nhìn thấy từng lớp da bong tróc. Cú sốc ngày hôm đó đã xáo trộn tất cả và là nỗi ám ảnh cả cuộc đời này”.
Lúc nhập viện, toàn thân Mai băng kín. Bác sĩ Nguyễn Thái Ngọc Minh điều trị chính cho Mai, cho biết bệnh nhân bỏng nặng, diện tích tổn thương hơn 79% cơ thể, trong đó 54% da bị bỏng sâu, nhiều nhất ở thân mình. Vùng mặt may mắn không bị bỏng.
Mai khi điều trị tại Viện Bỏng Quốc gia Lê Hữu Trác. Ảnh: Nhân vật cung cấp
Mai điều trị trong phòng sấy nóng để vết thương khô nhanh. Mai mô tả, bên trên là hệ thống máy sấy phòng cấp cứu, bên dưới thì bố mẹ dùng máy cầm tay sấy, nóng 40-50 độ vẫn phải chịu đựng.
Ám ảnh “chết đi sống lại” là những lần lấy da đầu để ghép vào những vùng da tổn thương trên cơ thể. Mai được lấy da đầu 4 lần, mỗi tuần một lần. Sau đó, bác sĩ cố gắng tìm kiếm những vùng da không bị tổn thương để lấy ghép nơi khác. Tuy nhiên vùng diện tích bỏng lớn, phần da lành không nhiều, bác sĩ động viên Mai lấy da vùng ngực. Ban đầu, cô không đồng ý, bác sĩ mất một tuần thuyết phục Mai hiểu “muốn sống thì phải chấp nhận”.
Mai còn bị nhiễm nấm tạng, nấm máu gây suy giảm miễn dịch, nguy cơ tử vong nếu không điều trị kịp thời. Cô sốt cao liên tục. Phần da ghép không tương thích, chết da, thuốc kháng sinh không khống chế cơn sốt.
“Tình huống nguy kịch trong khi thuốc điều trị đắt đỏ, ai cũng nghĩ Mai lành ít dữ nhiều”, bác sĩ Minh cho biết.
Lúc ấy, cứ mỗi lần chuẩn bị vào ca phẫu thuật, Mai lại xin lỗi bố mẹ vì phải nhọc lòng chăm sóc, “như lời trăng trối nhỡ không qua khỏi”.
Trong 4 tháng, Mai trải qua 7 ca phẫu thuật. Có lần, Mai cầu xin bác sĩ rút hết ống truyền để ra đi nhẹ nhàng. Rồi nhìn bố mẹ, cô tự nhủ phải kiên trì hơn. Bác sĩ Minh cũng thường xuyên động viên giúp cô tránh suy nghĩ tiêu cực, muốn từ bỏ cuộc sống.
Mai cho biết, hiện cô tự tin hơn nhiều, cố gắng gượng dậy để sống tiếp, sống tốt, không để bố mẹ phiền lòng. Ảnh: Thùy An
Sau khi xuất viện, Mai vẫn mơ thấy ác mộng và ám ảnh cảm giác toàn thân đau đớn, bỏng rát thấu xương. Mỗi ngày, bố thường xuyên vệ sinh, lau người cho con, tránh để nhiễm trùng, còn mẹ không dám đối mặt. Dần dần, Mai học làm quen với vết sẹo trên cơ thể, tinh thần không còn u uất. Hiện, cô đã tự chăm sóc được cho bản thân, tự tắm và đi lại dễ dàng hơn sau ba năm tập luyện.
Mai đi học trở lại từ cuối năm 2019. Ban đầu, gia đình phản đối nhưng sau cũng đành chiều ý, “sợ con ở nhà nhiều lại dễ nghĩ quẩn”. Sau tai nạn, cô đi lại khó khăn hơn, chân phải vẫn bị mất cảm giác, ngón chân co kéo không thể trụ vững. Hàng ngày, cô cũng phải mặc đồ dài để che kín những vết sẹo lớn, nhỏ dày đặc trên cả thân mình.
