Bà mẹ ở Hà Nội sinh 5 con trong 7 năm, đang mang thai lần 6: Lần nào đẻ xong cũng nói… “không đẻ nữa”
Mỗi tháng gia đình chị Thủy chi khoảng 50-60 triệu đồng cho việc nuôi con, chưa kể phát sinh. Sắp tới, con số này chắc chắn sẽ tăng lên khi chị sinh em bé thứ 6.
Lần nào đẻ cũng run, sợ
Ở tuổ.i 30, chị Nguyễn Thu Thủy (ở xã Ba Trại, huyện Ba Vì, Hà Nội) đã là mẹ của 5 đứa con và đang mang thai em bé thứ 6.
Chị Thủy lập gia đình vào năm 2017, đến giữa năm 2018 thì sinh con đầu lòng. Từ đó đến nay, gia đình liên tục chào đón thêm thành viên mới, lần lượt là: Cốm (2018), Coca (2019), Đu Đủ (2021), Xoài Non (2022) và BingChiling (2024). Khoảng 6 tháng nữa, người mẹ này sẽ sinh em bé thứ 6.
Người mẹ trẻ tâm sự, con cái là cái duyên song ngay từ đầu, vợ chồng chị đã thống nhất sẽ sinh liền và sinh ít nhất là 4-5 con. Định hướng đã rõ ràng nên hai vợ chồng cứ thế triển khai.
Bản thân chị Thủy trưởng thành từ một gia đình có đông anh chị em. Hình ảnh đại gia đình quây quần mỗi dịp lễ Tết đã gắn liền với tuổ.i thơ nên chị rất thích cảnh tượng sum vầy. Người phụ nữ này không ngại sinh nở và đặc biệt, mong muốn của chị thành công là nhờ có sự hỗ trợ đắc lực từ chồng về vấn đề kinh tế, cộng với sự yêu thương, chăm lo, giúp đỡ của bố mẹ chồng.
Vợ chồng chị Thủy cùng 5 nhóc tỳ đáng yêu.
” Mình chủ động chuẩn bị sức khỏe thật tốt cho bản thân. Ví dụ sau khi sinh bé đầu tiên xong được khoảng mấy tháng, mình cảm thấy sức khỏe ổn định rồi là sẽ “thả” để sinh thêm”, bà mẹ 6 con nói.
Sau khi sinh 5 em bé, vợ chồng chị Thủy dự định khoảng 5 năm nữa mới sinh bé thứ 6. Tuy nhiên, vì thấy tình hình sức khỏe tốt và cũng đang tiện công chăm sóc con nhỏ nên cặp đôi bàn bạc, quyết định sẽ sinh luôn.
“Đồ đạc bỉm sữa đang sẵn rồi, sức khỏe của mình ổn, ông bà cũng đang còn khỏe. Mình tận dụng tất cả những cái đó giúp cuộc sống bỉm sữa trở nên nhẹ nhàng“, chị Thủy bộc bạch.
Trải qua nhiều lần mang thai, sinh nở, chị Thủy có rất nhiều kỷ niệm đáng nhớ với hành trình thú vị này. Người phụ nữ tâm sự, không phải lần mang thai, sinh con nào của chị cũng giống nhau. Lần sinh thứ 4, em bé nặng 3,9kg nên chị Thủy mất nhiều sức khi cố gắng sinh thường, có lúc tưởng không thể vượt qua được và muốn sinh mổ.
Nhưng nhờ được các y bác sĩ động viên, bà mẹ trẻ đã cố gắng, kiên trì vượt cạn thành công. Còn lần sinh con thứ 5, chỉ chậm 1 phút là có thể chị Thủy đã đẻ rơi con trên xe.
Cả 5 lần sinh con, chị Thủy đều thấy run, sợ. Lần nào người mẹ này cũng tự nhủ: ” Thôi sợ lắm rồi, không đẻ nữa“. Nhưng chỉ vài viếng sau, nhìn thấy con là chị quên hết và lại muốn đẻ thêm.
Trước khi kết hôn, vợ chồng chị Thủy đã thống nhất việc sinh nhiều con.
Anh Dũng đảm bảo điều kiện kinh tế tốt cho gia đình để bà xã làm nhiệm vụ sinh nở và chăm sóc các con.
