Ba món cá có tiếng ở Buôn Mê Thuột
Buôn Mê Thuột không chỉ hút hồn du khách bởi thiên nhiên hoang sơ mà còn những món ăn tưởng chừng là đặc sản của vùng khác.
Du khách đến Buôn Mê Thuột (Đắk Lắk) có thể thưởng thức 3 món ăn được chế biến từ các loại cá dưới đây.
Không phải xứ biển nhưng món bánh canh cá dầm vẫn nổi tiếng ở Buôn Mê Thuột mà bạn không nên bỏ qua. Sức hút của món ăn nằm ở vị nước dùng ngọt, chua cay và những miếng cá thu chắc thịt, thơm nức.
Tô bánh canh cá dầm có giá từ 15.000 đồng. Ảnh: yeutre.
Khi nghe qua cái tên, nhiều người sẽ nghĩ bánh canh nấu cùng với loại cá mang tên “dầm”. Nhưng thử qua mới biết cá trong tô bánh canh là cá thu. Khách thường dầm nát cá ra trước khi ăn nên món có tên như vậy.
Cá được làm kỹ trước khi nấu cùng với nước lèo nên không có mùi tanh khi ăn. Ngoài cá thu là nguyên liệu chính, một tô đầy đủ còn có thêm chả, bao tử cá hoặc giò heo theo yêu cầu của khách. Giá cả cũng vì vậy mà dao động.
Địa chỉ gợi ý: quán ăn trên đường Bà Triệu, Hai Bà Trưng hoặc Lê Thánh Tông.
Video đang HOT
Ở Tây Nguyên, cá bống thường thấy ở những ngọn thác. Theo người địa phương, cá cũng chỉ sống được ở môi trường này. Cá bống sau khi mang về và sơ chế sẽ được ướp chút muối để thịt cứng hơn. Sau đó sẽ trộn chung với riềng giã nhỏ.
Người ta thường nấu cá trong những nồi đất, trên ngọn lửa vừa. Khi riềng và cá tỏa mùi thơm ngào ngạt cũng là lúc đầu bếp bắt đầu nêm nếm các loại gia vị cho vừa ăn.
Món ăn có màu sắc bắt mắt. Ảnh: phuotbiz.
Món này ngon nhất khi ăn kèm với cơm trắng hoặc cơm lam, thích hợp cho các bữa ăn chính. Giá cả cũng dao động tùy theo từng quán ăn, trung bình khoảng 60.000 – 100.000 đồng một suất.
Địa chỉ gợi ý: các quán ăn ở trung tâm thành phố, quán ở thác Krông Kmar – Krông Bông.
Trái cà có vị đắng giống cà pháo nhưng nhỏ hơn, có gai và màu xanh sọc đốm trắng. Cà được người đồng bào gọi là Prền Bơtang, Sơre Prền, Đưng Prền, người miền xuôi gọi là cà đắng. Đây là một loại cây dại mọc nhiều trong rừng, thường được đồng bào Ê đê, K’Ho hay Chu Ru mang về trồng trong vườn nhà, có trái quanh năm.
Người dân Buôn Mê Thuột thường dùng trái cà đắng để chế biến thành nhiều món ăn, trong đó phải kể đến món gỏi với cá cơm.
Gỏi cà đắng cá cơm, món ăn không nên bỏ qua khi đến Buôn Mê Thuộc. Ảnh: Youtube.
Cà sau khi hái và rửa sạch sẽ xắt lát mỏng vừa ăn. Để giữ màu trắng và khử bớt vị chát, người ta thường đem ngâm cà trong nước có pha nước cốt chanh. Trước khi móc ruột và tách lấy xương, cá cơm cũng được ngâm trong nước ấm vài phút cho mềm. Sau đó, cá sẽ được rang sơ trên chảo cho dậy mùi.
Hỗn hợp trên sẽ được trộn với nhau cùng với nước cốt chanh. Tùy vào khẩu vị của mỗi người sẽ gia giảm gia vị sao cho vừa ăn. Món sẽ mất ngon nếu thiếu chén nước mắm pha chua ngọt.
