Bà mẹ ở Hà Nội chi 42 triệu tiền học hàng tháng cho con, nhìn tổng thu nhập, nhiều người hốt hoảng: Quá mạo hiểm!
Bà mẹ cho biết chị đang rất mệt mỏi vì tháng nào cũng phải dùng thêm tiền từ thẻ tín dụng.
Chuyện chọn trường cho con là chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi” bởi câu trả lời không hề có mẫu số chung.
Người cho rằng nên cho con học trường công để có tính cạnh tranh hơn, tiết kiệm chi phí hơn, muốn con giỏi tiếng Anh thì học thêm trung tâm. Người thì dù “nhịn ăn” cũng nhất quyết cho con học trường tư, vì họ quan trọng việc con được học môi trường hiện đại, cân bằng việc học kiến thức và các bộ môn khác, được cập nhật các phương pháp dạy mới để các con hứng trong việc tiếp cận bài học. Ai cũng có lý lẽ và lựa chọn của riêng mình. Tuy nhiên, dù học ở môi trường nào thì một trong những yếu tố quan trọng mà phụ huynh nào cũng cần cân nhắc chính là chi phí.
Đặc biệt, khi chọn trường tư cho con, bố mẹ cần cân nhắc, chuẩn bị kinh phí dài hơi vì vấn đề học phí khá cao và tăng hàng năm. Đồng thời, cần chú ý đến việc nếu ngắt quãng ít nhiều con sẽ gặp khó khăn khi hòa nhập ở môi trường công lập.
Đó là lý do khi một bà mẹ ở Hà Nội chia sẻ bảng chi phí học tập cho con mới đây, nhiều phụ huynh đã vào “can ngăn”, lo lắng giùm chị bởi mức chi của chị quá cao so với thu nhập gia đình.
Được biết, tổng thu nhập hàng tháng của 2 vợ chồng chị là 90 triệu nhưng không có tài sản gì, tháng nào cũng phải rút thẻ tín dụng chi tiêu.
Ngoài tiền thuê nhà 15 triệu/tháng, tiền ăn uống 15 triệu/tháng, tiền thuê giúp việc 7 triệu/tháng, tiền cho bố mẹ chồng, tiền thuốc men, ma chay hiếu hỉ thì khoản “nặng” nhất chính là tiền học cho ba con lên đến 42 triệu đồng. 2 bé lớn học cấp 1, bé nhỏ 2 tuổi, đều học trường tư, hệ song ngữ.
Video đang HOT
Số tiền chi hàng tháng của gia đình được bà mẹ chia sẻ
Chị cho biết tháng nào nhà mình cũng phải dùng thêm tiền từ thẻ tín dụng khoảng 20-30 triệu đồng, riêng Tết tiêu nhiều thì 50-70 triệu đồng. Hiện vợ chồng chị đã nợ tín dụng và vay ngoài khoảng hơn 200 triệu, làm đến đâu tiêu đến đó rồi trả nợ nên rất mệt mỏi.
Đầu tư cho con đến đâu là đủ?
Có câu: Đầu tư cho giáo dục không bao giờ lỗ. Đầu tư cho con cái cũng là đầu tư cho tương lai của con và tương lai của mình. Đó là lý do nhiều cha mẹ có thể rất vất vả, rất khó khăn nhưng vẫn chịu đựng được. Nhưng, nhiều người cho rằng, dù cố gắng đến đâu thì cũng nên cân nhắc trong khoảng chi mà gia đình có thể cân đối được. Chẳng hạn, nếu bạn làm lương 30 triệu, con học hết 15 – 17 triệu, nhưng khoản còn lại vẫn đủ cho gia đình vun vén chi tiêu thì mọi chuyện vẫn trong tầm kiểm soát. Đây là lựa chọn của mỗi gia đình.
Tuy nhiên, trường hợp bà mẹ nói trên thì việc chi tiêu đã lâm vào cảnh “vung tay quá trán|. Hoặc là chị phải tăng thêm thu nhập, hoặc cắt giảm bớt các khoản khác nếu được để đầu tư cho việc học của con.
Đầu tư cho giáo dục là tốt nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh.
