Bà mẹ hốt hoảng khi phát hiện con trai 4 tháng tuổi nằm bất động trong nôi khi cả gia đình đang đi du lịch
Bà mẹ vội báo cho nhân viên khách sạn nhờ gọi giúp bác sĩ, nhưng tiếc là bác sĩ cũng không thể làm được gì để thay đổi sự việc vì đứa trẻ đã tử vong.
Mới đây, một người mẹ 30 tuổi (xin giấu tên) đã phát hiện con trai mình bất động vào buổi sáng cuối cùng ở tại một khách sạn thuộc thị trấn Argyrades, Hy Lạp trong kỳ nghỉ của gia đình. Sự kiện này đã gây chấn động toàn đảo Corfu.
Theo báo cáo của cảnh sát, vào khoảng 7 giờ 30 phút sáng, một phụ nữ người Anh đã đánh thức con trai (4 tháng tuổi) dậy nhưng đứa trẻ không cử động hay có phản ứng gì. Bà mẹ vội báo cho nhân viên khách sạn nhờ gọi giúp bác sĩ, nhưng tiếc là bác sĩ cũng không thể làm được gì để thay đổi sự việc vì đứa trẻ đã tử vong.
Kết quả khám nghiệm tử thi cho thấy bé trai đã bị đột tử trong khi ngủ (Ảnh minh họa).
Người mẹ cũng kể thêm rằng khoảng 9 giờ tối hôm trước, chị cho bé nằm trong nôi bú bình. Sau khi con bú xong, chị mới bắt đầu đi ngủ. Đến sáng, chị đánh thức con dậy thì thấy con nằm bất động.
Bác sĩ Yiannis Aivatidis đã tiến hành khám nghiệm tử thi, song anh không tìm thấy vết bầm hay thương tích trên thi hài. Đồng thời, anh cũng loại trừ trường hợp đứa trẻ bị sặc trong khi bú và tuyên bố nguyên nhân cái chết là do “hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh”.
Vậy hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) là gì?
Theo Trung tâm y tế học thuật Mỹ Mayo Clinic, hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh là cái chết không rõ nguyên nhân, thường diễn ra trong khi ngủ, của một em bé có vẻ khỏe mạnh dưới một tuổi.
Mặc dù nguyên nhân của hội chứng này chưa được biết rõ, nhưng theo các chuyên gia, SIDS có thể liên quan đến các khiếm khuyết trong phần não của trẻ sơ sinh – nơi kiểm soát hơi thở và kích thích giấc ngủ. Bên cạnh đó, trẻ sinh non, nhẹ cân cũng như bị các bệnh về đường hô hấp cũng dễ bị đột tử trong khi ngủ.
Video đang HOT
Tốt nhất, cha mẹ nên cho trẻ nằm ngửa trong khi ngủ, đồng thời không để gối, chăn, đồ chơi, thú nhồi bông ở xung quanh nơi trẻ ngủ (Ảnh minh họa).
Ngoài ra, việc cho trẻ nằm sấp, nằm nghiêng, ngủ trên bề mặt mềm như chăn bông, giường nước hoặc ngủ chung giường với cha mẹ cũng làm tăng thêm nguy cơ bị đột tử trong khi ngủ ở trẻ sơ sinh.
Do đó, các chuyên gia đã đưa ra một số lời khuyên dành cho cha mẹ nhằm giảm nguy cơ con của bạn bị hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh, bao gồm:
- Đặt trẻ nằm ngửa trong khi ngủ: Các cha mẹ tuyệt đối không đặt con nằm nghiêng hoặc nằm sấp.
- Giữ cho chỗ ngủ của trẻ càng ít đồ càng tốt: Cha mẹ hãy sử dụng một tấm đệm chắc chắn, không mềm hay quá cứng, đặc biệt tránh cho trẻ nằm trên nệm dày và hoặc chăn bông. Đồng thời, không để gối, chăn, đồ chơi, thú nhồi bông ở trong nôi, vì những thứ này có thể cản trở sự hô hấp nếu chẳng may trẻ úp mặt vào chúng.
- Đừng để trẻ bị nóng quá: Để giữ ấm cho con, cha mẹ có thể sử dụng một chiếc bao ngủ hoặc loại quần áo ngủ mà không cần phải dùng thêm chăn. Đặc biệt, không được đội mũ hoặc dùng một thứ gì đó để trùm đầu của trẻ.
- Không ngủ chung giường nhưng phải chung phòng: Mặc dù các chuyên gia khuyến cáo cha mẹ không nên cho trẻ ngủ chung giường nhưng lại khuyến khích nên cho trẻ ngủ chung phòng. Bạn có thể đặt nôi, cũi của con trong phòng ngủ của mình ít nhất từ 6 tháng đến 1 năm.
- C ho trẻ bú mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu cũng là cách làm giảm nguy cơ đột tử ở trẻ sơ sinh.
