Bà mẹ Hà Nội chia sẻ chi tiết hành trình kèm con “chậm chạp, nhớ trước quên sau” vào lớp 6: Thành quả đáng nể
Quả ngọt sẽ đến khi cha mẹ biết nỗ lực đồng hành với con.
Giai đoạn chuyển cấp từ tiểu học lên cấp 2, chương trình học khác hoàn toàn, bạn bè thay đổi, tâm sinh lý thay đổi, với những bạn giỏi và xuất sắc còn khó khăn thì những bạn học lực trung bình càng vất vả.
Theo chị Hồng Liên, bà mẹ 2 con hiện đang công tác trong lĩnh vực giáo dục ở Hà Nội, nếu không có sự trợ lực của các phụ huynh thì có lẽ rất nhiều bạn sẽ đứt gánh giữa đường”, sau đó chán học, chán trường lớp.
Nếu con lên lớp 6 thay đổi, khép mình, mệt mỏi, hay kêu ca, chống đối, cha mẹ hãy cố gắng bình tĩnh. Tất cả đều là do những khó khăn tất nhiên của việc chuyển giai đoạn học tập. Hãy cố gắng cùng con vượt qua giai đoạn vàng trong phát triển não bộ và nhân cách. Quả ngọt sẽ đến khi cha mẹ biết nỗ lực đồng hành với con.
Giai đoạn con học lớp 6, chị Liên cũng đã có hành trình đồng hành cùng con sát sao. Từ nhỏ con trai thứ hai của chị có tính cách vui vẻ, rất hiền nhưng chậm chạp, khả năng nhớ việc rất tệ. Con cứ nhớ trước quên sau, nhất là khả năng diễn đạt có nhiều khó khăn.
Ảnh minh hoạ
Do đó, suốt chặng đường con học tiểu học chị đã phải nỗ lực kèm con các kỹ năng tự học, biết ghi to do list để nhớ việc và biết cách hoàn thành công việc của mình. Thứ duy nhất con có chút lợi thế là khả năng tiếng Anh của con tốt (do được hỗ trợ nhiều). Khi lên lớp 6, với con gia đình khác đã khó khăn thì con chị càng khó khăn hơn.
Những khó khăn khi con vào cấp 2 mà các gia đình phải lường được và hỗ trợ giúp con vượt qua
1. Khó khăn trong ghi chép: Học sinh chuyển từ tiểu học ghi chép ít lên cấp 2 một lúc 12 môn và ghi chép nhiều đều “choáng váng” như nhau. Con chị Liên ghi chép rất chậm. Nhiều hôm về nhà con không chép kịp bài, chị đành phải nhờ các bố mẹ khác chụp ảnh bài con họ, in ra cho con kẹp vào vở. Chị cũng nhờ cô giáo hỗ trợ, cô hiểu nên không mắng con nếu con không chép được như các bạn.
2. Khó khăn vì khối lượng bài tập trường công nhiều và con không nhớ được việc: Hồi tiểu học trường tư, con chỉ có 3 môn chính Toán – Văn – Anh là có bài tập, lượng bài rất ít và con chỉ cần học khoảng 30 – 45 phút tối là xong.
Lên lớp 6, một lúc con có tới 12 môn học, rồi môn nào cũng ghi chép nhiều, môn nào cũng có bài tập. Chị Liên cùng cô chủ nhiệm hướng dẫn con cách tự nhớ bài tập bằng cách ghi bài tập vào 1 sổ nhắc việc, hàng tối cô cũng nhắn lên nhóm của các con hàng ngày rất sát sao để bố mẹ kiểm tra.
Video đang HOT
“Con nhà mình đã khó khăn đọc hiểu tiếng Việt, bài nhiều con cũng choáng nên thời gian đầu hai mẹ con cùng làm bài với nhau. Con mệt mỏi hay khó chịu mẹ luôn ở bên động viên. Nếu thấy bài nhiều quá, học đến 9h con chưa xong thì mình nhắn tin nhờ giáo viên đừng phạt vì con đã nỗ lực nhưng con chậm chưa xong bài.
