Bà mẹ bị “ném đá” vì dùng cách này để giữ con trai chỗ đông người, lời giải thích sau đó gây bất ngờ
Một người mẹ tại Mỹ đã gây tranh cãi sau khi chia sẻ bí quyết nuôi dạy con gây phẫn nộ.
Tờ New York Post đưa tin, một người mẹ tại Mỹ đã gây tranh cãi sau khi chia sẻ “bí quyết nuôi dạy con” gây phẫn nộ. Cụ thể, bà mẹ tên Rachel Butcher này đã chia sẻ bức ảnh của con trai mình lên mạng xã hội và giải thích rằng bà phải “xích” con lại bằng một chiếc dây cương buộc đằng sau balo để con khỏi chạy lung tung trong một lần 2 mẹ con đến một cửa hàng nọ.
“Con tôi chạy nhanh hơn tôi. Do có vết sẹo sau khi cắt tử cung nên đôi khi tôi gặp khó khăn khi chạy để theo kịp con. Cũng nên biết rằng trước đó tôi chạy rất đều đặn, chứ không phải do lười biếng nên mới làm như vậy với con”, bà mẹ người Mỹ đáp trả netizen về cách dạy con lạ lùng của mình.
Bà mẹ này cũng nói rằng con trai nuôi của cô dường như có “nhiều năng lượng và tốc độ hơn” so với những đứa trẻ khác cùng tuổi.
Loại “dây xích” mà cô dùng để “trói” con đã khiến mọi người bức xúc. Ảnh: New York Post.
“Con trai tôi có nhiều năng lượng và tốc độ nhanh hơn những đứa trẻ cùng độ tuổi 21 tháng. Thằng bé mới chào đời đã phải dùng thuốc liên tục, vợ chồng tôi biết rất ít hoặc gần như không biết gì về gia đình ruột thịt của thằng bé và di truyền của họ”, cô cho biết.
Người mẹ cho biết con trai cô ghét bị bó buộc trong xe đẩy hoặc ghế ô tô. Vậy nên, sợi dây buộc người dường như là lựa chọn tốt nhất để giữ cho cả 2 mẹ con được vui vẻ và an toàn.
Tuy nhiên, Rachel nói rằng thứ gọi là “dây xích” ở người con trai cô thường thu hút ánh mắt tò mò và cả bình luận ác ý từ những người lạ khi đến nơi công cộng.
“Có lần, tôi đã về nhà khóc sau khi rời khỏi siêu thị mà chưa mua sắm được gì. Thỉnh thoảng tôi cũng nhận được những bình luận ác ý và những ánh mắt nhìn khó chịu. Nhưng hôm nay còn tệ hơn nữa. Chúng tôi đến siêu thị Target. Con trai đeo sợi dây trên người và tỏ ra rất ngoan ngoãn.
Thằng bé vui vẻ, cười đùa, và chạy nhảy nghịch ngợm, nhưng thằng bé luôn ở gần tôi, trong tầm mắt theo dõi của. Con trai tôi bây giờ đã gần 3 tuổi và vẫn chạy nhảy nghịch ngợm. Thằng bé vẫn tham gia trị liệu ngôn ngữ, và chúng tôi đang giải quyết tình trạng chậm phát triển của con. Thằng bé đang phát triển khá nhanh”, bà mẹ nói.
Video đang HOT
Thứ gọi là “dây xích” ở người con trai cô thường thu hút ánh mắt tò mò và cả bình luận ác ý từ những người lạ. Ảnh: New York Post.
Trước đó, vào năm 2022, một người cha của 5 đứa con đã bị chỉ trích trên mạng vì dùng “dây xích” để đưa 5 đứa con của mình ra ngoài đi dạo.
Jordan Driskell đã đăng tải một đoạn video lên mạng xã hội cho thấy 5 đứa con nhỏ của anh đeo chiếc dây buộc khi đi dạo.
Driskell và vợ Brianna nói rằng thật khó để theo dõi các con của họ – Zoey, Dakota, Hollyn, Asher và Gavin. Họ thường xuyên sử dụng dây buộc đó mỗi khi đưa con ra ngoài.
Nhưng sau khi đăng đoạn clip đi dạo lên mạng, cặp đôi này đã vấp phải những bình luận chỉ trích từ những người lạ nói rằng họ cảm thấy bức xúc khi nhìn thấy người cha sử dụng công cụ này.
Một người cho biết, “Những đứa trẻ đó đã quá lớn để bị gông cùm như thế”; “Bọn trẻ không phải là thú cưng. Thế còn việc dạy dỗ chúng phải làm gì thì sao?”, người khác nói.
Trong khi đó, một người khác nói ý mỉa mai: “Tiếp theo bạn có định huấn luyện các con mình kéo xe trượt tuyết không? Có ai trong số chúng được giải cứu không?”.
Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có người lên tiếng bênh vực ông bố. “Hãy làm những gì bạn phải làm để giữ an toàn cho các em bé! Tình yêu là điều tôi thấy. Không ai trong số chúng trông có vẻ căng thẳng chút nào. Đỡ vất vả cho bạn”, một người viết.
“Cố lên bố nhé! Bọn trẻ được an toàn, bạn tỉnh táo còn những người phản đối thì thật ngớ ngẩn”, một người khác bình luận.
Trẻ làm tốt 3 việc, từ học sinh trung bình cũng có thể thành học sinh giỏi
Cha mẹ cần điều chỉnh phương pháp học tập để giúp con nâng cao điểm số.
