Bà mẹ già 80 tuổi bất hạnh nhất Việt Nam
Chỉ vì sẵn hơi men, không kìm được cơn giận, hai anh trai đã ra tay sát hại đứa em tâm thần ngỗ nghịch của mình, để lại nỗi bất hạnh lớn lao cho cả ba gia đình…
Tận cùng bất hạnh
Chúng tôi đến nhà cụ Đào Thị Thắng (80 tuổi, trú tại xã Hòa Tân Tây, huyện Tây Hòa, Phú Yên) vào một chiều nhạt nắng.
Lúc này cụ Thắng đang lụi cụi ngoài giếng, đôi tay run run bưng nửa gàu nước đổ vào thau đồ đang giặt dang dở. Khi chúng tôi bước tới, ghé miệng vào sát tai cụ gọi lớn mấy lần, cụ mới biết có người tới.
Bà Đào Thị Thắng đau đớn trước di ảnh của chồng.
Vừa nghe nhắc lại chuyện cũ, đôi mắt gần như mờ đục của cụ ánh lên một nỗi đắng đót đến quặn lòng.
Vợ chồng cụ Đào Thị Thắng có tổng cộng 10 người con, 5 trai 5 gái. Chẳng hiểu sao cả 5 người con trai của cụ lần lượt đều gặp bất hạnh: không bị chết cũng lâm vòng lao lý.
Năm 1992, dù đang sống hạnh phúc bên vợ con nhưng không hiểu sao người con trai cả của cụ là Nguyễn Mỹ bỗng tẩm xăng tự thiêu ngay sau khi cãi nhau với vợ.
Mà lý do cũng hết sức cỏn con: chỉ vì mải vui với bạn bè, trễ nải việc bê lúa ngoài đồng nên bị vợ anh Mỹ cất lời rày la. Bị vợ mắng, anh Mỹ cảm thấy xấu hổ, lén mọi người đi mua 4 lít xăng, đợi đến khi cả nhà đi vắng, anh đóng cửa, chế xăng tự thiêu.
Dù mọi người kịp thời dập tắt ngọn lửa nhưng không cứu được anh. Đến năm 2007, đứa con trai kề út tên Nguyễn Thạnh bất ngờ bỏ học, theo bạn bè lên Đăk Lăk phục vụ quán cà phê. Được ít ngày, anh Thạnh bất ngờ bị đau bụng, nôn thốc nôn tháo, vào bệnh viện chữa mãi vẫn không hết bệnh. Khi được đưa về nhà, anh tiếp tục ngất lên ngất xuống và tử vong.
Vậy là mọi trông mong của vợ chồng cụ đều dồn hết vào ba người con còn lại, nhất người con trai út Nguyễn Văn Thương (39 tuổi). Không chỉ hiền lành, dễ mến, Thương còn khá đẹp trai và siêng năng nhất nhà. Năm 2002, Thương theo bạn bè lên Lâm Đồng làm thợ hồ.
Trong một lần bị cảm sốt ly bì. Sau khi tỉnh dậy, đầu óc Thương trở nên có vấn đề, lúc tỉnh lúc mê và đặc biệt là anh không còn khả năng tự kiểm soát được suy nghĩ, hành động của mình. Do vậy chủ thầu phải cho người đưa Thương về quê trị bệnh.
Từ một người hiền lành, chân chất, Thương bỗng trở nên hung dữ và sinh tật nghiện rượu. Lúc bình thường Thương rất chăm chỉ, nhưng cứ rượu vào lại luôn miệng quát mắng, nhiều lần xách dao, rựa rượt đuổi mọi người xung quanh, trong đó có cả bố mẹ ruột của mình.
Đầu năm 2010, sau khi đi uống rượu về, theo thói quen, Thương tìm bà Thắng để xin tiền. Do trong túi không còn một cắc nên bà Thắng bị Thương đạp ngã lăn ra đất. Thấy vậy, bố của Thương là ông Nguyễn Xuân (85 tuổi) lò dò đi đến giữ tay Thương van nài: “Trăm lạy con, con đừng hành hạ mẹ con nữa”.