5 lần vợ lâm bồn, anh Phan Văn Dũng (34 tuổ.i, làm trong ngành logistic và kinh doanh xe điện) – chồng chị Thủy đều cảm thấy lo lắng bởi người xưa vốn có câu “cửa sinh là cửa tử”. Anh luôn có mặt ở bệnh viện để đồng hành cùng bà xã và trực tiếp đón tay các con từ phòng sinh ra.
“Không nên đẻ dày, đẻ nhiều”
Trong xã hội hiện nay, nuôi 1 đứ.a tr.ẻ đã vất vả, gia đình chị Thủy có tới 5 đứa con nên thường xuyên xảy ra những tình huống dở khóc, dở cười. Có lần, gia đình có tới 3 đứa con bị ốm, phải nhập viện cùng lúc.
Mỗi ngày của bà mẹ 9x bắt đầu từ 5h30 phút để chuẩn bị bữa sáng cho đàn con rồi đưa các bé đi học. Bé lớn nhất hiện đã vào lớp 1, còn 3 bé sau đang học mầm non. Bé út gần 10 tháng tuổ.i ở nhà với mẹ.
Khi các bé lớn đã tới trường, chị Thủy gửi bé út cho ông bà nội trông giúp để tranh thủ làm việc nhà và chuẩn bị bữa trưa. Xong bữa trưa, chị cho con đi ngủ từ khoảng 13-15h.
17h30 phút, các con đi học về cũng là lúc chị Thủy đã chuẩn bị xong bữa tối. Các bé được sắp xếp cho ăn trước từ sớm, sau đó người lớn trong nhà ăn sau. Trong bữa ăn, người mẹ đảm chia cơm, thức ăn, rau vào từng khay cho các con, mỗi bé một suất. Bữa tối của cả nhà kết thúc vào lúc 20 giờ. Lịch trình của gia đình cứ như vậy, ngày nào cũng như ngày nào.
Trong ngày, chị Thủy vẫn làm thêm một số công việc tự do tại nhà. Ngoài ra, người mẹ này còn tranh thủ quay video để đăng lên mạng xã hội, chia sẻ về cuộc sống của gia đình cũng như kinh nghiệm mang thai, sinh nở, chăm con,…
Video đang HOT
Mỗi ngày của chị Thủy đều xoay quanh 5 đứ.a tr.ẻ, song đó là niềm vui, niềm hạnh phúc lớn lao nhất của chị.
Những video với mục đích truyền cảm hứng cho các bà mẹ đang trong cảnh vất vả, khó khăn với công việc chăm con của chị Thủy được nhiều người yêu thích, đón nhận. Mọi người rất ngưỡng mộ và trao cho chị danh hiệu “mẹ siêu nhân” vì có thể sinh và chăm lo tốt cho đàn con thơ. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có những ý kiến tiêu cực, song bà mẹ trẻ bày tỏ không bận tâm vì mỗi người đều có sự lựa chọn của riêng mình.
Hiện mỗi tháng, chi phí nuôi 5 đứ.a tr.ẻ của gia đình chị Thủy hết khoảng 50-60 triệu đồng, chưa tính các khoản phát sinh khác. Sắp tới, con số chắc chắn sẽ đội thêm lên khi anh chị đón thêm thành viên mới. Theo chị Thủy, may mắn là gia đình sống ở quê nên cũng đỡ tốn kém hơn so với ở thành phố. Anh chị cũng mua bảo hiểm cho các con để không phải lo lắng quá nhiều mỗi khi các bé ốm đau.
Dù cuộc sống của một bà mẹ đông con là không hề đơn giản và có nhiều lúc mệt mỏi nhưng bà mẹ này luôn cảm thấy may mắn vì có được tình yêu thương, san sẻ từ chồng và gia đình chồng.
Mỗi ngày nhìn thấy các con ăn ngon, ăn hết bữa cơm mẹ nấu, mỗi khi bố về là lũ trẻ ào ra đón, ôm lấy bố, cuối ngày cả nhà ăn cơm xong, quây quần bên nhau là niềm vui, niềm hạnh phúc lớn nhất của bà mẹ 6 con. Với bố mẹ chồng chị Thủy, đông con đông cháu là phúc phần của gia đình.
