Bà mẹ không ngại ngần chia sẻ hình ảnh khuôn mặt đáng sợ của con trai vì không đội mũ bảo hiểm xe đạp để cảnh báo phụ huynh
Bà mẹ chia sẻ hình ảnh về khuôn mặt đầy máu me của con trai mình sau pha “tiếp đất bằng mặt” từ chiếc xe đạp. Cậu bé không đội mũ bảo hiểm chỉ vì nghĩ rằng nó “ vô dụng”.
Dùng mạng xã hội nhưng không ai muốn liên tục phải nhìn thấy những hình ảnh đầy máu, rùng rợn được đăng lên với mục đích thu hút sự chú ý của mọi người, nhưng chị Joanna Brigham sống tại Kilham, hạt Yorkshire (Anh) không ngại ngần đăng tải hình ảnh khuôn mặt gây sốc của cậu con trai 12 tuổi với mong muốn cảnh báo các bậc phụ huynh về thói quen đội mũ bảo hiểm cho trẻ nhỏ, kể cả khi tập xe đạp.
Cô Joanna nói với tờ Hull Daily Mail rằng vào ngày 18/06 vừa qua, cậu bé Jules cùng các bạn chơi đùa trên chiếc xe đạp. Những đứa trẻ hàng xóm quanh khu nhà Joanna thường có thói quen chơi trò biểu diễn với chiếc xe đạp. Tuy nhiên, Jules lại nhất định không đội mũ bảo hiểm chỉ vì nó vô dụng và trông không “ngầu” chút nào.
Vậy là trong lúc chơi đùa cùng các bạn, Jules đã có pha “tiếp đất bằng mặt” từ chiếc xe đạp khiến phần da mặt bên má trái của cậu bé bị trầy xước nghiêm trọng. Điều đáng nói là không chỉ bị tổn thương phần da bên ngoài, cậu bé còn bị nứt hộp sọ.
Hình ảnh khuôn mặt đầy thương tích của cậu bé Jules.
Joanna nói: “Jules không đội mũ bảo hiểm vì thằng bé nghĩ rằng trông nó không đẹp và rồi mọi thứ trở nên tồi tệ như thế này đây”.
Hai em của Jules là Taylor (4 tuổi) và Summer (9 tuổi) cũng chứng kiến cú ngã sấp mặt của anh trai và hét lên kinh hãi. Joanna cho biết: “Hai đứa trẻ bị ám ảnh vì cảnh tượng chúng nhìn thấy… Khi đó tôi ở trong nhà, nghe tiếng gõ cửa tôi liền chạy ra và cũng hoảng hốt vì khuôn mặt của con trai. Một người hàng xóm ở đối diện đưa chúng tôi đến bệnh viện Scarborough”.
Ban đầu, bác sĩ tiến hành chụp X quang nhưng không phát hiện vết nứt nào ở đầu nhưng khi Jules bắt đầu nôn mửa, các bác sĩ quyết định chuyển cậu bé đến Bệnh viện York. Tại đây, họ chụp cắt lớp vi tính (CT) và phát hiện nhiều vết nứt trên đầu của cậu bé.
Sau đó, Jules lại được đưa đến Leed, các nhân viên bệnh viện đã giải thích cho cậu bé tầm quan trọng của việc đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp.
Video đang HOT
Joanna kể: “Họ nói với chúng tôi rằng mọi người sẽ ngạc nhiên về số lượng trẻ em tai nạn vì không đội mũ bảo hiểm. Một số đứa trẻ may mắn, như Jules chẳng hạn, nhưng số khác gặp phải tình trạng nghiêm trọng hơn rất nhiều. Tôi muốn mọi người nhìn vào những bức ảnh này của con trai tôi. Nhìn vào trạng thái khuôn mặt của thằng bé. Tôi hy vọng rằng nó sẽ khiến mọi người nghĩ lại về việc không đội mũ bảo hiểm”.
Joanna không ngại ngần chia sẻ hình ảnh khuôn mặt đáng sợ của con trai vì không đội mũ bảo hiểm xe đạp để cảnh báo phụ huynh.
Năm 2016, các nhà nghiên cứu, đến từ Ngân hàng dữ liệu chấn thương quốc gia của một trường đại học y khoa của Mỹ, đã phân tích hồ sơ của 6.267 người được điều trị vào năm 2012 vì chảy máu bên trong hộp sọ sau tai nạn xe đạp. Chỉ một phần tư bệnh nhân đã đội mũ bảo hiểm xe đạp vào thời điểm xảy ra tai nạn. Hơn một nửa số bệnh nhân bị chấn thương sọ não nặng và 3% đã chết.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người đội mũ bảo hiểm có nguy cơ bị thương tổn não bộ nghiêm trọng thấp hơn 52% so với những người không đội mũ và nguy cơ tử vong thấp hơn 44%.
(Nguồn: The Sun)
Theo Helino
Đường gờ dọc trán trẻ có nguy hiểm?
Sinh ra vài tháng, trán trẻ nổi lên một đường gờ rất rõ và cứng. Điều này khiến nhiều phụ huynh hoang mang. Liệu sự xuất hiện của "con đường bí ẩn" này có ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ?
Phần lớn đường gờ chạy dọc đường khớp sọ không ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ nhưng phụ huynh phải đưa trẻ đi khám - Ảnh: X.MAI
Có trường hợp đường gờ bất bình thường nhưng cha mẹ không biết, gây ra nhiều biến chứng...