Mai đang là sinh viên năm hai, chuyên ngành Dược ở trường Y Thái Bình. Mai hy vọng khi tốt nghiệp mở cửa hàng thuốc vừa không cần đi lại nhiều, có thu nhập trang trải cuộc sống, đỡ đần gia đình. Cô nhận được học bổng, tiếp thêm động lực vượt lên số phận, chiến thắng bệnh tật. Mai gặp gỡ nhiều bạn bè, có nhiều người ngỏ lời thương song hiện tại cô chỉ muốn tập trung cho bản thân, chưa sẵn sàng cho mối quan hệ mới.
“Tôi vẫn ngờ vực, mất niềm tin nên luôn giữ khoảng cách an toàn với mọi người. Hơn nữa, cuộc sống còn chông chênh nên không lên kế hoạch dài”, Mai chia sẻ.
Khi được hỏi “động lực làm lại từ đầu là gì?”, cô gái chia sẻ: “Không trả lời được cụ thể là gì nhưng tôi cảm nhận được sự nhẹ nhõm khi vượt qua quá khứ và sống tiếp”. Cô mong mọi người xung quanh sẽ dần quên chuyện buồn mà chỉ nhớ đến một Ngọc Mai đang nỗ lực để sống tốt hơn mỗi ngày.
*Tên nhân vật được thay đổi
Ngôi nhà chung của hai phụ nữ cùng bị chồng tưới xăng thiêu sống
Hai người phụ nữ có hoàn cảnh tương đồng, từng chịu nhiều đau đớn, cùng bươn chải kiếm sống xa quê. Họ dễ dàng trò chuyện, đồng cảm và nương tựa vào nhau khi ở chung cùng mái nhà.
Nỗi đau của người về từ cõi chết
Nằm sâu trong con hẻm quanh co trên đường 625, ấp Mũi Côn Tiểu, xã Hiệp Phước, huyện Củ Chi, TP.HCM, căn nhà rộng hơn 40 mét vuông là nơi che mưa che nắng của chị Lê Thị Kim Ngân (33 tuổi, quê Phú Yên) và hai con trai (9 tuổi và 7 tuổi) gần 3 tháng qua. Hơn 1 năm trước, chị Ngân bị chồng thiêu sống, thương tật 93%.
Căn nhà cấp 4 mới thuê là tổ ấm của gia đình chị Ngân.
Căn nhà thuê cấp 4 không quá khang trang, đầy đủ nhưng thoáng mát, yên tĩnh và quan trọng hơn, hàng xóm xung quanh ít khi tò mò, xét nét người mẹ có gương mặt dị dạng, cơ thể chằng chịt vết sẹo.
Bị chồng tưới xăng thiêu, gần như không vùng da nào trên cơ thể còn lành lặn. Từ tháng 3 năm ngoái đến nay, chị Ngân trải qua 4 lần phẫu thuật ở phần nách, bàn tay, khuỷu tay trái và cổ.
Video đang HOT
Trải qua nhiều lần phẫu thuật, những vết bỏng để lại vẫn là nỗi đau ám ảnh chị Ngân.
Tuy nhiên, mọi vận động, sinh hoạt của chị giờ đây vẫn rất khó khăn. Chị không thể tự buộc tóc vì không đưa được tay lên quá cao, chạy xe máy không vững vì xoay đầu khó khăn. Nhiều ngón tay cong queo, không thể duỗi thẳng hay cầm chắc đồ vật. Ngay cả chuyện đi đứng, nằm xuống, ngồi dậy cũng rất cực nhọc.
Không chỉ là nỗi đau thể xác, ký ức kinh hoàng sau vụ cháy khiến chị rơi nước mắt khi nhớ lại.
