Bà Mai Thanh dự chi 450 tỷ đồng mua cổ phiếu REE
Nếu mua thành công toàn bộ 15 triệu cổ phần đăng ký, tỷ lệ sở hữu tại REE của Chủ tịch Nguyễn Thị Mai Thanh sẽ tăng lên 12,2%, tương ứng 37,7 triệu cổ phiếu doanh nghiệp.
Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Cơ điện lạnh (REE) Nguyễn Thị Mai Thanh vừa đăng ký mua vào 15 triệu cổ phiếu từ 18/3 đến 17/4 theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận để tăng tỷ lệ sở hữu.
Hiện bà Mai Thanh đang nắm giữ 7,3% cổ phần REE với số lượng 22,7 triệu cổ phiếu. Nếu mua thành công toàn bộ khối cổ phần đăng ký, tỷ lệ sở hữu của Chủ tịch REE sẽ tăng lên 12,2%, tương ứng 37,7 triệu cổ phần.
Chốt phiên giao dịch ngày 17/3, giá cổ phiếu REE được giao dịch ở mức 29.900 đồng. Với mức giá này, số tiền bà Mai Thanh bỏ ra để gom 15 triệu cổ phiếu công ty ước tính lên tới 450 tỷ đồng.
So với mức cao nhất từ đầu năm là 35.550 đồng/cổ phiếu, giá cổ phiếu REE đã giảm 16% trong bối cảnh toàn thị trường chứng khoán đi xuống vì lo ngại trước diễn biến của dịch bệnh Covid-19.
Biến động giá và khối lượng giao dịch của cổ phiếu REE từ đầu năm. Ảnh: VnDirect.
Video đang HOT
Hiện bà Mai Thanh là cổ đông lớn thứ hai tại REE sau quỹ ngoại Platinum Victory. Cổ đông tổ chức này đang nắm giữ 29% cổ phần REE.
Ngoài ra, doanh nghiệp này còn hai cổ đông lớn khác là Apollo Asia Fund và ông Nguyễn Ngọc Hải, chồng bà Mai Thanh, với tỷ lệ sở hữu lần lượt là 5,9% và 5,5%.
REE cũng vừa công bố tài liệu họp đại hội cổ đông thường niên. Theo đó, bà Mai Thanh sẽ thôi chức vụ CEO REE sau ngày 1/8 để thực hiện đúng quy định Chủ tịch HĐQT không được kiêm nhiệm chức danh Tổng giám đốc của cùng 1 công ty đại chúng. REE cho biết đã chuẩn bị nhân sự để bổ nhiệm vào vị trí tổng giám đốc thay thế bà Mai Thanh.
Tại đại hội sắp tới, REE cũng sẽ trình cổ đông đề án tái cấu trúc tập đoàn do việc công ty mẹ hiện quản lý trực tiếp 12 công ty thành viên và các khoản đầu tư tại 19 công ty liên kết không phản ánh đầy đủ kết quả kinh doanh, hiệu quả, tiềm năng sinh lời của từng mảng hoạt động. Điều này dẫn đến hạn chế về huy động vốn cũng như phát triển đầu tư.
Do đó, HĐQT REE đề xuất tái cấu trúc công ty thành 4 nhóm hoạt động theo từng lĩnh vực kinh doanh riêng biệt là cơ điện lạnh, bất động sản, nước, năng lượng.
Công ty cũng trình phương án chia cổ tức bằng tiền với tỷ lệ 16%, tương đương 1.600 đồng/cổ phiếu từ nguồn lợi nhuận 2019 được phân phối. Số tiền dùng để chi trả cổ tức là 500 tỷ đồng.
Theo Zing.vn
"Soi" tình hình tài chính các công ty cấp nước... nữ đại gia Mai Thanh đầu tư
Năm 2018, lợi nhuận từ các công ty trong mảng sản xuất và phân phối nước đóng góp cho Công ty cổ phần Cơ điện lạnh 201 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế.
Trong danh sách cổ đông lớn của Công ty phần đầu tư nước sạch Sông Đà (Viwasupco), Công ty cổ phần Cơ điện lạnh (REE) nắm giữ 35,95% cổ phần.
Công ty cổ phần Cơ điện lạnh gắn liền với tên tuổi của nữ đại gia Nguyễn Thị Mai Thanh. Bà Thanh là Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc kể từ khi công ty được cổ phần hóa vào năm 1993 đến nay.
