Bà mẹ tự tay kéo thai nhi ra khỏi bụng trong ca sinh mổ đặc biệt
Trong một ca sinh mổ được áp dụng theo phương pháp mới, thay vì bị che chắn bởi một tấm vải ngăn cách ngay trước mặt, người mẹ đã tham gia trực tiếp vào việc đỡ đẻ khi tự tay kéo con ra khỏi bụng.
Mới đây, Carley Valikoula, bà mẹ 36 tuổi người Australia đã chia sẻ một câu chuyện đặc biệt về lần sinh con thứ ba của mình. 18 tháng trước, Carley đã tự tay kéo cô con gái nhỏ Leilani ra khỏi ổ bụng khi ca sinh mổ của cô được áp dụng theo phương pháp mới với sự tham gia của người mẹ.
Ca sinh mổ kỳ diệu này đã được kịp thời ghi lại bằng những bức ảnh chân thực. Bà mẹ Carley, khi vẫn nằm trên bàn mổ, nhổm người dậy ôm lấy cơ thể của cô con gái chưa chào đời hoàn toàn và nhấc cô bé ra khỏi ổ bụng của mình, thay vì chờ đợi các bác sỹ tiếp tục các thao tác của ca mổ.
Carley tự tay kéo cô con gái sơ sinh ra khỏi bụng mình.
Carley được bác sĩ hướng dẫn đặt tay dưới nách cô con gái.
Cô rất mừng vì có thể da tiếp da với con gái ngay sau khi bé chào đời.
Carley chia sẻ: “Cách tôi sinh con là phương pháp sinh mổ với sự tham gia của người mẹ, và tôi sẽ 100% làm như vậy nếu sinh lần nữa. Sinh mổ chắc chắn không hề đơn giản. Người mẹ sẽ rất vất vả, và tôi sẽ không bao giờ phán xét bất kỳ ai sinh con như vậy. Tôi có ba đứa con, tất cả đều ra đời bằng phương pháp sinh mổ nhưng việc sinh con bằng phương pháp sinh thường vẫn luôn được tôi lưu tâm tới.
Tôi không thích cái ý nghĩ rằng con tôi bị kéo ra khỏi bụng mẹ, kiểm tra thân thể và truyền qua tay tất cả các bác sĩ đến khi cuối cùng, người mẹ là tôi đây mới được bế đứa bé. Tôi muốn tôi có thể kéo con đặt lên ngực mình ngay lập tức sau giây phút bé chào đời”.
Thomas, 8 tuổi và Jacob, 5 tuổi gặp em gái lần đầu tiên.
Trước đó, Carley đều sinh Thomas (hiện tại đã 8 tuổi) và Jacob (hiện tại 5 tuổi), bằng phương pháp sinh mổ. Thời gian Carley mang thai cậu con trai cả Thomas không xảy ra điều gì ngoài ý muốn, nhưng Carley và chồng John Valikoula đều sững sỡ khi cô bị vỡ nước ối ở tuần thai thứ 36 hồi tháng 9 năm 2010. Trong hai ngày tiếp theo, Carley gần như không chuyển dạ. Lo ngại rằng tình huống của Carley đang diễn tiến quá chậm và gây nguy hiểm cho cả người mẹ và đứa trẻ, các bác sĩ quyết định tiến hành một ca sinh mổ.
“Tôi thực sự thất vọng. Tôi rất mong chờ khi biết có thể sinh thường. Tôi chưa từng nghĩ đến có thể xảy ra bất kỳ vấn đề gì, hay tôi sẽ cần phải sinh mổ”, bà mẹ ba con thừa nhận.
Sau đó, vào năm 2012, Carley mang thai Jacob và một lần nữa quyết tâm sinh thường. Cô tiếp tục kể về lần sinh nở thứ 2: “ Lần này, tôi lên kế hoạch ngay từ đầu. Tôi tìm đến một nữ hộ sinh độc lập và thậm chí một thợ chụp ảnh, bởi tôi muốn sinh con ở nhà“.
Tuy nhiên, đến tháng 1 năm 2013, Carley trở dạ, một lần nữa, quá trình đó xảy ra quá chậm sau khi bị vỡ nước ối. 24 tiếng sau, các bác sĩ quyết định phương án an toàn nhất là đưa cô tới bệnh viện để sinh mổ.