Thế nhưng, nỗi đau thể xác chỉ là một phần. Những dày vò, ám ảnh về tinh thần mới là điều khủng khiếp nhất. Mong muốn bỏ lại quá khứ, giữa năm 2019, chị Ngân mang 2 con nhỏ rời quê Phú Yên, vào Sài Gòn sinh sống.
Khởi đầu mới ở nơi xa lạ đem đến sự thanh thản nhưng lại quá nhiều khó khăn. Ban đầu, chị sống ở khu trọ ở TP.HCM làm công nhân may mặc. Lương trả theo ngày từ 100.000-120.000 đồng, không đủ để chị trang trải cho gia đình, nuôi 2 con ăn học. Ngoài ra, khu trọ nhỏ hẹp, sát vách hàng xóm thường hay để ý, lời ra tiếng vào không hay cũng khiến chị gặp nhiều phiền hà.
Nhiều bộ phận cơ thể co quắp, đau đớn, nhưng chị Ngân vẫn nghĩ rằng bản thân đã may mắn vì giữ được mạng sống.
Sau Tết Nguyên đán, chị Ngân nghỉ việc công ty may, đưa các con về Củ Chi, xa trung tâm thành phố, mức sống thấp hơn nhưng bù lại có được sự yên tĩnh. May mắn, chị gặp được chủ nhà tốt bụng, thấy hoàn cảnh 3 mẹ con khó khăn nên cho mướn nhà nguyên căn với giá rẻ.
Tổ ấm của mẹ con chị Ngân là căn nhà cấp 4 chủ cho thuê với giá rẻ. Cuối ngày là lúc mọi người quây quần với nhau.
Sẵn có nghề may vá, chị đến xin làm ở các xưởng gia công quần áo tư nhân. Công việc khá vất vả, lương cũng không nhiều nhưng gần nhà, không cần chạy xe, giờ giấc linh động và thường được bao luôn bữa cơm trưa.
"Tôi cần vượt qua nỗi ám ảnh sau biến cố, gắng gượng không nghĩ đến điều đó để có sức mà nuôi con", chị Ngân chia sẻ.
Hai số phận một nỗi đau
Tháng 10/2019, chị Ngân trải qua đợt phẫu thuật thứ 3 tại Bệnh viện Chỉnh hình và hồi phục chức năng (quận Tân Bình, TP.HCM). Ở đây, chị gặp Hoàng Thị Trang (sinh năm 1991, quê Yên Bái) cũng có hoàn cảnh tương tự. 4 năm trước, Trang bị chồng tưới xăng, thiêu sống. Bị bỏng 90%, cô gái 29 tuổi từng trải qua hơn 10 lần phẫu thuật lớn nhỏ.
Hai con của Trang, một gái, một trai, đều bằng tuổi các con chị Ngân, nhưng sống cùng ông bà nội ở quê. Trang một mình vào Nam tìm công việc tự nuôi bản thân đồng thời dành dụm chút tiền về quê xây nhà, đón các con về ở chung.
Chị Ngân và Trang chuyển về sống cùng nhau. Hai người tìm thấy được sự đồng cảm vì cùng chung cảnh ngộ.
Những người phụ nữ có hoàn cảnh tương đồng, cùng chịu nhiều đau đớn, bươn chải kiếm sống xa quê. Họ dễ dàng trò chuyện, thấu hiểu và đồng cảm với nhau.
Giữ liên lạc gần 4 tháng đến đầu tháng 2 năm nay, khi hay tin Trang vừa nghỉ việc ở một công ty tại Vũng Tàu, có ý định lên Sài Gòn, chị Ngân không ngần ngại rủ Trang về ở chung.
Một buổi tối livestream bán hàng và thư giãn của hai người.
"Cứ nghĩ đến phận mình, hai chị em lại càng thương nhau. Có Trang về ở cùng chị em đồng cảm, cũng giúp đỡ được nhau nhiều hơn trong cuộc sống", chị Ngân nói.