Chẳng những không nghe, Thương còn văng tục và với lấy cây gậy dựng sát vách đánh ông Xuân gãy tay phải. Một tháng sau, khi cánh tay còn chưa lành hẳn, trong một lần đi xuống bếp, ông Xuân vô tình bị trượt chân té gãy xương đùi, chấn thương sọ não. Sau khi nhập viện vài ngày ông Xuân đã tắt thở.
Video đang HOT
Bi kịch nối tiếp bi kịch
Tuy nhiên đó chưa phải là tận cùng bi kịch của gia đình bà Thắng.
Vào tối 5/9/2011, người em út Nguyễn Văn Thương đi nhậu về và đến trước mặt bà xin tiền đi uống tiếp. Thấy mẹ lục hết các túi vẫn không có tiền nên Thương nổi giận, mắng chửi bà thậm tệ.
Lúc này tại nhà bà Thắng, hai người anh ruột của Thương là Nguyễn Văn Tiến (46 tuổi) và Nguyễn Nga (49 tuổi) cũng đang ngồi nhậu.
Đến nay bà Nguyễn Thị Hiệp (56 tuổi), vợ ông Nga vẫn không tin rằng kết cuộc lại đau đớn như thế.
Thấy Thương hỗn láo với mẹ, Tiến liền buông lời trách cứ “Sao em cứ hành hạ má hoài vậy?”. Nghe vậy, Thương liền chạy đến ôm, rồi dùng tay đánh vào lưng của Tiến, khiến cả hai ôm lấy nhau giằng co.
Thấy vậy, Nguyễn Nga xông vào hỗ trợ Tiến đè Thương nằm ngửa xuống sân, định lấy dây trói Thương lại nhưng do Thương giãy giụa quyết liệt nên không trói được. Vì vậy, bà Thắng đi xuống bếp lấy sợi dây thừng đưa cho Nga rồi chạy đi tìm người khuyên can.
Thấy thằng em ngỗ nghịch không chịu nằm im còn đánh cả hai anh, sẵn có men trong người, Nga tức giận lấy một khúc gỗ tròn to bằng cổ tay vụt liên tiếp vào người Thương. Thấy vậy, Tiến cũng với tay lấy viên gạch đập nhiều nhát vào đầu Thương cho đến khi Thương gục hẳn.
Xong chuyện Nga vứt cây rồi vào nhà, còn Tiến đến Công an xã Hòa Tân Tây đầu thú. Ngay hôm sau, Nguyễn Nga bị cơ quan chức năng bắt giữ.
Điều đáng nói là cả hai đối tượng Nguyễn Nga, Nguyễn Văn Tiến không chỉ lớn tuổi mà còn là trụ cột trong gia đình. Nga cùng với vợ là bà Nguyễn Thị Hiệp (56 tuổi – vợ lớn hơn chồng 8 tuổi-PV) có tới 5 người con. Từ khi chồng bị bắt, kinh tế khó khăn giảm sút.
Lại thêm đứa con út đang học PTTH vì chuyện của bố mà sinh ra trầm cảm, chán chường. Còn gia đình anh Nguyễn Văn Tiến cũng chẳng khá hơn. Từ khi chồng bị bắt, vợ anh là chị Phạm Thị Hội (42 tuổi) trở bệnh nặng suốt mấy tháng nay, phải thuốc thang điều trị bằng tiền vay mượn của bà con xung quanh.
Phiên tòa đẫm nước mắt
Ngày 12/1/2012, TAND Phú Yên mở phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ án trên. Khi đó, bà Đào Thị Thắng và cả nhà hai bị cáo Tiến, Nga cũng đến tham dự. Suốt cả buổi, bà Thắng ngồi co ro ở góc phòng với gương mặt thẫn thờ. Trái tim của bà dường như quá sức chịu đựng trước nỗi đau lớn bởi chính bà vừa là mẹ của hai bị cáo và cũng là đại diện hợp pháp cho người bị hại.