“Mọi người đều buồn thay cho tôi, nhưng tôi đã chấp nhận sự thật đó. Tôi hiểu rằng, trong khi tôi không muốn đối mặt với một lần sinh mổ nữa, thì đó là đều tốt nhất tôi có thể làm cho con.
Tôi không hề bị ảnh hưởng bởi ca phẫu thuật, nhưng tôi muốn trải qua khoảnh khắc khi đứa con chào đời và tôi kéo con đến gần tôi ngay lập tức. Tất nhiên, mọi người phụ nữ phải làm điều họ cần làm, và tôi sẽ không bao giờ đặt nặng lựa chọn của người khác. Có rất nhiều nguyên nhân khiến một người mẹ phải chọn cách sinh mổ và chắc chắn đó là phương pháp không hề dễ dàng”.
Video đang HOT
Carley cũng từng sinh mổ Thomas và Jacob.
Jacob (bên trái) và Thomas bế em gái Leilani.
Và cùng chơi đùa với cô bé ở sân chơi công cộng.
Thực ra ngay từ khi mang bầu Thomas, Carley đã tìm hiểu các tài liệu trực tuyến về phương pháp sinh mổ với sự tham gia của người mẹ – khi người mẹ tự tay kéo đứa con ra khỏi bụng. Nhưng sau đó cô sinh Thomas trong tình trạng cấp cứu nên ý tưởng đó không khả thi. Đến sau khi con thứ hai chào đời, cô vẫn không ngừng nghĩ đến phương pháp sinh mổ mới đó.
Năm 2016, Carley có thai lần nữa, nhưng không may bị sảy ở tuần thứ 11. 6 tháng sau đó, cô phát hiện mình mang bầu Leilani. “Tôi quyết định lần này, tôi sẽ không cố sinh thường nữa”,Carley chia sẻ. “Tôi chỉ muốn lần mang thai này là trải nghiệm quý giá trong cuộc đời và lường trước điều gì sẽ đến. Tôi lo rằng nước ối sẽ bị vỡ sớm và tôi sẽ phải mổ cấp cứu – có nghĩa là tôi không thể tham gia vào ca sinh mổ. Vì vậy, cuối cùng, tôi lựa chọn sinh mổ tự nguyện. Tôi cũng biết ngay từ đầu điều gì sẽ xảy đến với mình”.
Leilani chào đời trong một phòng khám sản khoa tư nhân.
Ban đầu, Carley có kế hoạch sinh Leilani ở bệnh viện Perth, Australia. Tuy nhiên, cô đã tìm đến một bác sĩ sản khoa tư nhân khi biết bệnh viện không cho phép thợ chụp ảnh vào phòng mổ.
Cô nhắn nhủ: “Tôi muốn những người phụ nữ khác hiểu được quyền sinh con của họ và biết họ có quyền yêu cầu chính xác điều họ muốn. Nghe thì có vẻ khó nhưng hãy nhớ rằng bạn có thể lựa chọn cách sinh con của mình. Hãy tìm đến đúng người trợ giúp và kiên định với mong muốn của bản thân.”
Tháng 3 năm 2017, ở tuần thai thứ 39, Carley đã sẵn sàng chào đón cô con gái nhỏ Leilani chào đời. Khi bước vào phòng mổ, cô rất lo lắng nhưng chồng vẫn luôn bên cạnh cô trong suốt quá trình sinh nở, giúp cô ổn định hơi thở. Các bác sĩ đã dựng một tấm chắn ngăn tầm mắt Carley khi họ rạch vết dao đầu tiên. Nhưng 5 phút sau đó, họ hạ thấp tấm chắn để tạo điều kiện cho Carley tự tay kéo con gái ra.
Nhớ lại khoảnh khắc đó, bà mẹ cho biết: “Tôi được gây mê ngoài màng cứng, vì vậy tôi không thấy đau. Tôi đeo găng tay phẫu thuật vào, bác sĩ cầm tay tôi hướng dẫn, sau đó tôi đặt tay dưới cánh tay Leilani và kéo con lên qua đầu tôi.
Thật kỳ diệu khi kéo con bé ra khỏi bụng. Tôi mỉm cười còn John lại khóc. Khoảnh khắc đó rất xúc động. Tôi muốn đặt con bé lên ngực tôi ngay lập tức, nhưng trên ngực tôi phủ một tấm chăn vì phòng mổ rất lạnh. May mắn thay, ai đó đã nhanh chóng lấy nó đi, vì vậy mẹ con tôi có thể da tiếp da luôn”.
