Ba mẹo vặt giúp bạn lái xe an toàn
Một số mẹo lái xe an toàn cực hay sau đây bạn có thể tham khảo.
Nhiều người vẫn tưởng rằng chỉ cần biết các điều luật về giao thông đường bộ là có thể lái xe an toàn. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều những quy tắc khác mà bạn nên chú ý khi lái xe. Nếu bỏ qua các quy tắc này, bạn có thể sẽ bị thương nghiêm trọng ngay cả trong những vụ va chạm nhỏ.
Sau đây là một số mẹo hữu ích bạn có thể áp dụng khi lái xe:
Điều chỉnh ghế lái đúng cách
Tư thế này giúp lái xe không bị mỏi trong những chuyến đi dài. (Bright Side)
Việc điều chỉnh ghế lái phải đảm bảo tư thế ngồi thoải mái, lưng bạn không bị đổ về phía sau hoặc dúi về phía trước, vừa khớp cho các thao tác xoay vô lăng, đạp chân ga, chân phanh.
Trong trường hợp khẩn cấp, chúng ta đều có xu hướng hành động theo bản năng. Chẳng hạn, trước khi va chạm, mọi người thường đẩy tay vào vô lăng, đồng thời đạp căng chân phanh dưới sàn xe. Lúc này, đầu gối và khuỷu tay chính là các bộ phận dễ bị tổn thương, kể cả trong một tai nạn nhỏ.
Nếu vị trí ghế bị chỉnh về sau quá xa, lưng ghế bị ngả, cơ thể người lái cũng sẽ bị ngả về phía sau. Khoảng cách giữa người lái và vô lăng quá xa khiến lái xe phải chủ động nắm với vô lăng thay vì điều khiển nó.
Tư thế lái xe sai. Ảnh: Bright Side
Vì vậy, việc căn chỉnh vị trí, độ cao của ghế và độ nghiêng của lưng ghế tốt nhất là phải tạo được tư thế ngồi hơi trùng đầu gối và khuỷu tay một chút.
Để căn được vị trí hay độ cao phù hợp, hãy đặt chân phải của bạn lên chân phanh và chân trái đạp chân côn nhấn xuống thấp hết cỡ (nếu bạn đi xe số sàn), sau đó đẩy ghế về phía trước để đầu gối của bạn hơi trùng “đúng chuẩn”.
Video đang HOT
Để căn chỉnh góc lưng ghế, bạn nên duỗi thẳng chân, tựa lưng khớp với ghế một cách thoải mái và thử cầm vô lăng mà không cần di chuyển cơ thể lên phía trên. Nếu phải di chuyển cả cơ thể lên phía trên để cầm nắm vô lăng, hãy chỉnh ghế lái lại gần hơn.
Vị trí ghế hợp lý khi lái xe. Ảnh: Bright Side
Cuối cùng, cần xác định vị trí tay bạn và vô lăng cho phù hợp. Hãy thử duỗi cánh tay của bạn. Nếu cổ tay của bạn chạm vào điểm trên cùng của vô lăng, bạn đã xác định đúng khoảng cách.
Vị trí tay hợp lý. Ảnh” Bright Side
Kiểm tra ống dẫn dầu phanh
Dấu hiệu ống dẫn dầu phanh hỏng. Ảnh: Bright Side
Dấu hiệu nhận biết hệ thống phanh có vấn đề là:
Có tiếng rít và tiếng kêu cót két khi phanh.
Đạp phanh có cảm giác bị rung.
Xe lệnh một bên khi nhấn phanh.
Có dấu vết rò rỉ dầu phanh ở phía trong của bánh xe.
Đừng đợi cho đến khi xe xuất hiện một trong các dấu hiệu này. Thay vào đó, bạn nên thường xuyên theo dõi tình trạng của má phanh và ống phanh. Một vết nứt nhẹ ở ống dẫn dầu phanh có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng như không thể phanh xe ngay khi sắp tông vào một người đi đường.
Hãy dùng tay để kiểm tra trực tiếp xem các ống dẫn dầu dầu phanh có hoạt động tốt không. Nếu có dấu hiệu cứng và nứt, bạn nên thay ngay đồ mới. Các ống phanh cần phải khô và không có bất cứ rò rỉ nào.
Sau khi thay đường ống dầu phanh, bạn cần xả gió trong hệ thống phanh đến khi không còn bọt khí trong dầu phanh.
Gót chân không bao giờ được rời khỏi sàn xe
Tư thế để chân đúng và sai khi lái xe. Ảnh: Bright Side
Điều này sẽ giúp các chân ga, chân phanh không bao giờ trượt khỏi chân bạn.