Trong không khí se lạnh của núi rừng Tây Nguyên những ngày cuối năm, bạn đừng quên thưởng thức miếng gỏi đậm vị kèm chút rượu cần.
Địa chỉ gợi ý: hầu hết thực đơn của các quán ăn gia đình trong trung tâm thành phố đều có món này.
Bún chìa - món ăn dân dã nổi tiếng ở phố núi Buôn Mê Thuột
Bún chìa là một trong những món ăn dân dã nổi tiếng ở 'thủ phủ cà phê Việt Nam' mà nhiều du khách đến đây bị "đốn tim".
Bán bún chìa đầy đặn, nhiều thịt.
Thời tiết vào những ngày đầu xuân trên cao nguyên khá lạnh, nhất là vào buổi tối. Nhưng cái cảm giác vừa đói vừa lạnh, đặc biệt sau một chuyến hành trình dài từ nơi khác tới, chắc chắc sẽ bị xua tan ngay khi bạn có cơ hội thưởng thức một món ăn đặc biệt của thành phố Buôn Ma Thuột, đó chính là bún chìa. Chỉ cần nhìn cửa tiệm vào lúc tối muộn vẫn sáng đèn và nồi nước dùng nghi ngút khói, bạn sẽ không thể cưỡng lại mong muốn được nếm thử.
Bún chìa (hay còn gọi là bún giò chìa) có nước dùng khá giống với bún bò Huế. Khác biệt lớn nhất là ở phần nguyên liệu. Thay vì sử dụng thịt bò, người dân vùng cao nguyên này sử dụng phần tảng thịt phía chân sau của con lợn. Thịt được chọn đem về rửa sạch, sau đó ninh cho chín nhừ trong nồi nước dùng, tiếp đó vớt ra để nguội. Mỗi khi có khách gọi món, chủ quán lại lấy từng khúc giò chìa đem thả vào nồi nước dùng cho nóng, sau đó cho vào tô bún đã có sẵn chút mắm ruốc, sau cùng là cho hành lá, hành tây và chan nước dùng nóng hổi vào bát.
Nước dùng nóng hổi thơm lừng, đậm đà và thanh dịu cộng với chút vị thơm nồng của mắm ruốc, những khúc giò chìa được ninh nhừ béo ngậy... khiến ai nấy đều tỉnh táo sau một chuyến hành trình dài.
Nước dùng nóng hổi, thoang thoảng hương vị của bún bò Huế.
Món bún giò chìa được ăn kèm với rau sống giúp thực khách cảm thấy ngon miệng và không bị ngấy. Món ăn thật sự đầy đặn, thích hợp với những người "phàm ăn", những người dừng chân vội vàng khi gặp thời tiết lành lạnh mỗi buổi tối ở Buôn Ma Thuột.
Đã gần nửa đêm, quán bún chìa vẫn tấp nập người ra vào. Mặc dù quán có bán nhiều món khác nhau, nhưng có lẽ, món bún chìa này được nhiều thực khách ưa thích nhất vào những ngày thời tiết se lạnh như thế này.
Một bát bún giò chìa ăn no căng bụng, làm hài lòng cả những thực khách ăn khỏe nhất, có giá từ 35.000 đến 40.000 đồng. Bạn có thể tìm thấy quán bún bò chìa ở ngay khu trung tâm, số 222 đường Nguyễn Tất Thành hoặc ở nhiều nơi khác trong thành phố Buôn Ma Thuột.
Những tảng thịt đầy đặn cho một bán bún chìa.
Cá hố - món ăn dân dã Cá hố sống ở biển, mình dẹt, thân dài không vảy tương tự lươn nhưng có màu trắng bạc. Cá hố trưởng thành dài chừng 60-90cm, thịt trắng, mềm, gần như không có xương (trừ xương sống), có thể chế biến được nhiều món ăn hấp dẫn. Cá hố một nắng rim. Cá hố sinh sống cả ngoài khơi và ven bờ, thường...