Hiện nay ngôi nhà chỉ còn lại một mình bà Thắng.
Tại phiên tòa, cả hai bị cáo Nga và Tiến đều hết sức thành khẩn, rành rọt khai báo toàn bộ hành vi phạm tội của mình. Khi tòa hỏi về động cơ gây án, Nga và Tiến đều khai nhận: Thường ngày, Thương vẫn hay chửi bới, đánh đập cha mẹ, gây sự với hàng xóm, gây phiền muộn cho nhiều người.
Hành động của bị cáo là do bị kích động cao độ nên cả hai đã đánh quá tay chứ hoàn toàn không có ý định tước đoạt mạng sống của em trai mình.
Khi đến lượt phát biểu ý kiến, bà Thắng miệng lắp bắp những câu được câu mất: Các con đều do tôi đẻ ra, đều là máu mủ ruột rà nên đứa nào gặp chuyện, lòng tôi đau đớn vô cùng … 5 đứa con trai thì ba đứa đã chết, chỉ còn hai thằng này thôi…
Thằng Nga là trụ cột gia đình có 5 người con, thằng Tiến cũng lại là lao động chính với 3 con… Nay dù sao mọi chuyện đã xảy ra, tôi trăm ngàn lạy quý tòa xem xét xử nhẹ để hai con sớm được trở về với gia đình, để tuổi già bóng xế được an ủi đôi chút….
Sau khi nghe tòa nhận định: mặt dù các bị cáo thừa nhận toàn bộ hành vi, thành khẩn khai báo, tỏ rõ ăn năn nhưng xét thấy bị cáo đã chủ quan xem thường và tước đi sinh mạng của con người một cách trái pháp luật; Hành vi phạm tội của các bị cáo là rất nghiêm trọng nên cần phải xử lý nghiêm khắc… bà Thắng ngã nhào ra đất, bất tỉnh…
Tỉnh dậy, nghe tòa tuyên án Nguyễn Nga 17 năm tù và Nguyễn Văn Tiến 15 năm tù về hành vi giết người, bà Thắng lăn lộn dưới đất kêu gào thảm thiết, nước mắt chảy dài trên khuôn mặt nhăn nheo.
Thấy mẹ như vậy, hai cô con dâu và 8 đứa cháu nội của bà cùng kêu khóc dữ dội khi nhìn người chồng, người cha của mình bị áp giải lên xe về trại giam thụ án. Vậy là chỉ trong tích tắc nóng giận, bất hạnh đã ập đến cả ba gia đình, khiến bi kịch mẹ xa con, vợ xa chồng, con xa bố trở nên quá sức chịu đựng…
Theo Phunutoday
Mười con không nuôi nổi một mẹ
Từng mang nặng đẻ đau 10 người con - 5 trai và 5 gái - người lớn tuổi nhất đã hơn 60, nhỏ nhất cũng quá 30 tuổi, thế mà ở cái tuổi gần đất xa trời bà phải ra sống vỉa hè.
Trên đường Bời Lời thuộc địa phận ấp Ninh Tân, xã Ninh Sơn (Thị xã Tây Ninh) thường có một cụ bà hơn 80 tuổi đi lang thang vơ vất.
Ai thương tình thì cho bà chén cơm, miếng bánh. Có hôm được người ta cho ăn uống nhưng cũng có hôm bà nằm co chịu đói. Tối đến, bà cụ nằm co ro ven đường, trên một chiếc chiếu nhỏ, bên cạnh có vài bộ quần áo vo tròn. Những hôm trời quang mây tạnh còn đỡ chứ hôm nào trời mưa thì bà không biết trú ở đâu.
Hỏi thăm mới biết bà cụ tên là Châu Thị Ba, năm nay 83 tuổi, đã từng mang nặng đẻ đau 10 đứa con.