Bà Nguyễn Thị Mai Thanh. Ảnh: Bizlive.
Được thành lập từ năm 1977, Công ty Cổ phần Cơ Điện Lạnh hiện là một công ty niêm yết hoạt động đa ngành trong các lĩnh vực chính như dịch vụ cơ điện công trình (M&E); sản xuất, lắp ráp và kinh doanh hệ thống điều hòa không khí thương hiệu Reetech; phát triển, quản lý bất động sản; và cơ sở hạ tầng điện & nước.
Là một trong những công ty niêm yết cổ phiếu đầu tiên trên Sở Giao Dịch Chứng Khoán TP HCM, REE nằm trong top 30 công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường. Tại thời điểm 31/12/2017, giá trị vốn hóa của REE là 12,867 tỷ đồng).
Trong phiên giao dịch sáng 25/10/2019, cổ phiếu REE của Công ty cổ phần Cơ Điện Lạnh tăng thêm 350 đồng (tương ứng 0,95%) lên 37.050 đồng/cổ phiếu. Trước đó, trong phiên giao dịch ngày 24/10, REE tăng 1,1% và phiên 23/10 tăng 0,69%.
Theo Lao động, không chỉ đầu tư và Viwasupco, REE còn nắm giữ cổ phần của nhiều công ty kinh doanh nước sạch, nhà máy thuỷ điện ở Việt Nam. REE sở hữu cổ phần tại 4 nhà máy sản xuất nước sạch chiếm lần lượt 41% và 36% tổng công suất thiết kế tại TP HCM và Hà Nội.
Năm 2018, lợi nhuận từ các công ty trong mảng sản xuất và phân phối nước đóng góp cho REE 201 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế và 68 tỷ cổ tức trên giá trị sổ sách khoảng 1.300 tỷ đồng. Trong đó, CTCP Nước sạch Sài Gòn, B.O.O Thủ Đức và nước Sông Đà là những công ty đóng góp lợi nhuận nhiều nhất.
Các công ty trong lĩnh vực kinh doanh nước của REE được chia thành 2 nhóm: các công ty sản xuất nước sạch và công ty phân phối nước.
Nhóm các công ty sản xuất nước sạch bao gồm: Công ty cổ phần B.O.O Nước Thủ Đức, Công ty cổ phần Đầu tư và Kinh doanh nước sạch Sài Gòn (Nhà máy nước Thủ Đức III), Công ty cổ phần Đầu tư nước sạch Tân Hiệp (Nhà máy nước Tân Hiệp II), Công ty cổ phần Đầu tư nước sạch Sông Đà (VCW). Nhiệm vụ chính của nhóm này vận hành các nhà máy xử lý nước và cung cấp nước sạch cho các thành phố lớn cũng như các công ty cấp nước khác.
Nhóm các công ty phân phối nước bao gồm: Công ty cổ phần Cấp nước Nhà Bè, Công ty cổ phần Cấp nước Gia Định (GDW) và Công ty cổ phần Cấp nước Thủ Đức (TDW). Các công ty này đầu tư, quản lí hệ thống mạng lưới đường ống nước cấp II, cấp III, phục vụ cấp nước cho các hộ dân trên địa bàn được phân chia.
Báo cáo tài chính bán niên 2019 của REE cho thấy, trong lĩnh vực thủy điện, REE hiện sở hữu 60,42% cổ phần tại CTCP Thủy điện Thác Bà; 21% cổ phần tại Thủy điện Vĩnh Sơn - Sông Hinh; 22,68% cổ phần tại CTCP Thủy điện Miền Trung; 42,63% cổ phần tại Thủy điện Thác Mơ; 25,76% cổ phần tại Thủy điện Sông Ba Hạ; 34,30% cổ phần tại Thủy điện Srok Phu Mieng; 25,47% cổ phần tại Thủy điện Bình Điền.
Hoàng Minh (tổng hợp)
Theo kienthuc.net.vn
Trình phương án tái cấu trúc theo mô hình holdings, REE dự kiến cổ tức năm 2020 tối thiểu 16% REE dự kiến sẽ hoạt động theo mô hình holdings với 4 mảng kinh doanh riêng biệt (cơ điện lạnh, bất động sản, nước và năng lượng) do các công ty mà REE sở hữu 100% hoặc chiếm đa số quản lý. Ảnh minh họa. Theo tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2020, CTCP Cơ điện lạnh (mã REE) sẽ trình cổ đông phương...