Ba món ăn chơi từ ốc đắng
Gỏi ốc đắng trộn bắp chuối, chả ốc đắng, và ốc đắng chiên trứng là những món ăn để lại ấn tượng sâu sắc đối với tuổi thơ tôi và chắc chắn bất kỳ ai từng ăn sẽ nhớ mãi.
Ốc đắng là loài nhuyễn thể, mình tròn, to cỡ đầu ngón trỏ (cũng có khi lớn hơn), màu nâu thẫm, đuôi nhọn, trôn ốc xoắn nhặt (tương tự như ốc gạo) thường xuất hiện quanh năm nơi các ao, hồ, sông, rạch nơi đồng bằng miền Tây. Chỉ cần xuống sông, dùng rổ thưa xúc phía dưới những giề lục bình, hay mò dưới mương vườn nơi những gốc cây, chà tre mục, những trái dừa bị sóc ăn rụng lâu ngày… ta có thể “tóm” được chúng. Một người cần mẫn, thao tác trong vài giờ có thể thu hoạch cả ký ốc đắng rất dễ dàng.
Ốc đắng gắn liền trong ký ức của những cư dân đồng bằng sông Cửu Long qua các món ăn dân dã, nhưng ấn tượng sâu sắc đối với tuổi thơ tôi vẫn là ba món: Gỏi ốc đắng trộn bắp chuối, chả ốc đắng, và ốc đắng chiên trứng.
Từ ốc đắng có thể làm thành nhiều món ngon. Ảnh: Hữu Tưởng.
Làm món Gỏi ốc đắng trộn bắp chuối hơi tốn công một chút. Trước hết, ốc đắng bắt được (hay mua ở chợ) về rửa sạch bùn đất. Đổ ốc vào thau ngâm với nước lạnh cùng vài trái ớt sừng đâm giập cho ốc nhả thức ăn ra nhanh. Tiếp đến, lấy vài tép sả đập giập (hoặc lá ổi, lá chanh cũng được) lót dưới đáy nồi cho có mùi thơm, rồi đổ ốc vào cùng nước lạnh ngập xăm xắp, đặt lên bếp luộc chín, để ra rổ. Chờ nguội dùng que nhọn nhể ốc cho vào tô.
Bắp chuối xiêm xắt mỏng ngâm vào nước lạnh có vắt chút nước cốt chanh (để ghém không sẫm màu), vớt ra để ráo. Phi mỡ (dầu), tỏi thơm và cho thịt ốc vào xào sơ, để ra thau. Trộn đều hỗn hợp (bắp chuối ốc rau răm) cùng gia vị (nước cốt chanh đường nước mắm) vừa khẩu vị, múc ra dĩa. Cuối cùng, làm một chén nước mắm chanh, tỏi ớt, và rắc vào dĩa vài nhúm đậu phộng rang giã giập là xong. Món này mà “lai rai” với “đế” rất bắt.
Video đang HOT
Ốc đắng chiên trứng ăn bắt mắt ăn kèm với bát canh hoa bí rất hợp vị.Ảnh: Hữu Tưởng.
Còn món C hả ốc đắng chế biến hơi “vẽ duyên” một chút để hương vị được thăng hoa. Nói thế, có nghĩa là ta phải thêm một số “phụ gia” vào như: thịt ba rọi, trứng vịt, cùng một số gia vị khác.
Trước hết, ốc đắng luộc chín, nhể thịt ốc ra (khoảng 200 gram) để vào tô. Thịt ba rọi (hoặc nạc dăm khoảng 100 gram) bằm nhuyễn, hành tím (xắt miếng mỏng) cùng trứng vịt (2 trứng muối 1 trứng tươi) cho vào tô và dùng đũa đánh đều hỗn hợp trên. Thêm gia vị (muối đường bột ngọt tiêu xay vài lát ớt) vào vừa khẩu vị. Sau cùng, đặt tô ốc vào xửng chưng cách thủy.
Khoảng 20 phút sau mở nắp ra, thấy trứng đông, dùng đũa xiên thử, thịt không dính đũa là chín. Lấy tô ra để nguội, dọn lên bàn. Nhớ thêm vài cọng ngò rí trang trí cho bắt mắt và phong phú thêm hương vị. Món này ăn cùng với rau sống (dưa leo, rau thơm, chuối chát…) rất tuyệt và hao cơm.
Riêng, món Ốc đắng chiên trứng chế biến rất dễ dàng, nhanh gọn. Ốc luộc chín, lấy thịt cho vào tô. Đập một trứng vịt cho vào thịt ốc (cùng ít nước) và dùng đũa đánh đều hỗn hợp. Nêm nếm gia vị (nước mắm đường bột ngọt hành lá xắt nhuyễn tiêu xay) cho vừa ăn, rồi cho hỗn hợp vào chảo và bắc lên bếp chiên (như đổ bánh xèo). Khi thấy mặt dưới chín vàng, dùng xạng xếp lại thành hình bán nguyệt là xong. Món này dùng chung với món canh bông bí đậm đà hương vị.
Vậy, nhân dịp hè về, bạn thử chế biến những món ngon từ ốc đắng này cho cả nhà thưởng thức xem sao. Tôi tin chắc mỗi thành viên trong gia đình sẽ nhớ mãi món ăn dân dã nơi quê nhà miền Tây yêu dấu.
Theo VNE
Hà Nội có phố chuyên... ép biển số xe
Dăm bảy năm nay, nhiều người Hà Nội hễ cần ép biển số xe máy- ôtô, lại tìm đến phố Nhà Hỏa.