Còn nếu các khoản khác đã cố định, không thể gia giảm thêm thì phương án còn lại là giảm bớt tiền học, bởi nợ chồng nợ, nhất là lãi suất thẻ tín dụng quá cao sẽ đến một ngày hai vợ chồng không thể kham nổi. Chưa kể con càng lớn, tiền học càng tăng. Học trường song ngữ Có thể cho hai con lớn chuyển sang trường công, hoặc trường tư có học phí rẻ hơn để bớt chi phí.
Nói về việc cho con học trường tư, bà mẹ cho rằng, 2 vợ chồng gần như không có thời gian chăm con cái, 22 – 23h mới xong việc, nên cố gắng cho con học tư. Ban đầu 1 bé, 2 bé thì đỡ mà giờ 3 bé rồi kinh tế khó khăn, thực sự không biết cắt giảm khoản nào vì thấy khoản nào cũng cần thiết.
Một số phụ huynh cho rằng, đầu tư cho giáo dục là tốt nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh. Nếu xét thấy điều kiện kinh tế vẫn lo được cho con tới cùng, chấp nhận không có nhiều tiền tích lũy, bớt xén chi tiêu chỉ để con được học ở môi trường tiên tiến… thì đó là lựa chọn đáng được tôn trọng của người làm cha mẹ.
Còn nếu gánh nặng chi phí hàng tháng khiến không khí gia đình u ám, cha mẹ con cái mâu thuẫn thì nên suy xét lại. Nếu con học trường công nhưng biết cách kết nối với thầy cô, bạn bè, luôn tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường thì kỹ năng xã hội của con không kém bất cứ bạn nào học ở trường tư cả.
EU điều tra phí dịch vụ của thẻ tín dụng Visa và Mastercard
Các cơ quan giám sát chống độc quyền của Liên minh châu Âu (EU) đang điều tra các khoản phí thanh toán của thẻ tín dụng Visa và Mastercard có gây gây bất lợi cho các doanh nghiệp bán lẻ hay không.
Cụ thể, Ủy ban châu Âu đã gửi khảo sát về thẻ tín dụng Visa và Mastercard cho các doanh nghiệp bán lẻ và nhà cung cấp dịch vụ trung gian thanh toán trong tháng 9 và đặt thời hạn hoàn thành trong tháng 10.
Visa và Mastercard - 2 công ty dịch vụ tài chính hàng đầu trong thị trường thẻ thanh toán, hiện đang phải đối mặt với phàn nàn từ các doanh nghiệp bán lẻ về sự thiếu minh bạch trong các khoản phí giao dịch trong những năm gần đây. Đây là các khoản phí do các nhà điều hành mạng lưới thẻ thanh toán đặt ra để xử lý giao dịch, bảo mật dữ liệu và duy trì hoạt động của hệ thống.
Hiện Ủy ban châu Âu chưa đưa ra bình luận về thông tin trên do điều tra vẫn đang được tiến hành.
Người phát ngôn của Visa cho biết công ty đã nhận được đề nghị cung cấp thông tin từ phía ủy ban vào cuối tháng 8 và đang làm việc để xử lý các thông tin liên quan. Trong khi đó, theo Mastercard, các chính phủ và doanh nghiệp bán lẻ toàn cầu muốn có một cái nhìn rõ ràng về cách thức hoạt động của các ngành.
Các cuộc khảo sát này thường là cơ sở để các cơ quan quản lý của EU tiến hành các vụ kiện chống độc quyền. Nếu thành công, các công ty có thể phải đối mặt với án phạt chiếm tới 10% doanh thu toàn cầu.
Ủy ban châu Âu tiến hành cuộc điều tra trên trong bối cảnh EuroCommerce - gồm các thành viên như Amazon, Carrefour, H&M, IKEA, Metro và REWE Group, cho biết việc tăng phí giao dịch và các khoản phí mới đã gần như ngang bằng với việc giảm phí thẻ tín dụng sau Quy định về phí trao đổi năm 2015.
Dấu hiệu của một người không thể giàu nổi: Duy trì 3 thói quen chi tiêu này! Những bảng chi tiêu nhìn tới đâu, rùng mình tới đó này sẽ cho bạn biết thế nào là một người khó có thể giàu được. Đi làm nhiều năm rồi nhưng nhìn lại vẫn thấy bản thân không mấy dư dả, cuối tháng vẫn phải húp mì tôm hoặc í ới gọi bạn thân "cứu đói"? Đây là chuyện chẳng còn xa...