Sắp tới, gia đình chị Thủy sẽ đón thêm em bé thứ 6.
Mặc dù vậy, trên phương diện của một người mẹ đông con, chị Thủy vẫn khuyên mọi người không nên đẻ nhiều và đẻ dày.
” Nếu đầy đủ về mặt tài chính, sức khỏe thể chất, tinh thần tốt, nền móng gia đình vững chắc và có sự đồng lòng của hai vợ chồng thì mới nên đẻ nhiều và đẻ dày.
Nếu không có sự chuẩn bị tốt, tâm không vững thì chị em rất dễ bị trầm cảm sau sinh, thậm chí trước sinh và rất nhiều vấn đề khác nữa.
Xã hội bây giờ nuôi con không như ngày xưa nên chị em chúng ta phải tỉnh táo, lựa vào hoàn cảnh, khả năng của mình để có lựa chọn tốt nhất cho bản thân và gia đình. Đặc biệt là ưu tiên sức khỏe của người mẹ lên hàng đầu“, chị Thủy đưa lời khuyên.
Bố là thợ điện bị 'né.m đ.á', c.ô b.é lớp 5 làm thơ thanh minh nghẹn ngào
"Các bác ơi đừng mắng/Bố con lại đi rồi/Mất điện do sự cố/Không phải bố cắt đâu", bài thơ bênh bố là thợ điện của c.ô b.é lớp 5 Đoàn Thị Hiền Mai khiến cư dân mạng xúc động.
Bài thơ của Đoàn Thị Hiền Mai không có tựa đề. Khi được chia sẻ trên các trang mạng xã hội, nhiều người đã dùng câu thơ mở đầu để đặt tựa cho bài thơ là "Các bác ơi đừng mắng".
Bài thơ giản dị, mộc mạc nhưng gây xúc động bởi suy nghĩ hồn hậu, ngây thơ và tình yêu dành cho người bố làm công nhân ngành điện của c.ô b.é mới 10 tuổ.i. C.ô b.é trong bài thơ dùng những lí lẽ thật thà để bênh vực bố của mình, xin mọi người không "né.m đ.á" thợ điện vì "Mất điện do sự cố/ Không phải bố cắt đâu".
Bài thơ "Các bác ơi đừng mắng" của Đoàn Thị Hiền Mai. (Ảnh: NVCC).
C.ô b.é cũng kể về những vất vả, cực nhọc của nghề thợ điện khi bố không có được bữa cơm trọn vẹn với gia đình, đi làm bất kể nắng mưa hay ngày nghỉ, cuối tuần, không có thời gian để chăm lo con cái. Những câu thơ chất chứa yêu thương mà c.ô b.é viết về bố khiến người đọc thêm thấu hiểu và đồng cảm:
"Cơm bố vừa ăn một bát
Rồi mặc quần áo ngay
Chỉ kịp báo với mẹ
Lại mất đường dây rồi
Thời tiết nóng quá trời
Lưới điện không chống được
Con nghe các bác mắng
Thợ điện lại cắt rồi
Không phải đâu bác ơi
Bố con cũng mệt lắm
Nước da bố rám nắng
Đen như bác Bao Công
Quần áo bố ướt sũng
Mồ hôi chảy khắp người..."
Được biết, bài thơ ban đầu được anh Đoàn Văn Trang - bố của Hiền Mai đăng lên trang cá nhân. Anh Trang hiện là công nhân thuộc Đội quản lý điện số 2, Công ty Điện lực Ba Vì, Hà Nội.
Chia sẻ với phóng viên, chị Hiền - mẹ của Hiền Mai cho biết, gia đình rất bất ngờ khi bài thơ của con được nhiều người quan tâm, yêu thích.
Chị Hiền tiết lộ, bài thơ được Hiền Mai viết sau sự cố mất điện ở xã trong một buổi tối nóng nực cuối tháng 5 vừa qua. Khi ba mẹ con nằm trên giường xem điện thoại, vô tình chị và con đọc được trên mạng những dòng bình luận ác ý, "mắng" thợ điện khá nặng nề.