Cha mẹ lo lắng, hoang mang
Gần đây, trên các diễn đàn dành cho mẹ và bé, nhiều bà mẹ lo lắng tâm sự về trán của con họ xuất hiện đường gờ rất rõ, sờ vào cứng ngắc. Rất nhiều câu hỏi được đặt ra...
Chị B.A. tâm sự: "Sau khi sinh bé được một tháng, tôi thấy đường nối các khớp sọ của bé gờ lên. Bây giờ bé gần 14 tháng, các đường gờ có giảm đi nhưng rất ít. Vợ chồng tôi rất lo lắng...".
Mẹ bé M. cho hay: "Bé nhà em đến khoảng tháng thứ 6 thì thấy đường gờ có vẻ như hết, nhưng đến tháng thứ 10 thì đường gờ lại xuất hiện. Bác sĩ chẩn đoán cháu thiếu canxi và vitamin D, mặc dù bé được bổ sung đầy đủ các loại vitamin".
Các bác sĩ chuyên khoa ngoại thần kinh nhi cho biết từ khi còn là phôi thai, não bộ phát triển dần dần theo "chương trình" riêng biệt của nó. Có bộ phận thay đổi về mặt kích thước, có bộ phận thay đổi về mặt cấu trúc, hay cả hai. Sự thay đổi này làm nhiều phụ huynh lo lắng, hoang mang, trong đó có đường gờ, còn gọi là hiện tượng chồng khớp sọ.
Gắn đường khớp sọ với nhau
BS Lê Hữu Phước, khoa hồi sức cấp cứu - phỏng và phẫu thuật tạo hình, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM, cho rằng chỉ bằng mắt thường, phụ huynh cũng thấy được đường gờ ở trán trẻ, đó là một đường nhô lên và chạy dọc theo đường khớp sọ.
TS.BS Lê Thị Khánh Vân - giảng viên chính bộ môn nhi Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, nguyên trưởng khoa thần kinh Bệnh viện Nhi Đồng 2 TP.HCM - cho biết hộp sọ trẻ không phải là một khối tròn có sẵn để chứa não, mà đó là sự gắn kết giữa nhiều mảnh xương với nhau, còn gọi là đường khớp sọ.
Khi trẻ mới sinh ra, chúng ta dễ dàng thấy đầu trẻ có hai chỗ phập phồng (thóp trước và thóp sau). Đây là kết quả của quá trình các đường khớp sọ gắn lại với nhau, tạo ra khoảng trống. Thông thường, khi bé được 2-3 tháng tuổi thì thóp sau sẽ đóng và khoảng 14-15 tháng thì thóp trước đóng.
Theo BS Vân, ngoài hai khoảng trống mà các đường khớp sọ gắn lại thì những đường khớp sọ khác chỉ là hai mảnh xương gắn lại với nhau. Nếu đường khớp sọ khéo kéo thì đầu bé không có đường gờ. Tuy nhiên, đây chỉ là số ít bên cạnh các đường khớp sọ gắn kết không khéo léo. Thường thì mảnh xương bên này chồng lên mảnh xương còn lại, tạo ra đường gờ.
Lưu ý trường hợp não không phát triển
Đại đa số đường gờ không ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, vẫn có số ít trường hợp đường gờ bất bình thường, gây ra nhiều biến chứng - BS Lê Hữu Phước cho biết.
Theo BS Vân, đối với số ít đường gờ là bệnh lý thì liên quan đến nhiều vấn đề, trong đó dị tật đóng khớp sọ sớm và não không phát triển là thường gặp nhất.
Thông thường thể tích não của trẻ tăng 1,5-2 lần trong vòng 12 tháng đầu đời, việc đóng khớp sọ sớm sẽ làm hình dạng hộp sọ trẻ bất thường vì xương không mở rộng bình thường theo sự phát triển của não bộ.
Não bị chèn ép lâu dễ gây ra các biến chứng như thiểu năng trí tuệ, nhức đầu, giảm thị lực... Còn việc não không phát triển nên các khớp sọ bị đóng sớm gây tật đầu nhỏ.
Về khả năng đầu trẻ xuất hiện đường gờ là do thiếu canxi và vitamin D, BS Vân cho rằng đây là một yếu tố có thể liên quan, chứ không rõ ràng.
Để xác định đường gờ nằm trong số lớn bình thường hay số nhỏ bệnh lý, phụ huynh nên đưa trẻ đi khám tại chuyên khoa thần kinh nhi để được chẩn đoán và điều trị - các bác sĩ khuyến cáo.
Đường gờ có tự "biến mất"?
TS.BS Lê Thị Khánh Vân cho rằng đường gờ sẽ không mất hoàn toàn mà chỉ tiêu giảm tương đối, vì đây là một cấu trúc được cấu tạo từ nhiều đường khớp sọ.
Có thể vì da đầu trẻ dày lên, tóc mọc ra theo thời gian nên các phụ huynh cảm thấy đường gờ không còn xuất hiện.
Theo tuoitre.vn
Biết bơi giỏi, cậu bé 12 tuổi vẫn bị đuối nước khiến nhiều cha mẹ phải giật mình Câu chuyện về cậu bé dù biết bơi giỏi, nhưng vẫn bị đuối nước, não bị ảnh hưởng nghiêm trọng đã khiến không ít bố mẹ phải giật mình. Mỗi dịp hè về, các bố mẹ lại háo hức cho con đi học bơi như một trải nghiệm vô cùng thú vị. Thế nhưng, không phải phụ huynh nào cũng lường hết được...