Bôi keo silicon ở mặt ngoài của tấm biển, chống nước vào
Kể ra, chuyện lắp cái biển số cho xe cũng trải qua lắm giai đoạn. Ban đầu, cách đơn giản là đục 2 cái lỗ trên tấm biển số được cấp mới, rồi xiên thẳng ốc vít mà siết lại. Kiểu này vừa thiếu thẩm mỹ vừa kém bền. Lắm anh thợ kém đục lỗ trúng ngay các con số, làm sứt sẹo, che lấp; tấm biển không được che chắn, sau một thời gian "phơi mưa phơi nắng" thì cả dãy số mờ đi, trông bạc trắng...
Một thời gian sau, tấm biển kiểm soát được kê thêm một miếng thép mỏng phía sau để đỡ bị cong vênh khi không may xe đi sau tông phải. Tiếp đến là giai đoạn, tấm biển được đưa vào trong hộp sắt có viền trang trí bên ngoài: thôi thì đủ loại hoa văn uốn lượn do các cơ sở gia công tự nghĩ ra.
Anh Tuấn đang tô lại một tấm biển bị mờ sơn
Cuối cùng là giai đoạn, biển số xe được nhét vào trong hộp mi-ca, xuất hiện khoảng gần 10 năm trước và kéo dài cho tới hiện nay.
Giờ thì cứ đến bất cứ điểm cấp biển số xe nào của Hà Nội cũng có sẵn một đội quân ép biển chờ sẵn, chỉ cần chủ xe lấy biển kiểm soát ra là mời chào ríu rít. Tuy nhiên, nhiều người cầu kỳ vẫn cầm biển về phố Nhà Hỏa để lắp.
Cửa hàng ép biển số nổi tiếng nhất trên phố này là của anh Tuấn "miền Nam". Cách đây 8 năm, một chàng trai nói giọng Sài Gòn tìm đến phố Nhà Hỏa, xin ngồi ké dưới gốc cây trước cửa số nhà 19, để làm nghề ép biển xe máy.
Để lắp biển số cho cân, người thợ có một tấm tôn mẫu, đột lỗ sẵn (ảnh phải)
Bôi keo silicon từng con ốc mặt sau của biển số xe.
Với cách ép biển mi-ca hoàn toàn khác lạ, một lượng khách lớn nhanh chóng tìm tới anh Tuấn. Thấy thế, một số cửa hàng trên phố rục rịch bắt chước, mở thêm, dần hình thành cả một dãy phố với 5-6 cửa hiệu ép biển số.
Sau này khách đông, anh Tuấn thuê thêm một ki-ốt nhỏ ở số 10 phố Nhà Hỏa, đồng thời gọi thêm 3 cậu thợ (đều là người họ hàng) từ miền Nam ra phụ việc. Mặc dù những chiếc hộp mi-ca giờ sản xuất đầy rẫy ngay tại Hà Nội, song anh Tuấn vẫn nhập hàng từ TP.Hồ Chí Minh ra để làm. Theo lý giải thì hàng gia công nơi đây trông đẹp và chất lượng hơn.
Quan sát quá trình anh Tuấn ép một tấm biển số xe mới hiểu vì sao nhiều khách đến cửa hàng của anh đông: Từ công đoạn tháo, rửa, sơn lại (đối với biển số xe cũ) cho đến việc đục lỗ, bắt vít, bôi keo, gò cạnh... đều được anh làm một cách thuần thục và hết sức cẩn thận.
"Làm sao khi tấm biển lắp vào xe trông phải thật thẩm mỹ, cân đối và chắc chắn. Đồng thời nếu như chủ xe không đâm, đụng thì nước mưa không thể vào biển trong khoảng thời gian ít nhất 2 năm"- anh Tuấn nói.
Một cửa hàng khác cũng chuyên ép biển số xe, trên phố Nhà Hỏa
Phố Nhà Hỏa dài 128m, đi từ ngã năm các phố Hàng Gà, Hàng Điếu, Hàng Phèn, Cửa Đông đến góc phố Đường Thành và Bát Đàn, thuộc phường Cửa Đông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đây nguyên là đất thôn Yên Nội, tổng Tiền Túc (sau đổi là tổng Thuận Mỹ), huyện Thọ Xương cũ.
Thời Pháp thuộc, phố có tên Rue Feitshamel. Sau Cách mạng tháng Tám, phố được đổi tên là phố Nhà Hỏa. Sở dĩ có tên Nhà Hỏa là vì đoạn phố giáp đầu phố Hàng Điếu thuộc thôn Yên Nội. Thôn này vốn có ngôi đền Nhà Hỏa thờ thần Hỏa (nay là số nhà 30 phố Hàng Điếu), nên cũng được gọi là thôn Nhà Hỏa. Ở đền có quả chuông lớn để báo động khi có cháy. Hiện nay, đền Nhà Hỏa là ngôi đền duy nhất ở Việt Nam thờ thần Hỏa. Ngôi đền được xếp hạng Di tích lịch sử năm 1999.
Ngoài những cửa hàng chuyên ép biển số xe ra, thì phố Nhà Hỏa còn có khoảng dăm hàng rửa xe. Vì thế con phố chỉ dài vỏn vẹn hơn trăm mét này luôn tấp nập xe cộ ra vào.
Theo ANTD
Xuất hiện loại ma túy nguy hiểm, có thể xóa hoàn toàn trí nhớ nạn nhân Vài phút sau khi hít hoặc uống chất không mùi không vị này, nạn nhân sẽ răm rắp nghe theo lời kẻ tấn công và không nhớ gì về vụ việc sau đó. Một loại chất gây ảo giác có khả năng xóa sạch trí nhớ hoặc thậm chí gây tử vong cho con người đang được bày bán tự do trên các...