Tuy nhiên, kích thước bàn chân của bạn cũng đóng một vai trò quan trọng. Lời khuyên này sẽ hơi khó thực hiện với các bạn có bàn chân nhỏ. Tuy nhiên, có một phương pháp có thể phù hợp với tất cả mọi người – chuyển chân giữa các bàn đạp theo nguyên tắc gót sang gót.
Hãy luôn ghi nhớ, khi sử dụng chân ga, phải luôn giữ chắc gót chân ở sàn xe, còn khi nhấn chân phanh, gót chân có thể sẽ không cần chạm xuống sàn xe. Điều này phụ thuộc vào kích thước bàn chân cũng như khoảng cách giữa các bàn đạp.
Khi lái xe, tư thế cầm vô lăng thế nào là chuẩn?
Dưới đây là những kinh nghiệm cầm vô lăng, tay lái mới có thể tham khảo.
Cách cầm vô lăng
Theo các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực dạy lái ôtô, góc cầm của vô lăng "chuẩn nhất" nên ở 9 giờ 15 phút.
Góc cầm này sẽ giúp tài xế dễ vận hành xe nhất ở bất kỳ tình huống nào, như đi thẳng, rẽ phải, rẽ trái, thậm chí ngay cả trong trường hợp phanh gấp, hoặc cần phải tăng tốc.
Tư thế cầm vô lăng chuẩn giúp lái xe kiểm soát tình huống tốt hơn. Ảnh: Cartimes.vn
Cách cầm vô lăng khi xe vào cua
Để có thể làm chủ vô lăng một cách tốt nhất, động tác kéo là kỹ năng cơ bản khi lái xe. Cụm điều hướng có cấu trúc khiến cho vô lăng thường tạo ra lực phản lại hướng đánh lái của bạn. Do vậy, tay đẩy ít có khả năng cho cảm giác đúng về lực và góc của đánh lái giống như tay kéo.
Theo kỹ thuật quay vô lăng khi vào cua, chúng ta cần chú ý khi xe vào cua bên nào thì tay của bên đó sẽ dùng để kéo vô lăng và tay còn lại sẽ dùng để đẩy vô lăng. Cách lái xe như thế sẽ giúp người lái kiểm soát được khi bị vô lăng đánh trả lái.
Khoảng cách tốt nhất từ vai đến vô lăng xe
Trước khi điều chỉnh ghế lái, tài xế cần căn khoảng cách để tay cầm vô lăng không bị quá duỗi hay bị quá gần. Nếu tay bị xa vô lăng thì tài xế khi cầm vô lăng rất khó khăn khi phải vần vô lăng nhiều vòng.
Tuy nhiên, nếu tay bị đặt quá gần cũng gây khó khăn cho tài xế khi cần xử lý các tình huống nguy cấp. Các chuyên gia khuyên bạn tư thế lái xe ô tô đúng cách là cánh tay tạo nên một góc khoảng 120 độ so với vô lăng, tức là khoảng 30cm đến 40cm.
Cách đặt các ngón cái trên vô lăng
Có rất nhiều cách cầm vô lăng ôtô, cách chuẩn nhất là ngón tay cái của tài xế phải tỳ lên vô lăng của xe chứ không phải là nắm chặt. Với cách đặt ngón tay cái như vậy, tay bạn sẽ không nắm vô lăng một cách quá chặt hay quá lỏng. Hơn nữa, khi giữ tay theo cách đó, người lái trong xe có thể thấy rõ được phản xạ của vô lăng xe so với mặt đường. Trong trường hợp khi đang lái có xảy ra các tình huống gấp, tài xế sẽ không bị móc ngón tay cái vào trong vô lăng nên cũng không bị vặn cổ tay.
Cách điều chỉnh độ nghiêng lưng ghế lái
Tư thế lái thoải mái nhất cho tài xế khi lái xe mà không gây đau lưng chính là ngả ghế lái về phía sau. Góc ngả lý tưởng nhất là khoảng 20 độ. Khi lái xe, người lái nên thực hiện cách ngồi sau: ngồi thật kín, lưng và mông được áp thật sát vào góc gập của ghế lái.
Nếu người lái không ngồi kín và không áp sát sẽ tạo ra khoảng hở khiến lưng bị cong hình chữ C, từ đó gây mỏi lưng và tổn thương cho cột sống nếu duy trì tư thế đó lâu dài.
Lái xe chậm có thật sự tiết kiệm nhiên liệu? Ngoài việc chọn xe ngốn ít nhiên liệu, tài xế cần lái xe thế nào để đạt hiệu quả tiết kiệm nhiên liệu cao nhất? Có phải cứ lái xe thật chậm là sẽ tiết kiệm? Nhiều người cho rằng, lái xe chậm là một trong những kinh nghiệm để tiết kiệm nhiên liệu nhiều nhất cho ôtô. Vậy nhưng, điều này không...