Thứ 2 là mình hướng dẫn con kỹ năng tự giải quyết bài tập. Học trường công đa phần các bài tập là trả lời nội dung kiến thức trong sách nên nên mình hướng dẫn con cách gạch ý, ngoài ra còn có thể dùng Google để tìm kiếm thông tin và trả lời thông tin đánh máy, in ra kẹp vào sách thay vì phải chép tay. Việc này khiến con cũng có kỹ năng tìm kiếm thông tin và làm bài tập rất nhanh”, chị Liên nói.
Theo chị, trẻ nhỏ khả năng thích nghi rất nhanh nên sau vài tháng là bắt nhịp được. Ngoài ra năng lực vượt khó của con là học từ cha mẹ, nên cha mẹ tối về hỗ trợ con 1 chút mà quát mắng, kêu than, trách trường lớp thì trẻ nó còn cảm thấy bất công hơn. Nhưng khi cha mẹ đồng hành cùng nỗ lực hỗ trợ con thì con cũng vượt qua khối lượng bài tập khá dễ dàng. Cha mẹ cũng phải nhìn con lúc nào thấy con đuối quá thì cho nghỉ, lúc nào thấy con còn cố được thì mới cho cố.
Sau 6 tháng cứ kiểm soát ghi chép sổ nhắc việc đầy đủ, hàng ngày nhắc con giải quyết việc của ngày đó thì con chị Liên dần hình thành 1 thói quen nhớ việc và làm bài đầy đủ.
3. Khó khăn vì lượng bài phải học thuộc lòng nhiều quá: Không đặt mục tiêu con được 9-10 điểm mà chỉ cần con hiểu bài, do đó chị Liên hướng dẫn con biến bài giảng thành các sơ đồ tư duy, nhớ key word và khi cần thì diễn đạt lại theo ý mình.
Nếu 1 đoạn 15 câu học mất 30 – 45 phút không xong, con tự vẽ sơ đồ tư duy và nói theo ý hiểu của mình, sau 1 – 2 tháng con đã học rất nhanh chỉ mất 5-10 phút là xong 1 ghi nhớ. Khi con thực sự hiểu điều con đang nói ra, viết ra thì con nhớ rất lâu.
Chỉ có thơ là con chị Liên phải học thuộc lòng, nhưng sau 1 thời gian con ghi nhớ rất tốt.
4. Khó khăn với bạn bè: Lên cấp 2 tụi nhỏ bắt đầu “bè phái” hơn hồi tiểu học, lại trường lớp mới, con chị Liên chỉ còn có duy nhất 1 bạn học cùng biết nhau để chơi. Lớp 6 bắt đầu biết thích nhau, tâm sinh lý thay đổi. Nhờ có cô chủ nhiệm cùng với gia đình hỗ trợ cách phản ứng với bắt nạt, bè phái, trêu chọc để con có thể vượt qua.
Ngoài ra chị Liên còn cho con đọc các sách dạy về kỹ năng bắt nạt và các cách phản ứng. Cuối tuần khi con đi chơi, chị hay mời thêm các bạn bè của con đi cùng. Từ đó chị biết các con nói về chủ đề gì và cũng hiểu con cần phản ứng như thế nào với các bạn, con có nhóm bạn thân để chơi cùng. Qua những chuyến đi chơi nhóm, con thân thiết hơn với bạn mới, con đỡ cảm giác bị cô độc.
Bổ sung tiếng Anh
Vì con chị Liên đã có nền tảng tiếng Anh tốt nên ở trường cấp 2, học tiếng Anh với con không quá khó. Chị Liên đăng ký cho con học thêm chương trình Mỹ online song song từ nhỏ.