Ai cũng có lý do... từ chối
Khi chúng tôi hỏi chuyện bà cụ thì những người dân ở gần đó tập trung lại rất đông. Mọi người thi nhau kể, các con bà cuộc sống không đến nỗi khó khăn.Có người còn có cả mấy mẫu cao su ở Tân Châu nhưng không ai chịu nuôi mẹ mà để bà cụ sống cảnh bơ vơ như thế. Những ngày đầu, bà con trong xóm thương cảm, người cho miếng này, người cho miếng khác. Có người thấy bất nhẫn, mang bà về nhà nuôi. Bà ở nhà này vài ngày rồi đến nhà khác.
Điều khiến nhiều người tỏ ra bức xúc là các con bà "sống sờ sờ ra đó" mà không ai chịu nuôi mẹ mình. Anh C., ngụ tại ấp Ninh Tân, bất bình nói: "Thương bà cụ, tôi cho bà ăn, có lần còn mang bà về nhà nuôi gần hai tháng trời, mặc dù chăm sóc người già cũng cực, vất vả lắm. Chỉ bực mình nhất là con cái bà đã không nuôi mẹ, thấy tôi nuôi giùm họ còn nói này nói nọ nữa".
Bà cụ nằm lăn lóc bên đường
Sau anh C. cũng có một vài gia đình trong ấp nuôi bà cụ vài ngày nhưng rồi không ai dám nuôi nữa. "Vì bà cụ tuổi già, không may chết tại nhà mình, cũng khó xử ..."- một người nói.
Một phụ nữ tên H. cho biết: "Sự việc xảy ra đã mấy tháng nay, chúng tôi rất thương bà và cũng rất bức xúc về thái độ ứng xử của các con bà. Nhiều lần chúng tôi đã báo cáo lên ấp, lên chính quyền xã Ninh Sơn".
Theo chân anh Trần Minh Trị - Phó Chủ tịch UBND xã Ninh Sơn, chúng tôi tìm đến nhà bà Dương Thị K. Ch -một trong mười người con của bà Ba để tìm hiểu nguyên nhân sự việc.
Theo lời Ch: "Mẹ già nên khó ngủ, thức đêm hay la hoảng, mỗi đêm đi tiểu năm, sáu lần, mỗi lần đi lại kêu, đập cửa... Mang bà về nuôi, đêm rất khó ngủ mà hôm sau còn phải đi làm. Dần dần ai cũng sợ, cũng ngại".
Còn ông Dương Văn Y- người con thứ hai của bà Ba năm nay đã 61 tuổi, cho biết: "Tôi bị bệnh tai biến 7 năm nay nên không đi đâu được, phải nhờ vợ chăm sóc. Điều kiện kinh tế gia đình cũng khó khăn, nhiều lần tôi cũng có ý đưa mẹ về ở cùng nhưng mẹ không chịu vì hoàn cảnh của tôi khó khăn. Tôi đã nhiều lần gọi mời các anh em trong nhà về bàn bạc, tìm cách để nuôi dưỡng, chăm sóc mẹ nhưng... không ai chịu về họp cả".
Ông Lý Hoàng Chinh, phó trưởng ấp Ninh Tân, nói: "Trường hợp của bà Ba, người dân ở ấp này ai cũng biết. Rất nhiều lần tôi có đến khuyên giải để các con của bà mang mẹ về nuôi nhưng không được. Có hôm tôi phải đưa bà cụ vào ở trong văn phòng của ấp".
Theo ông Nguyễn Ngọc Thành, Chủ tịch UBND xã Ninh Sơn, sự việc của bà Châu Thị Ba chính quyền có biết và đã mấy lần có thư mời các con của bà để bàn hướng giải quyết nhưng các con bà thường không chịu đến hoặc đến không đầy đủ.
Những người chịu đến cũng chỉ thể hiện sự thoái thác, không muốn bị mẹ làm phiền! Người viện lý do: "Mẹ tôi bị bệnh, ban đêm không ngủ được, cứ nói chuyện, không cho ai ngủ, nên chúng tôi muốn xin cho mẹ ở Vạn Pháp Cung (một cơ sở tu hành của đạo Cao Đài-NV) một thời gian rồi rước về ở cùng". Người thì hứa sẽ về bàn lại để tìm cách nuôi mẹ. Chẳng hiểu bàn bạc thế nào, sau đó người ta lại thấy bà cụ vẫn cứ lang thang ngoài đường.
