Bà mẹ trẻ được khen xinh đẹp dù đang nuôi con mọn, nhưng nhìn sang em bé ai cũng khuyên cô nên đưa con đi khám bác sĩ
Vừa nhìn thấy diện mạo đứa trẻ, ai cũng hốt hoảng lo lắng thay cho bà mẹ trẻ này.
Đối với cha mẹ tình yêu thương dành cho con cái là bao la vô bờ bến. Họ luôn muốn đáp ứng một cách đầy đủ nhất những nhu cầu và sở thích của con. Ngoài ra cha mẹ nào cũng mong muốn có một đứa con kháu khỉnh, đáng yêu và mũm mĩm.
Mới đây một bà mẹ đã đăng tải lên mạng xã hội những hình ảnh cô đang bế con. Bà mẹ này rất trẻ trung, được mọi người ngưỡng mộ vì có nhan sắc xinh đẹp nổi bật dù đang nuôi con nhỏ. Thế nhưng khi nhìn đứa bé mà cô bé trên tay thì ai cũng phải hốt hoảng.
Bà mẹ xinh đẹp nhưng em bé cô bế lại khiến người xem hốt hoảng.
Em bé rất mũm mĩm đến mức thừa cân béo phì. Đôi má của đứa trẻ đặc biệt ấn tượng, như hai chiếc bánh bao khổng lồ. Chính vì hai má có kích thước quá lớn nên đã chèn ép mắt, mũi và miệng của đứa trẻ khiến các bộ phận ấy trông nhỏ xíu.
Người xem đều đồng loạt khuyên bà mẹ này nên cho con đi bệnh viện kiểm tra xem bé có mắc chứng thừa cân béo phì hay không. Từ đó còn kịp thời điều chỉnh chế độ ăn của con. Các bà mẹ trẻ hiện nay đều đã ý thức được không phải trẻ càng nặng cân càng tốt và khỏe. Béo phì sẽ gây ra rất nhiều ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe của trẻ nhỏ.
Em bé rất mũm mĩm.
Video đang HOT
Những biến chứng nguy hiểm của thừa cân béo phì ở trẻ em
Không chỉ ảnh hưởng đến ngoại hình, béo phì còn gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng khác về sức khỏe cho trẻ, bao gồm:
- Bệnh lý tim mạch: Trẻ em bị béo phì có nguy cơ bị bệnh lý tim mạch ở tuổi trưởng thành như: tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành…
- Bệnh lý nội tiết – chuyển hóa: Bao gồm đề kháng insulin, đái tháo đường type 2, rối loạn mỡ máu, hội chứng đa nang buồng trứng, dậy thì sớm.
- Bệnh lý hô hấp:
Ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn: Tỷ lệ mắc chứng ngưng thở khi ngủ tăng rõ rệt ở trẻ em và thanh thiếu niên bị béo phì.
Hội chứng giảm thông khí do béo phì: Rối loạn này hiếm gặp nhưng đe dọa tính mạng và cần chẩn đoán và điều trị kịp thời.
- Bệnh lý tiêu hóa: Tỷ lệ bị gan nhiễm mỡ lên đến 34% ở trẻ em bị béo phì. Ngoài ra, một nghiên cứu ở Mỹ đã báo cáo nguy cơ sỏi mật ở những bé gái bị béo phì nặng cao gấp 7 lần so với các bé gái có cân nặng bình thường.
- Bệnh lý cơ xương: Bao gồm chân vòng kiềng (bệnh Blount), trượt đầu trên xương đùi. Ngoài ra, trẻ em béo phì có tỷ lệ gãy xương tăng cao, đau khớp thần kinh, đau cơ xương khớp (ví dụ: lưng, chân, đầu gối, mắt cá chân và bàn chân), khả năng di chuyển bị giảm và dị tật chi dưới.
- Các ảnh hưởng về tâm lý: Béo phì ở trẻ em có thể dẫn đến những hậu quả tâm lý xã hội, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Trẻ thừa cân và béo phì dễ bị phân biệt đối xử bởi các bạn đồng trang lứa. Bên cạnh đó, thừa cân béo phì có thể khiến trẻ bị chứng rối loạn ăn uống sau này, khiến trẻ ăn uống không lành mạnh.
Để trẻ duy trì được mức cân nặng ổn định, không mắc chứng thừa cân béo phì thì cha mẹ phải xây dựng cho con chế độ ăn lành mạnh, nhiều hoa quả và rau xanh. Ngoài ra cha mẹ cũng cần hướng dẫn con tập luyện những môn thể thao phù hợp với lứa tuổi và sở thích của bé, tăng cường vận động ngoài trời.
Biếu Tết 10 triệu nhưng vẫn bị từ chối vì mẹ chồng bảo "cần thứ khác", nàng dâu khéo nắn nên chỉ vài phút sau thái độ của bà buộc phải thay đổi
"Hôm qua vợ chồng em về quê, chuẩn bị chục triệu để biếu Tết ông bà. Lúc em đưa tiền, bố chồng không nói gì nhưng mẹ chồng em thở dài...", người vợ kể.
Mối quan hệ áp lực nhất với mỗi phụ nữ khi bước chân vào cuộc sống hôn nhân chính là quan hệ mẹ chồng nàng dâu. Để có thể chung sống hòa thuận, chiều được ý mẹ chồng có lẽ với nàng dâu là cả một "nghệ thuật". Trong đó không chỉ đòi hỏi sự nhún nhường, khéo léo mà cần cả sự thẳng thắn đúng lúc giống câu chuyện của nàng dâu dưới đây.