“Thực ra nhà mình học chương trình này cũng không có gì áp lực. Cứ từ mà học. Hôm nào con nhiều bài vở thì cuối tuần mình vào cho con học thêm cuối tuần mỗi ngày 1h để làm các dạng bài viết và sách vở, còn hàng ngày mình cho học Acellus online tầm 3 – 5 bài và làm quiz. Đợt nào con thi cử trên trường bận quá thì mình cho con nghỉ rồi học bù sau khi thi xong, cũng không đến nỗi nặng nề”, bà mẹ hai con chia sẻ.
Thể thao và kỹ năng
Với gia đình chị Liên, thể thao quan trọng số 2 sau tiếng Anh và kỹ năng, nên chị luôn bố trí đủ thời gian thể thao cho con. Ở trường có CLB thể thao nên chị đăng ký 1 tuần 2 buổi bóng rổ cuối giờ, thứ 7, chủ nhật cho con học bóng đá ở CLB với bạn. Trung bình mỗi tuần con tập 4 buổi mỗi buổi 90 phút, 500 ngàn đồng/tháng. Bóng đá là 1 triệu/tháng/8 buổi. Cộng với ngày nào cũng đạp xe đạp đi học và về ngày 4 lần nên sức khỏe khá đảm bảo.
Về kỹ năng, mỗi tuần vào thứ 7 chị Liên không có lịch học. Thời gian này chị dành để dạy con nấu ăn, đi chợ, dọn dẹp nhà cửa, rửa bát, giặt phơi rút gập quần áo, 2 anh em thay nhau làm.
Về dã ngoại, 1 tháng chị cho con đi 1 lần. Có khi nghỉ cả thứ 6, thứ 7 và chủ nhật đi theo kiểu phượt, cắm trại gia đình, con tự chuẩn bị đồ cùng bố mẹ, đến nơi tự nấu ăn, ngủ lều, có khi chỉ đi 2 ngày tùy hứng. Mùa hè thì phượt cả tuần, cả tháng, có khi trong nước có khi ngoài nước.
Từ xuất phát điểm khá chậm, con thứ hai của chị Liên đã có thể tự học, tự tin hơn. Mới lớp 6, con đã tự mình lập một kênh Youtube để chia sẻ kiến thức với các bạn bằng tiếng Anh. Các clip các bé tự quay, tự dựng, tự nói, và thời gian để nghĩ ra một bài, làm thuyết trình hay nói còn chỉ mất độ 20 phút.
“Mình tin rằng khi cha mẹ hiểu con và đưa ra một lộ trình đúng đắn, cả nhà cùng nỗ lực thì dù có hơi mệt mỏi nhưng bài học học được từ sự nỗ lực đó là rất lớn”, chị Liên nói.
Ô tô đỗ chắn cửa vài ngày, chủ nhà ở Hà Nội tung chiêu 'dằn mặt'
Bị ô tô đỗ chắn cửa hàng và lối ra vào, một số chủ nhà ở Hà Nội đã nghĩ ra chiêu "dằn mặt" bằng dán giấy nhắc nhở, viết bút dạ vào xe hay để rác quay kín.
Câu chuyện đỗ xe chắn cửa hàng, lối ra vào nhà của người khác luôn là tâm điểm của những cuộc tranh cãi không có hồi kết. Nhiều người cho rằng, do không gian đường, phố ở đô thị chật hẹp nên bất đắc dĩ mới phải đỗ xe như vậy. Tuy nhiên, nhiều "khổ chủ" bị đỗ xe bịt lối ra lại bức xúc với vấn nạn này.
Mới đây, trên mạng xã hội chia sẻ hình ảnh và câu chuyện cười ra nước mắt khi chủ một ô tô đỗ chắn cửa nhà trên tuyến phố thuộc quận Cầu Giấy (Hà Nội). Đáng chú ý, ô tô này bị dán nhiều mẩu giấy với nội dung: "Di chuyển xe ra chỗ khác! Chắn cửa hàng người ta rồi".