Một số đứa trẻ ban đầu có thành tích học tập tốt, nhưng sau kỳ nghỉ hè, các em bị bạn cùng lớp vượt mặt. Đặc biệt đối với học sinh từ lớp 2 lên lớp 3, điểm số rất dễ tụt dốc trong học kỳ mới dù con vẫn học hành như thế.
Có những lý do như:
1. Trẻ đã không ôn tập và củng cố nghiêm túc kiến thức trong kỳ nghỉ hè. Nếu trẻ chỉ bận chơi mà không học, hai tháng cũng đủ để nới rộng khoảng cách giữa những đứa trẻ.
2. Phần lớn kiến thức của lớp 1 và lớp 2 ở bậc tiểu học thường rất đơn giản, gần như trẻ mới chỉ bắt đầu làm quen với mặt chữ và các con số. Giáo viên chủ yếu chỉ dạy trẻ biết đọc, viết, các phép tính cộng, trừ, nhân, chia. Lúc này, trẻ không cần tư duy phức tạp và có thể nắm vững hầu hết kiến thức bằng cách học thuộc lòng, đặc biệt là một số trẻ đã tham gia lớp học thêm trước khi học tiểu học nên có thể đạt điểm cao một cách dễ dàng.
Tuy nhiên, khi trẻ lên lớp 3, kiến thức nâng cao hơn rất nhiều. Dù là đọc, viết hay làm Toán thì trẻ cần có tự duy học tập và phương pháp học nhất định thì mới có kết quả tốt. Những đứa trẻ học tập chỉ dựa vào phương pháp học thuộc lòng sẽ có kết quả học tập sa sút nghiêm trọng.
Ảnh minh họa
Lúc này, cha mẹ chỉ cần điều chỉnh phương pháp học tập của trẻ sẽ giúp trẻ nâng cao điểm số. Lưu ý 3 điều sau đây:
Xem bài trước khi đến lớp
Xem bài trước khi đến lớp không chỉ là đọc lướt qua một lượt mà khi đọc còn cần tìm hiểu sâu, chỉ ra những điểm mấu chốt, những khó khăn, điểm còn nghi ngờ trong bài học. Cha mẹ hãy hướng dẫn trẻ suy nghĩ kỹ xem nội dung đó có liên quan như thế nào với bài học trước. Nếu sau giờ học mà trẻ vẫn chưa hiểu rõ điểm nào đó, hãy nhớ hỏi ý kiến giáo viên kịp thời và cải thiện ngay.
Kiểm tra mức độ tiếp thu kiến thức trên lớp
Việc trẻ tiếp thu kiến thức trên lớp quyết định điểm số, phụ huynh phải đánh giá xem con mình hiểu bài hay chưa bằng những cách sau:
1. Trước khi làm bài tập về nhà, phụ huynh có thể kiểm tra vở ghi chép và bài kiểm tra trên lớp của con mình.
2.Đừng vội giúp con làm bài tập về nhà, trước tiên hãy kiên nhẫn quan sát cách con làm để biết con nắm kiến thức tới đâu. Nếu trẻ làm nhanh và có độ chính xác cao chứng tỏ trẻ đã tiếp thu kiến thức trên lớp tốt.
3. Trước khi chính thức bắt đầu làm bài tập về nhà, phụ huynh có thể liệt kê những điểm kiến thức chính ra giấy để trẻ có thể nhớ lại được nhiều nội dung trọng tâm nhất có thể.
Rèn luyện sau giờ học
Sau mỗi học phần, cha mẹ nên hướng dẫn con tóm tắt lại kiến thức các môn chính để kiểm tra kết quả học tập. Từ đây xác định con còn yếu ở đâu, bổ sung kịp thời những kiến thức còn thiếu hụt. Khi gặp phải những kiến thức mà con thường xuyên mắc lỗi, hãy chuẩn bị một cuốn vở để ghi chú những điểm cần ghi nhớ rồi xem lại hàng ngày.
Hãy tạo cho con thói quen đọc sách để nâng cao kiến thức ngoài trường lớp. Bằng cách đọc các tài liệu mới, trẻ sẽ học được nhiều từ, kiến thức mới - những thứ có thể xuất hiện trong một bài kiểm tra. Bạn có thể tham khảo đề xuất về những cuốn sách nên cho con đọc từ trường hoặc từ các thư viện công cộng.
Một bài kiểm tra không phải là thước đo hoàn hảo về những gì đứa trẻ có thể làm bởi có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến điểm số. Nếu bạn quá nhấn mạnh, quan tâm việc con được điểm cao, trẻ sẽ cảm thấy khó chịu và điều này ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý của trẻ trước mỗi bài kiểm tra.
Bên cạnh đó, hãy khen ngợi con vì những điều đã làm tốt. Cách này giúp con có động lực và sẽ làm hết sức mình.
Xúc động em bé cầm giấy khen trước ban thờ, câu chuyện đằng sau khiến nhiều người rơi lệ Hành động đứng trước bàn thờ bố khoe giấy khen của em bé lớp 1 khiến nhiều người xúc động. Có đủ cha mẹ là niềm hạnh phúc vô bờ bến. Bên cạnh đó, vẫn có những hoàn cảnh éo le, cha hoặc mẹ mất sớm. Nỗi đau đó càng khiến cho các em khát khao sự quan tâm, vỗ về, động viên...