Nhiều lúc mủi lòng, cả hai tìm về những hình ảnh trẻ trung ngày xưa của mình. Thời đó, chị Ngân và Trang có vẻ ngoài xinh xắn. Họ còn nói mình từng được nhiều chàng trai theo đuổi trước khi lập gia đình.
Ký ức về hình dáng xinh xắn ngày trước không ít lần khiến chị Ngân và Trang mủi lòng.
Đều không có người thân, bạn bè ở TP.HCM, trước đây mỗi lần đi phẫu thuật, chị Ngân và Trang không biết phải tự xoay xở như thế nào. Thế nhưng, giờ đây, cả hai thấy yên tâm hơn khi có ít nhất một người bạn bên cạnh. "Trang nói tôi cứ yên tâm, nếu một trong hai người đi mổ vẫn còn người kia vào viện chăm sóc được. Mấy đứa nhỏ cũng có thể nương tựa người xung quanh", chị Ngân kể.
Chị Ngân cho biết, sự hiện diện của Trang trong ngôi nhà khiến cuộc sống mẹ con chị thêm niềm vui.
Cứ thế, căn nhà vốn chỉ có 3 mẹ con chị Ngân lại chào đón thêm một thành viên mới, ấm áp, rộn tiếng cười nói hơn. Nhà có 2 phòng ngủ nhưng chị em, cô cháu quấn quýt nhau nên 4 người chỉ xài chung một phòng rộng chưa đầy 10 m2 chen chúc trên một chiếc giường đôi.
Căn phòng ấm áp mỗi tối của chị Ngân, hai con nhỏ và Trang.
"Từ sau hôm gặp nạn, cả hai chị em đều hay bất an, cứ ở một mình là lại thấy sợ. Nên nằm sát vào nhau như vậy lại thấy an tâm, dễ ngủ hơn", chị Ngân chia sẻ.
Chập tối, hai người đèo nhau trên chiếc xe máy đi chợ mua ít thứ về nấu cơm.
Hơn một tuần qua, Trang cũng theo chị Ngân đến xưởng may học việc. Những ngày đầu, tay chân Trang lóng ngóng, vẫn còn chưa dạn máy nên đường may nhiều khi xiêu vẹo. Thấy thế, chị Ngân nhiều hôm nán lại sau giờ làm để chỉ dẫn thêm cho Trang.
Nghị lực từ tình yêu con
Khuôn mặt biến dạng, cơ thể thường xuyên đau nhức, cử động khó khăn nhưng với chị Ngân, được sống và ở cạnh hai con trai đến ngày hôm nay đã là một kỳ tích.
Người phụ nữ ngoài 30 tuổi vẫn nhớ như in cái đêm ngọn lửa bốc cháy, thiêu rụi chị và cả căn nhà ở quê. Trong khoảnh khắc đau đớn ấy, chị vẫn cố tỉnh táo để tìm chìa khóa, mở cửa và gọi 2 đứa con đang ngủ tháo chạy.
Vượt qua ký ức kinh hoàng và những nỗi đau, chị Ngân giờ có thể làm việc để nuôi hai con. Chị tập tành nghề may gia công, làm thuê cho một cơ sở may nhỏ gần nơi ở.
"May mắn dù nhà cửa hay tất cả những gì mình tạo ra đã cháy hết nhưng 2 đứa nhỏ không bị thương gì. Trong cái họa, đó có lẽ là cái phước lớn nhất", người mẹ kể.
Chị Ngân thường đưa các con đến trường mỗi sáng. Trường học cách nhà khoảng 3 km. Những lúc thật sự mệt mỏi, chị mới để hai con tự đi xe đạp đến trường.
Những ngày đầu chị Ngân nhập viện, bác sĩ năm lần bảy lượt nhắc người nhà chuẩn bị tinh thần vì tình trạng quá nguy kịch. Đứa con lớn vừa nhìn thấy mẹ đã ngất xỉu. Đau đớn tưởng như chỉ muốn chết đi để giải thoát, chị Ngân vẫn cố gắng gượng khi nghĩ đến 2 đứa con còn chưa học hết tiểu học.