Ông bố John tự tay cắt dây rốn cho cô con gái Leilani.
Thường thì bác sĩ sẽ cắt dây rốn không lâu sau khi đứa trẻ chào đời, tuy nhiên, trong trường hợp của Carley, họ trì hoãn việc cắt dây rốn và giữ nhau thai trong một cái bát.
Cô tiếp tục: “Chúng tôi không chắc chắn liệu điều đó có khả thi không, nhưng tôi mừng là chúng tôi có thể trì hoãn việc cắt dây rốn. Trong những lần mang thai trước, tôi đều phải mổ cấp cứu, mọi việc diễn ra rất nhanh và John không thể cắt dây rốn, đó là việc các ông bố thường làm. Dù vậy, lần này anh ấy đã có thể làm điều đó, nó có ý nghĩa rất lớn với John”.
Hiện nay, Leilani đã trở thành một cô bé 18 tháng tuổi xinh xắn, khỏe mạnh.
Carley và Leilani cùng có mặt tại một khu nghỉ dưỡng.
Gia đình Carley và John hạnh phúc với 3 đứa con đáng yêu, khỏe mạnh.
Carley hy vọng rằng, câu chuyện của cô sẽ giúp những người phụ nữ khác dũng cảm yêu cầu điều họ muốn cho ca sinh nở. Cô chia sẻ: “Sinh con là khoảnh khắc thật tuyệt vời và tôi rất mừng với điều mình đã làm”.
Theo Helino
Gây tê ngoài màng cứng thời điểm nào thì không có tác dụng?
Gây tê ngoài màng cứng là phương pháp giảm đau cho sản phụ trong sinh thường và sinh mổ, tuy nhiên nếu tiêm quá muộn, nó sẽ không phát huy tác dụng.
Gây tê ngoài màng cứng là phương pháp gây tê vùng giúp sản phụ giảm đau khi vượt cạn, có thể áp dụng cho cả sinh thường và sinh mổ. Kỹ thuật viên gây tê sẽ tiêm vào sống lưng sản phụ, thuốc gây tê được đưa vào cột sống, sau đó phân tán sang hai vùng lân cận xung quanh. Sau thời gian huy tác dụng, sản phụ sẽ mất cảm giác đau ở một vài bộ phận chịu lực nhiều nhất khi chuyển dạ. Phương pháp gây tê ngoài màng cứng chỉ giảm đau, không giảm cơn co tử cung và sản phụ vẫn tỉnh táo trong quá trình vượt cạn.
Những năm gần đây phương pháp này được nhiều sản phụ lựa chọn để có thể sinh thường nhanh chóng, giảm thời gian chuyển dạ và giảm nguy cơ sinh mổ. Tuy nhiên nếu tiêm quá muộn, thủ thuật này sẽ không có tác dụng.
Nhiều sản phụ chọn gây tê ngoài màng cứng để giảm đau khi chuyển dạ. (Ảnh minh họa: Feedspot)
Các sản phụ cần phải biết rằng thủ thuật gây tê màng cứng chỉ mất khoảng 10 giây, nhưng cần 15 phút để phát huy tác dụng. Thông thường, kỹ thuật này được thực hiện khi sản phụ đã có những cơn co tử cung và cổ tử cung đã mở từ 2 - 3cm. Nếu đã nhìn thấy đầu của em bé mới gây tê thì sẽ không có tác dụng giảm đau cho sản phụ.
Ngoài kiến thức hữu ích này, mẹ đang mang thai cũng nên tìm hiểu một số thông tin cơ bản để chủ động trong cuộc đẻ. Một số điều cần lưu ý phải kể đến như sau.
Thời gian chuyển dạ mất bao lâu?
Nếu bạn đang mang thai em bé đầu, trung bình sẽ mất 12-24 giờ để đón con yêu chào đời. Nếu đây không phải là em bé đầu, thời gian chuyển dạ sẽ diễn ra nhanh hơn, khoảng 8-10 giờ.
Không vỡ nước ối vẫn có thể sinh con?
Bạn vẫn có thể sinh con ngay cả khi không vỡ nước ối. Nhiều phụ nữ không bị vỡ ối trước khi họ sinh. Một số chỉ ra một chút nước ối, thậm chí bác sĩ phải chọc nước ối của nhiều người khi ở bệnh viện. Bởi vậy đừng coi nước ối vỡ là dấu hiệu báo sinh mà đó chỉ là một dấu hiệu nhỏ cần đi kèm nhiều dấu hiệu chính khác.