Ô tô đỗ chắn cửa hàng 3 - 4 ngày bị dán giấy nhắc nhở. Ảnh: Đoàn Hải Dương
Người đăng tải hình ảnh cho biết, chủ ô tô đã đỗ chắn trước cửa hàng 3 - 4 ngày liền, nhưng khi dán giấy nhắc nhở thì có người bóc ra rồi lại đỗ ô tô ở vị trí cũ. Người này cũng tham khảo ý kiến của cộng đồng: "Tình huống này có nên báo cho công an phường?".
Sau đăng tải bài viết đã nhận được nhiều ý kiến phản hồi. Anh Nguyễn Anh viết: Nếu như tuyến phố không có biển cấm dừng, cấm đỗ thì có gọi công an phường cũng không thể xử lý.
Anh Lưu Cường thì cho rằng, tuyến phố không có biển cấm dừng, cấm đỗ, không phải đường có 1 làn xe thì chủ xe được phép dừng đỗ. Lúc này, chỉ xét dưới góc độ ý thức, văn hóa của tài xế khi đỗ trước cửa hàng.
Giấy nhắc nhở được dán ở nhiều vị trí quanh xe. Ảnh: Đoàn Hải Dương
Chị Nguyễn Thị Huyền bày tỏ, biết rằng tại nhiều tuyến phố ở Hà Nội không có chỗ xe, mật độ phương tiện lại đông nhưng các tài xế cần quan sát kỹ trước khi đỗ xe để không ảnh hưởng đến người khác.
"Mặt tiền cửa hàng dùng để kiếm sống mà ai cũng đỗ chắn cả ngày thì ảnh hưởng đến việc kinh doanh, đi lại của người khác, tài xế cần lựa chọn chỗ đỗ hợp lý", chị Huyền viết.
Đỗ ô tô đỗ chắn trước cửa hàng, cửa nhà người khác có bị xử phạt?
Hiện nay, Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt và Nghị định 123/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 100/2019/NĐ-CP đều không quy định về việc xử phạt hành chính đối với hành vi đỗ xe trước cửa nhà người khác.
Tuy nhiên, người điều khiển phương tiện vẫn cần đảm bảo các quy định về đỗ xe trên đường theo quy định tại Điều 18 và Điều 19 Luật Giao thông đường bộ 2008.
Phải đảm bảo an toàn trước khi rời khỏi xe (có tín hiệu báo, cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng...)
Khi đỗ ô tô tài xế phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Ảnh: Đình Hiếu
Không được đỗ xe tại các vị trí như bên trái đường một chiều, trước cổng trong phạm vi 5m hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức, tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe, trên miệng cống thoát nước...
Đỗ xe trên đường phố phải sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi; bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông.
Về phía các chủ nhà, chủ cửa hàng bị ô tô đỗ chắn cửa, chắn đường, nếu có hành vi cố ý hủy hoại tài sản của người khác là vi phạm pháp luật.
Điều 178 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) quy định mức phạt tiền từ 10 - 50 triệu đồng và phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm, hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm đối với hành vi hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ 2 - 50 triệu đồng, hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc trường hợp tái phạm; hoặc gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.
Nếu gây thiệt hại cho tài sản trị giá từ 50 triệu đồng đến dưới 200 triệu đồng thì bị áp mức phạt tù từ 2 - 7 năm.
"Tóm dính" Nàng Mơ qua ống kính camera thường, visual ra sao mà netizen phải nhắc đến Lọ Lem? Đều thả dáng ở con phố huyền thoại của các "nàng thơ", Lọ Lem và Nàng Mơ gây chú ý với sắc vóc nổi bật. Phố Phan Đình Phùng (Hà Nội) nổi tiếng là một trong những con đường đẹp nhất Thủ đô và thường xuyên được các "nàng thơ" ghé đến chụp hình. Đây cũng trở thành một điểm check-in không thể...