Ba mẹ đưa con hồi hương: Xe máy ‘có một không hai’ và hành trình vạn dặm
Trong những ngày qua, PV Thanh Niên ghi nhận tại QL1 (địa phận Khánh Hoà) vẫn còn hàng ngàn người từ phía Nam về quê ở các tỉnh miền Trung. Có những gia đình đèo bồng nhau vượt ngàn cây số trên những chiếc xe máy cũ rít, tả tơi.
Để hỗ trợ người dân miền Trung được về quê an toàn, tỉnh Khánh Hoà đã thành lập điểm dừng chân cho người dân tại xã Cam Thịnh Đông (TP.Cam Ranh). Ảnh THANH QUÂN
Mỗi ngày có hàng ngàn người dân chạy xe máy về quê ghé trạm dừng chân tại xã Cam Thịnh Đông để khai báo y tế và nhận nhu yếu phẩm . Ảnh PHẠM BÁ DUY
Không chỉ được nhận nhu yếu phẩm, người dân còn được hỗ trợ sửa xe miễn phí . Ảnh PHẠM BÁ DUY
Nhiều gia đình có nhiều thành viên nên phải cùng chen chúc nhau trên chiếc xe gắn máy . Ảnh PHẠM BÁ DUY
Video đang HOT
Nhiều đứa trẻ thấm mệt vì phải ngồi trên xe máy cả ngàn cây số . Ảnh PHẠM BÁ DUY
Những gia đình ở tỉnh Nghệ An nên phải vượt hơn 1.500 Km để về nhà . Ảnh PHẠM BÁ DUY
Quá vất vả với cảnh tha hương, gia đình anh Vừ Bá Nù quyết định về quê sinh sống. Anh Nù chia sẻ đây là lần cuối anh xa quê hương . Ảnh PHẠM BÁ DUY
Chiếc xe gắn máy cũ là phương tiện duy nhất để cả gia đình anh vượt hơn 1.500km để về quê . Ảnh PHẠM BÁ DUY
Nhiều người hồi hương không hề có kế hoạch cụ thể, chính họ cũng không biết đêm nay có kiếm được chỗ ngủ cho những đứa trẻ hay không . Ảnh THANH QUÂN
Em bé ngủ gục trong vòng tay của mẹ vì quá mỏi . Ảnh THANH QUÂN
Hai anh chị chăm sóc cho em lúc bố mẹ đi khai báo y tế . Ảnh THANH QUÂN
Vì sợ trên đường đi không mua được thực phẩm nên một số người đã chuẩn bị sẵn đồ ăn . Ảnh THANH QUÂN
Chạy xe đường dài nên mọi người đều đỏ hoe đôi mắt . Ảnh THANH QUÂN
Làm biển chỉ đường cho người dân hồi hương
Anh Trương Vĩnh Đặng (giáo viên) treo nhiều biển chỉ dẫn để người dân các tỉnh phía Nam hồi hương không bị lạc đường.
Trưa 6/10, anh Đặng (35 tuổi) cùng cha Trương Văn Luân (58 tuổi) đã treo xong các bảng chỉ dẫn hướng đi lên đèo Hải Vân tại ngã ba Tạ Quang Bửu - Nguyễn Văn Cừ; ngã tư đường đi Bà Nà; ngã tư đường Hoàng Văn Thái và đường tránh Tuý Loan; ngã tư đường Trường Sơn giao với cao tốc và đường tránh Tuý Loan; ngã tư UBND huyện Hoà Vang và ngã tư xã Hoà Khương (quốc lộ 14G).
"Mấy hôm nay bà con từ trong Nam về các tỉnh phía Bắc bị lạc đường khá nhiều, trong đó có người đi lạc vào trung tâm thành phố, đến cả chợ Hàn, metro, cầu vượt Hoà Cầm, Khu Công nghệ cao...", anh Đặng nói và cho hay đây là lý do anh dành thời gian làm bảng chỉ dẫn đường, treo ở các tuyến giao thông chính qua Đà Nẵng.
Thầy giáo Trương Vĩnh Đặng cạnh một biển chỉ đường vừa được treo. Ảnh: Văn Luân
Người dân di chuyển từ phía Nam về ngang Đà Nẵng sẽ qua hai chốt kiểm soát cửa ngõ ở Hòa Khương (quốc lộ 14G) và Hoà Phước (quốc lộ 1A). Cảnh sát giao thông đứng chốt ở đây tập hợp khoảng vài trăm người thành một đoàn, dùng xe chuyên dụng dẫn lên đèo Hải Vân bàn giao cho lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên - Huế. Tuy nhiên, nhiều người do xe hư dọc đường hoặc chở con nhỏ, không đi nhanh được nên không kịp theo đoàn và bị lạc.
"Tôi lắp tạm bảng hướng dẫn cho người dân ngoài việc để họ không đi lạc, còn nhằm mục đích không để người từ vùng dịch vô tình đi nhầm vào thành phố, tránh nguy cơ lây lan dịch bệnh nếu không may có ca F0", anh Đặng nói. Dự kiến ngày mai, hai cha con anh Đặng sẽ lắp thêm bảng chỉ dẫn tại Khu Công nghệ cao, đoạn giao đường tránh với đường cao tốc La Sơn - Túy Loan.
Anh Đặng là giáo viên mỹ thuật trường Tiểu học Tây Hồ (quận Hải Châu, Đà Nẵng), được biết đến là người thường đấu giá bonsai trên mạng xã hội để gây quỹ giúp đỡ người nghèo, suốt 10 năm qua. Những ngày qua, hai bố con anh cũng ngược xuôi mang bánh mỳ, bánh bao, nước lọc lên đèo Lò Xo, chốt Hoà Khương và đèo Hải Vân để cùng các nhóm tình nguyện khác tiếp sức người dân hồi hương.
Theo thống kê của công an Đà Nẵng, từ ngày 2 đến 5/10, đã có 24 đoàn với 7.100 phương tiện và 13.795 người từ các tỉnh, thành phía Nam đi qua địa phận Đà Nẵng. Các đoàn người về chưa dừng lại. Dự kiến trong tối và đêm nay có 3 đoàn hồi hương qua miền Trung. Nhiều người dân cho biết vượt hàng nghìn cây số về quê vì không còn tiền sinh hoạt và lo ngại dịch bệnh Covid-19 có thể bùng phát trở lại.
Thành phố Đà Nẵng đã hỗ trợ 38 chuyến xe ôtô đưa 1.130 người đi bộ từ chốt kiểm soát giáp ranh với tỉnh Quảng Nam ở xã Đại Hiệp (huyện Đại Lộc) sang chốt giáp ranh với tỉnh Thừa Thiên - Huế. Các địa phương miền Trung cũng phối hợp với nhau để trung chuyển người dân đi bộ về quê giữa thời tiết mưa lớn.
Hành trình về nhà của những đứa trẻ giữa mưa gió miền Trung Đèo Hải Vân trưa 6-10 mây mù dày đặc, từng cơn mưa theo gió quất vào dòng người hồi hương. Đoàn người lầm lũi đi giữa màn mưa, rét run vì ướt và lạnh. Xe dừng nghỉ giữa đèo Hải Vân, các em nhỏ được cha mẹ đưa xuống nghỉ ngơi, ăn uống Trong đoàn người trở về từ TP.HCM, Bình Dương và...