"Lúc đó tôi không nghĩ con lại suy nghĩ, trăn trở về những bình luận tiêu cực đó. Chiều hôm sau, con đưa cho tôi bài thơ và bảo là viết tặng bố. Bố Mai đọc được rất xúc động và tự hào, đã chụp ảnh đăng lên mạng để bạn bè, đồng nghiệp được đọc cùng. Hôm sau, bác giám đốc của cơ quan bố con cũng đọc được, đến tận nhà thăm và tặng quà động viên con", chị Hiền chia sẻ.
Chị Hiền cũng cho hay, Hiền Mai chưa ý thức gì về việc con "nổi tiếng" với bài thơ nhỏ. Nhưng khi nghe mẹ kể về những bình luận động viên, bày tỏ sự trân quý công sức lao động của người thợ điện, con rất vui.
Đoàn Thị Hiền Mai vừa tốt nghiệp lớp 5 Trường tiểu học Ba Trại A. Trong 5 năm tiểu học, Hiền Mai luôn đạt danh hiệu "Học sinh hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ học tập và rèn luyện". Con cũng đạt nhiều giả.i thưởn.g văn hóa khác như giải Nhất Trạng Nguyên tiếng Việt cấp trường, giải Nhì Trạng Nguyên tiếng Việt cấp huyện, giải Ba Trạng Nguyên tiếng Việt cấp thành phố...
Hiền Mai vừa học xong lớp 5 Trường tiểu học Ba Trại A, huyện Ba Vì, Hà Nội. (Ảnh: NVCC) .
Ở nhà, Hiền Mai là chị cả đảm đang của một em gái. C.ô b.é có những quan sát rất nhạy cảm, tinh ý, hiểu chuyện và thương bố mẹ vất vả dù anh Trang chị Hiền ít khi nói chuyện công việc với con.
Về sở thích văn chương, chị Hiền chia sẻ, Hiền Mai thích đọc sách, viết văn và làm thơ. Các bài văn trên lớp của Hiền Mai luôn rất dài. Tuy vậy, chị Hiền không quá chú ý đến thơ của con vì cho rằng con viết chơi. Sau bài thơ "không đề" viết tặng bố, chị Hiền cho biết sẽ khuyến khích con làm thơ và giữ lại các sáng tác của con.
Do hoàn cảnh gia đình không dư dả, chị Hiền mong muốn Hiền Mai sẽ được vào học lớp 6 tại trường Phổ thông dân tộc nội trú của huyện Ba Vì.
Bài thơ viết về người bố thợ điện của Đoàn Thị Hiền Mai:
"Các bác ơi đừng mắng
Bố con lại đi rồi
Mất điện do sự cố
Không phải bố cắt đâu
Cơm bố vừa ăn một bát
Rồi mặc quần áo ngay
Chỉ kịp báo với mẹ
Lại mất đường dây rồi
Thời tiết nóng quá trời
Lưới điện không chống được
Con nghe các bác mắng
Thợ điện lại cắt rồi
Không phải đâu bác ơi
Bố con cũng mệt lắm
Nước da bố rám nắng
Đen như bác Bao Công
Quần áo bố ướt sũng
Mồ hôi chảy khắp người
Cháu thương bố nhiều lắm.
Các bác ơi đừng mắng
Bố cũng mệt lắm mà
Cuối tuần tất mọi nhà
Cho con cái đi chơi
Bố con thì đi suốt
Chẳng đưa đi bao giờ
Nhưng con hiểu mà bố
Cố lên nhé bố yêu
Con muốn nói rất nhiều
Con yêu bố nhiều lắm
Bố ơi, bố cố gắng
Xong việc về với con
Con vẫn luôn tự hào
Là có bố thợ điện".
Hình ảnh trái ngược đến khó tin được ghi nhận tại 1 ngã tư Hà Nội so với 1 tháng trước đây Sau 2 ngày áp dụng mức xử phạt vi phạm giao thông mới, tình hình giao thông tại các nút giao có chuyển biến rõ rệt, phần lớn người dân đều có ý thức chấp hành đèn tín hiệu. Theo Nghị định 168 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, đối với người điều khiển ô tô vi phạm không chấp hành hiệu lệnh...