Chị Ngân nói rằng, hai con là động lực để chị duy trì cuộc sống và ấp ủ hy vọng cho tương lai.
"Lúc đầu không đứng được, phải có người đút cho ăn, đánh răng cho, giúp đi vệ sinh. Khi đó, đứa nhỏ mới có 5-6 tuổi, nhiều khi nhìn con tắm rửa, gội đầu mà không sạch, mình khao khát lắm, 'trời ơi ước gì mình ngồi dậy được mình tắm cho con, mặc được đồ cho nó'", chị Ngân kể.
Biết mẹ không còn được khỏe mạnh, hai con trai của chị Ngân học cách tự lập từ sớm. Đứa lớn năm nay mới lớp 4 đã biết nấu ăn, rửa bát, dọn dẹp nhà cửa đâu vào đấy. Đứa nhỏ chưa tròn 8 tuổi cũng đã rành rọt nấu cơm, nhặt rau, quét nhà.
Hai anh em Trí - Hiếu khá chăm ngoan. Những lúc đi học về, cả hai thường làm việc nhà phụ giúp mẹ.
Mấy hôm trở trời, phần vai, đầu gối, khuỷu tay, ngón tay không thể duỗi thẳng của chị Ngân lại trở đau. Nhiều lần chị đến bệnh viện thăm khám nhưng cứ nghe bác sĩ tính đến chuyện phẫu thuật, chị lại thấy lo vì ước chừng chi phí quá lớn, không kham nổi.
Đau nhức là vậy nhưng xưởng may nhập hàng, có người gọi đi làm là chị lại đi, chẳng nề hà vất vả bao giờ. "Giờ hoàn cảnh vậy, đâu dám mơ cao, ước dài, thành đạt này kia. Không bao giờ dám. Cuộc sống bây giờ mình còn phải đang nhịn ăn nhịn mặc lo từng bữa nên chẳng thể nghĩ quá xa", chị Ngân nói.
Mong ước lớn nhất của chị Ngân giờ đây là làm nghề may hoặc buôn bán, để kiếm đủ tiền, lo cho hai con học hết cấp 2, lấy bằng nghề để sau này dễ kiếm công việc, tự nuôi sống bản thân.
Đầu tháng 6, tiết trời Sài Gòn dịu mát hơn nhờ những cơn mưa đầu mùa. Khoảng sân nho nhỏ trước nhà chị Ngân ngập tràn màu xanh của rau cải, rau dền, xương rồng được trồng trong những bình nước hỏng, vỏ chai nhựa tái chế. Nâng niu từng chậu cây, mớ rau, chị Ngân say sưa kể tỉ mẩn các công đoạn vun xới, chăm bẵm.
Chăm sóc những mầm rau, dây leo cây trái là thú vui mỗi sáng của chị.
Người mẹ hai con nói rằng không biết từ bao giờ mình lại thích trồng cây đến vậy. Có những ngày, hàng chưa về kịp để may, chị lại ngồi hàng giờ bón phân, tưới chắm, hay chỉ đơn giản lặng ngắm mỗi mầm cây đang đội đất vươn lên.
"Nhìn cây cối lớn lên từng ngày, xanh tốt, giàu sức sống, mình như được truyền thêm năng lượng tích cực, thấy bản thân mạnh mẽ và yêu đời hơn", chị nói.
Cuộc đời có 3 điều tối kỵ nói, nếu tránh được sẽ hưởng phúc lộc đầy mình Đời người rốt cuộc có 3 điều tối kỵ, nếu tránh được sẽ phúc đắp dày mình: Không chần chừ, kiệm lời, không khoa trương Làm việc không nên lần lữa Lúc mới lớn dậy, ai cũng đều có rất nhiều mộng tưởng. Nhưng biết bao nhiêu giấc mơ ấy cứ bị lần nữa, hết lần này tới lần khác, cuối cùng đều...