Con chào đời bé hơn chiếc điều khiển, mẹ xót xa nghe bác sĩ nói chỉ 3% cơ hội sống
Chào đời ở tuần thứ 23, cậu bé chỉ nặng hơn 500g và dài 17,7cm, ngắn hơn cả 1 chiếc điều khiển TV.
Khi cậu bé Oliver-Cash Lowther-Ryan (sinh ta tại Walderlade, Anh) chào đời, tất cả đội ngũ y bác sĩ đều cho rằng phần trăm sống sót của bé là cực kỳ thấp, chỉ khoảng 3%. Vậy nhưng cuối cùng, cậu bé đã "lách qua khe cửa hẹp" và sống sót kỳ diệu như một phép màu.
Anh Ethan Ryan, bố của bé Oliver cho biết cậu bé chào đời ở tuần thứ 23 của thai kỳ với cân nặng vỏn vẹn 538g và chiều dài 17,7cm. " Còn ngắn hơn cả một chiếc điều khiển TV", anh xót xa nói.
Cậu bé Oliver chào đời ở tuần 23 với thân hình nhỏ xíu, ngắn hơn cả một chiếc điều khiển.
Vợ chồng anh cũng đã xác định trước con sẽ gặp rất nhiều khó khăn vì sinh quá non tháng. Vậy nhưng may mắn là khi chào đời, con cũng đã khóc được một chút.
"Tôi còn nhớ lúc đó nữ y tá ôm trọn con trong lòng bàn tay, nâng lên và nói: "Chúng ta đang có một "máy bay chiến đấu" trên tay", anh Ethan kể lại.
Và sau câu nói ấy là 9 tuần dài đằng đẵng vợ chồng anh không được gặp con mà chỉ cập nhật tình hình thông qua bác sĩ.
Đến khi được 3 tháng tuổi, cậu bé Oliver đã bị nhiễm trùng ruột và phải trải qua 1 ca phẫu thuật cắt bỏ 2,5cm ruột. Sau đó, bé tiếp tục trải qua thêm 1 lần phẫu thuật để đặt túi khí và túi đựng sữa non.
Các bác sĩ cho rằng cậu bé chỉ có 3% cơ hội sống.
Chưa dừng lại ở đó, cậu bé còn trải qua một ca phẫu thuật hở van tim. Để giành giật sự sống cho đứa trẻ, các bác sĩ đã phải cho Oliver sử dụng 3 loại máy thở, thậm chí có những lúc phải hỗ trợ em bé bằng một ống thông qua trán, vì mọi cơ quan khác như tay chân hay bụng đều đã chằng chịt dây rợ.
"Đã 3 lần được chúng tôi được bác sĩ mời vào phòng và thông báo hãy chuẩn bị tinh thần cho điều tồi tệ có thể xảy ra. Mỗi lần trước ca phẫu thuật, họ đều nói cơ hội sống sót của Oliver là rất thấp. Mỗi lần chúng tôi nghĩ rằng đã mất con thì con lại mạnh mẽ vượt qua", anh Ethan xúc động nói.
Còn chị Frances, mẹ của bé thì không thể quên được lần đầu tiên được bế con sau 9 tuần chờ đợi: "Đó là khoảnh khắc đáng kinh ngạc nhất trong cuộc đời tôi. Nó giống như một giấc mơ vậy. Lần đầu tiên tôi được chạm vào con, được cảm nhận làn da của con mềm mại và ấm áp như thế nào. Cảm giác đó thật tuyệt vời".
Vợ chồng Ethan hạnh phúc vì con đã sống sót kỳ diệu.
Anh Ethan cho biết thêm là ban đầu chỉ có một người thân được phép tiếp xúc với con trai nên anh quyết định nhường "khoảnh khắc thiêng liêng" ấy cho bà xã. Còn anh chỉ được phép ngồi nhìn con trong hai giờ. Cho đến 1 tuần sau thì anh được bế con lần đầu.
Đến nay, cậu bé Oliver đã tiến triển ngày càng tốt hơn, khiến ngay cả các y bác sĩ cũng phải ngạc nhiên. Tuy vậy, bé vẫn chưa thể xuất viện mà cần theo dõi thêm đến ít nhất là ngày 23/7. Đó có lẽ là một quãng thời gian khá dài với vợ chồng anh Ethan nhưng "trái ngọt" nhận được sau những chờ đợi, mong ngóng mới là điều anh chị quan tâm.
Cậu bé Oliver sẽ phải ở bệnh viện thêm 1 tháng nữa để theo dõi sức khỏe.
Hành trình kỳ diệu điều trị cho bé sinh non chỉ nặng... 600g Cậu bé sinh non chỉ nặng vỏn vẹn 600g. Kết thúc quá trình 72 ngày điều trị, bé hoàn toàn tự thở được và đạt cân nặng 1.700g. Sản phụ Đoàn Thị Trang Nhung (SN 1981, trú tại Hoàng Mai, Hà Nội) hiện cơn chuyển dạ dù mới ở tuần thai thứ 26. Ngày 4/3, em bé được sinh ra tại bệnh viện...