Ông Chủ tịch UBND xã Ninh Sơn cho biết thêm: "Trước đây, chính quyền xã cũng có gửi bà Ba lên ở Vạn Pháp Cung nhưng sau một thời gian ngắn, bà cụ lại sống lang thang. Các con bà thì vẫn không ai nhận nuôi mẹ mình".
Vi phạm pháp luật, tổn thương đạo lý
Bức xúc trước tình cảnh của bà cụ bất hạnh, ông Lê Minh Hiền - Phó Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý (Sở Tư pháp Tây Ninh) khẳng định: Luật Hôn nhân và Gia đình có quy định về nghĩa vụ của con đối với cha mẹ tại Điều 35 như sau: "Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo với cha mẹ, lắng nghe những lời khuyên bảo đúng đắn của cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ. Nghiêm cấm con có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ".
Trong Điều 36 cũng nêu rõ "Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ ốm đau, già yếu, tàn tật, trong trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc nuôi dưỡng cha mẹ". Như vậy việc không nuôi dưỡng mà để mẹ già lang thang dù với lý do gì đi nữa cũng là trái với quy định của pháp luật".
Đó là về mặt pháp luật Nhà nước, còn về mặt đạo đức thì việc con cái phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ vốn là đạo lý truyền thống từ ngàn đời của người Việt Nam. Khi sinh ra và nuôi con lớn lên hẳn bậc cha mẹ nào cũng muốn con mình trưởng thành, nên người, có cuộc sống tốt đẹp về sau. Và chắc là không ai muốn đến khi tuổi già lại bị con mình "đẩy ra đường" hay tống đi nơi khác cho rảnh nợ chỉ bởi lý do: trái tính, trái nết lúc tuổi già, sức yếu.
Nương thân cửa từ thiện
Cuối cùng, người em trai út của bà Ba là ông Châu Văn Quang ở xã Thạnh Tây, Tân Biên đã xin phép chính quyền xã Ninh Sơn đưa bà Ba đi. Năm nay ông Quang đã 75 tuổi, cái tuổi cũng cần người chăm sóc nên việc cưu mang, lo lắng cho người chị già nua trở nên quá sức. Vì vậy, ông đã xin phép gửi bà Ba vào cơ sở nuôi dưỡng từ thiện của chi hội Bảo trợ người nghèo Thuận Thiên tại thị trấn Tân Biên để tiện bề tới lui chăm sóc. Hằng ngày, vợ chồng ông mang thức ăn cho bà chị tội nghiệp.
Bà Nguyễn Thị Nhiền - Giám đốc Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh Tây Ninh cho biết thêm "Trường hợp của bà cụ Châu Thị Ba, nếu con cái không ai nuôi thì chính quyền địa phương có thể làm thủ tục xác nhận, có đơn gửi Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội thị xã Tây Ninh và gửi Phòng Bảo trợ xã hội -Sở Lao động- Thương binh và Xã hội để xác nhận. Như vậy Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh sẽ nhận nuôi dưỡng, chăm sóc bà cụ. Tuy nhiên, theo lẽ thường, ở tuổi như bà cụ thì không ai chăm sóc tốt bằng con cái trong nhà".
Theo Dân Trí
Mẹ già 101 tuổi nuôi con bị mù 2 mắt Ở cái tuổi gần đất xa trời, cơ thể ngày một yếu đi, hai mắt mờ dần và không nhìn được nữa mà cụ Huỳnh Thị May (101 tuổi) vẫn phải làm lụng để nuôi con trai 69 tuổi bị mù hai mắt từ lúc 20 tuổi. Những ngày vừa qua, chúng tôi liên tục nhận được điện thoại của tất cả bạn...