Câu chuyện cô kể như sau: "Vợ chồng em cưới được 6 năm, hiện có 1 bé gái 5 tuổi. Năm ngoái hai đứa mới mua căn chung cư trả góp, mỗi tháng trả cả gốc lẫn lãi là 13 triệu. Cuộc sống chi tiêu trên thành phố đắt đỏ cộng thêm nuôi con nhỏ, lại cõng trên lưng khoản nợ khiến vợ chồng không dám nghĩ tới sinh thêm đứa nữa. Vì bố mẹ hai bên cũng không có điều kiện, từ ngày hai đứa lấy nhau tới giờ, mọi thứ đều tự túc, không dựa được gì vào gia đình.
Bài chia sẻ của người vợ
Tiếc là mẹ chồng em không hiểu như vậy. Ông bà dưới quê lúc nào cũng thích đông con đông cháu, thấy tụi em mua được nhà cửa rồi, con cũng đã lớn nên suốt ngày thúc con dâu đẻ. Nhiều khi em cũng chia sẻ thật với bà rằng bọn em còn nhiều cái để lo, nợ nhiều, chưa thể sinh thêm song mẹ chồng em toàn bảo 'trời sinh voi sinh cỏ', nợ từ từ rồi cũng trả được hết. Bà sợ phụ nữ có thì, không sinh sớm sau muốn sinh nữa không được.
Em hiểu mong muốn của bà nhưng hoàn cảnh chưa cho phép nên thôi cứ vâng dạ để đó. Sau này kinh tế dư giả hơn mới tính tiếp, còn không thì vợ chồng nhất trí đẻ 1, không vấn đề gì.
Hôm qua vợ chồng em về quê đón Tết, chuẩn bị chục triệu để biếu ông bà. Lúc em đưa tiền, bố chồng không nó gì nhưng mẹ chồng em thở dài, đẩy lại tiền về phía vợ con dâu bảo: 'Chúng tôi không thiếu tiền. Không có tiền của anh chị chúng tôi vẫn có cái Tết đàng hoàng. Chúng tôi cần thứ khác, đấy là cần anh chị đẻ cho tôi thêm đứa cháu kìa'.
Thật sự là em mệt mỏi với lối suy nghĩ áp đặt của mẹ chồng. Bảo chúng em chưa sinh, ông bà chưa có cháu đã đành, đằng này ông bà cứ thích tụi em đẻ nhiều mà không quan tâm tới hoàn cảnh của các con. Bà cứ nghĩ giống như thời xưa các cụ, cứ sinh sau thì có rau ăn rau, có cháo ăn cháo rồi khác lớn.
Bà còn nói giọng khó chịu, quay ngược bóng gió bảo con dâu cứ vin lý do này khác chứ thực ra không sinh là vì lười đẻ, lười chăm con mọn. Mà nói thật, ngày trước em sinh bé đầu lòng, cũng toàn tự vợ chồng em chăm lấy hết chứ bà có lên đỡ cho ngày nào đâu. Bà bảo bà già rồi, không thể hết chăm con, tới già lại phải đi chăm cháu. Tất nhiên, em không thể đòi hỏi, yêu cầu bà, có điều bà lại không nghĩ cho các con.
Nghĩ cần phải nói chuyện thẳng thắn 1 lần cho bà hiểu rõ suy nghĩ của mình nên em lên tiếng luôn: 'Con hiểu mẹ muốn nhiều cháu, bản thân con cũng muốn đông con nhưng không phải vì thế mà con cứ sinh mà không nghĩ tới tương lai sau này của đứa trẻ. Đẻ con ra phải lo được tương lai cho chúng, đảm bảo chúng được nuôi dạy trong điều kiện tốt nhất mới có thể thành người có ích.
Thời đại này không có chuyện trời sinh voi ắt sinh cỏ đâu mẹ ạ. Đẻ nhiều, không lo được cho chúng, để chúng thiệt thòi hơn bạn bè cùng trang lứa, tội chúng nó ra. Con đẻ ít nhưng nuôi dạy tốt, sau này công thành danh toại, hiếu nghĩa chẳng phải tốt hơn đẻ nhiều mà không chăm lo được'.
Ảnh minh họa
Chồng em ngồi bên cũng góp thêm lời: 'Vợ con nói đúng đấy. Thời buổi này rồi mà mẹ vẫn giữ tư tưởng lạc hậu ấy. Đẻ nhiều hay ít không quan trọng. Quan trọng là phải chăm sóc, nuôi dưỡng con thật tốt để sau này chúng thành người tử tế mẹ ạ'.
Được cả con trai nói thêm vào mẹ chồng em mới chịu thôi. Thấy bà có vẻ xuôi xuôi rồi, em ngọt nhạt lựa lời để bà cầm tiền chúng em biếu. Nói mãi thì bà cũng vui vẻ, tươi cười. Đúng là mệt, chắc Tết này em không bị áp lực chuyện sinh thêm nữa".
Mẹ chồng - nàng dâu 2 thế hệ, 2 lối sống và 2 lối tư duy khác nhau nên khó tránh khỏi những va chạm, bất đồng quan điểm. Đôi khi chúng ta cũng nên thẳng thắn nói ra suy nghĩ của mình trên tinh thần xây dựng sẽ khiến mẹ chồng nàng dâu hiểu nhau hơn. Từ đó không khí gia đình thêm hòa thuận.
Không phải vấn đề cho con bú nơi công cộng, đây mới là chi tiết khiến nhiều người tranh cãi Với những bà mẹ đang nuôi con nhỏ thì việc nên cho con bú nơi công cộng thế nào để văn minh lại an toàn cho bé chính là điều được rất nhiều bà mẹ quan tâm. Nhiều người vẫn hay nói, thiêng liêng nhất là nghề làm mẹ, nhưng nhiều vất vả nhất cũng chính là nghề làm mẹ. Sinh một đứa...