Bà mẹ mắn đẻ nhất thế giới: 37 tuổi sinh 38 đứa con
Tuy chỉ mới đang ở tuổi 37 nhưng người phụ nữ được mệnh danh là “bà mẹ mắn đẻ” này đã có tới 38 đứa con.
Mạng xã hội Uganda thời gian gần đây đã xôn xao lên về câu chuyện của một người phụ nữ sống tại đất nước này.
Bà mẹ bất ngờ nổi danh này có tên là Mariam Nabatanzi, hiện đang sống với gia đình tại Unganda. Nói chuyện với trang Nairobi News trong một cuộc phỏng vấn, chị Mariam cho biết năm nay chị mới vừa bước sang tuổi 37. Ở cái độ tuổi này của phụ nữ, việc có con, thậm chí là có 4,5 hay 7 đứa con không phải là chuyện lạ, thế nhưng việc mà chị đã sinh ra 38 đứa con quả thật khiến người ta ngạc nhiên, thậm chí là không tin.
Chị Mariam (áo đen) cùng các con của mình.
Video đang HOT
Theo lời kể của chị, khi sinh cả 37 đứa con, chị đều không đến bệnh viện mà tự sinh tại nhà với sự giúp đỡ của người thân, chỉ duy đứa nhỏ nhất, hiện mới chỉ được 4 tháng tuổi, là được sinh ra trong một bệnh viện địa phương, vì lần này chị phải sinh mổ.
Nói chuyện với chị Mariam mới có thể hiểu tại sao chị mới 37 tuổi mà sinh được tới 38 đứa. Chị nói, chị mang thai 38 đứa nhỏ trong 14 lần, trong đó 6 lần mang thai đôi, 4 lần mang thai 3, 3 lần mang thai bốn và 2 lần mang thai đơn.
Trong số 38 đứa con nhà chị Mariam, có 10 bé gái, còn lại là trai. Đứa lớn nhất giờ đã được 23 tuổi còn đứa nhỏ nhất mới được 4 tháng tuổi.
Với nhiều phụ nữ khác, kết hôn và sinh ra những đứa con là một niềm hạnh phúc, thậm chí đó là tất cả những gì họ có trong cuộc sống, thế nhưng, với chị Mariam, 38 đứa trẻ là kết quả của một cuộc hôn nhân không hạnh phúc, của một ngã rẽ cuộc đời mà chị không thể cưỡng lại.
Mariam kể lại, năm 1993, khi ấy chị mới 12 tuổi, chị đã bị ép lấy một người đàn ông hơn mình rất nhiều tuổi nếu không muốn nói là đáng tuổi cha của chị.
“Tôi hoàn toàn không biết là mình đã kết hôn, không đám hỏi, không đám cưới, tôi cứ thế mà về nhà chồng sống. Tôi chỉ nhớ hôm đó, người ta đến nhà tôi và đưa cho cha tôi rất nhiều của cải. Sau đó, họ rời đi. Tôi được gì dắt đi, tôi không biết đi đâu mà chỉ đi theo gì như một đứa con nít. Thế nhưng, khi đến nơi đó, gì tôi đã trao tôi cho một người đàn ông, người đàn ông là chồng tôi mà sau này lớn lên, hiểu hơn tôi mới biết”.
Lấy chồng từ khi còn là một đứa trẻ chưa hiểu chuyện thực sự là rất khó khăn đối với chị Mariam, chưa kể đó là một người chồng “mất tính người”. Nỗi khó khăn đó đã hằn sâu trong từng câu nói chị kể.
“Trước tôi, chồng tôi đã có rất nhiều vợ, và vì thế không có gì khó hiểu khi anh ta có những đứa con riêng. Lấy anh ta về, là một người vợ, tôi phải đảm nhận cả công việc chăm sóc chúng vì chẳng đứa nào trong số đó được mẹ chăm sóc, mẹ của chúng đã bỏ đi sau khi ly hôn. Chưa hết, chồng tôi là một tên vũ phu, anh ta đánh tôi bất cứ lúc nào có cơ hội hay chỉ đơn giản là anh ta muốn”.
Nhiều người cho rằng chị Mariam được cưới về không phải để làm vợ mà làm một “cỗ máy đẻ thuê” cho nhà chồng. Bởi lấy chồng mới được 1 năm, năm 1994, tức là năm chị Mariam được 13 tuổi, chị đã mang thai đôi hai đứa đầu tiên. Hai năm sau, chị mang thai lần nữa với cái thai sinh ba. 19 tháng tiếp, chị lại chửa và lần này là sinh bốn.
Trước lần sinh thứ 6, chị đã có tất cả 18 đứa và muốn dừng lại nhưng mọi chuyện không theo ý chị khi những đứa trẻ sau đó tiếp nối nhau chào đời.
Gặp và nói chuyện với bác sĩ của chị Mariam, được biết sở dĩ chị liên tục mang thai đa như vậy là do hiện tượng rụng trứng quá mức.
“Trường hợp của Mariam là rất hiếm. Cô ấy gặp phải hiện tượng rụng trứng quá mức, tức là rụng quá nhiều trứng trong một chu kỳ. Điều này đã làm tăng đáng kể xác suất mang đa thai”, Charles Kiggundu, bác sĩ sản khoa tại Bệnh viên Mulago, Kampala, Uganda cho biết.
Sau lần sinh gần đây nhất, để chấm dứt tình trạng sinh đẻ quá mức hiện tại và cũng là để con cái không phải sống một cuộc sống khó khăn, chị Mariam đã yêu cầu bác sĩ dùng các biện pháp can thiệp y tế. Các bác sĩ đã cắt bỏ tử cung của chị.
Mặc dù chắc chắn sẽ có những thách thức và khó khăn với bà mẹ trẻ này nhưng chị vẫn vô cùng lạc quan về tương lai của các con chị bởi chúng sẽ được đến trường và được hưởng chế độ giáo dục tốt.
Cloud / Theo Trí Thức Trẻ