(Ảnh minh họa: Eketawa)
Sau khi con chào đời, các cơn co thắt sẽ biến mất?
Đáng tiếc là không. Sau khi con chào đời, có thể người mẹ vẫn tiếp tục có các cơn co để sổ nhau thai ra ngoài. Thường từ 5-30 phút sau sinh, bạn sẽ gặp các cơn co thắt nhưng không mạnh như khi chuyển dạ. Chúng giúp bạn đẩy nhau thai xuống dưới và ra ngoài âm đạo.
Khi sinh mổ người mẹ vẫn tỉnh táo?
Ngoài trừ trường hợp đặc biệt phải gây mê cho sản phụ, các trường hợp sinh mổ còn lại, sản phụ vẫn tỉnh táo trong suốt quá trình mổ lấy thai. Kỹ thuật gây tê ngoài màng cứng khiến bạn mất cảm giác đau, chứ không gây hôn mê.
Toàn bộ quá trình sinh mổ mất khoảng 45-60 phút. Tuy không đau, nhưng sản phụ vẫn cảm nhận được một số hành động của bác sĩ như rạch, đưa em bé ra ngoài...
Dấu hiệu sắp sinh em bé?
Tử cung giãn nở và cảm thấy em bé tụt xuống thấp hơn là dấu hiệu cho thấy chuẩn bị đến lúc sinh nhưng chưa đến lúc. Nhưng cơn co thắt thường xuyên, mạnh mẽ là tín hiệu chắc chắn em bé đang chuẩn bị ra ngoài. Điều này được gọi là quy tắc 4-1-1: có nghĩa là các cơn co thắt sẽ đến sau mỗi 4 phút, mỗi lần kéo dài một phút, và diễn ra trong một giờ.
(Ảnh minh họa: Alodokter)
Dấu hiệu chuyển dạ giả?
Chuyển dạ giả là khi các cơn co xuất hiện nhưng biến mất khi bạn di chuyển hoặc thay đổi tư thế. Rất bình thường nếu bạn cảm thấy thi thoảng tử cung co thắt lại, thậm chí rất đau trước ngày dự sinh. Đây là gọi là cơn co thắt Braxton Hicks, nó đến và đi ngay. Nó không gây co thắt gần nhau và biến mất khi bạn thay đổi vị trí, nghỉ ngơi hoặc đi bộ. Khi bạn chuyển dạ thật sự, các cơn co thắt sẽ không dừng lại, bất kể bạn di chuyển như thế nào. Để chắc chắn, bạn có thể hỏi ý kiến bác sĩ.
Độ giãn nở của tử cung
Sự giãn nở được tính bằng centimet (10 cm là dấu mốc khi tử cung giãn nở hoàn toàn và kết thúc giai đoạn chuyển dạ đầu tiên).
Làm thế nào để rút ngắn thời gian chuyển dạ?
Trong quá trình chuyển dạ, hoạt động có thể rút ngắn thời gian sinh con cho phụ nữ tới 28% là hoạt động đi bộ. Đây cũng là lý do vì sao các bác sĩ thường khuyên bà bầu nên đi bộ nhẹ nhàng để tăng sự linh hoạt của các cơ vùng chậu giúp chuyển dạ nhanh chóng.
Ngôi thai thuận là?
Ngôi thai thuận là đầu em bé quay xuống dưới, mặt úp vào bên trong bụng mẹ. Đây chính là vị trí thuận lợi và cũng phổ biến nhất của em bé khi chào đời. Với đầu quay xuống dưới khung xương chậu, mặt úp vào bụng mẹ, em bé sẽ dễ dàng đi qua ống sinh để ra ngoài. Nếu đầu em bé đã quay xuống dưới, nhưng mặt quay ra ngoài, đầu em bé sẽ khó đi ra ngoài hơn, gây khó khăn cho việc sinh nở.
Theo Vietnammoi
Tái tạo bộ phận sinh dục cho bé trai bị chó cắn nát Một năm trước, bác sĩ buộc phải cắt dương vật của bé Giàng Mạnh Cần (Yên Bái) hoại tử sau khi bị chó cắn, nay mới tái tạo. Bác sĩ người Italy Roberto De Castro sẽ phẫu thuật tái tạo bộ phận sinh dục cho bé Cần bằng phương pháp Phalloplasty. Dương vật được tạo hình từ chính phần da thịt ở ổ...