Ba lý do Trung Quốc ngưng khuấy động Biển Đông
Bắc Kinh sẽ không tăng căng thẳng ở Biển Đông thời gian tới vì nước này đã hoàn tất việc bồi đắp, muốn lôi kéo thêm các nước ASEAN và chờ chính sách mới của Mỹ.
Trung Quốc được cho là đã hoàn tất việc cải tạo các đá nhân tạo ở Trường Sa. Ảnh: NYT
Các chuyên gia quốc tế tham dự hội thảo Biển Đông tại Khánh Hoà có chung nhận định diễn biến ở khu vực gần đây tương đối “yên ả” và xu hướng này sẽ duy trì vài tháng tới.
“Tôi ngạc nhiên với phản ứng của Trung Quốc sau khi Toà trọng tài quốc tế ra phán quyết với vụ kiện của Philippines hồi tháng 7. Tôi đã lo ngại Bắc Kinh sẽ rất tức tối và có những hành động leo thang. Tuy nhiên họ giữ yên lặng do đã hoàn thành việc cải tạo các đá nhân tạo ở Trường Sa”, Giáo sư Stein Tnnesson, Viện nghiên cứu Hòa bình quốc tế Oslo, Na Uy, hôm qua trao đổi với VnExpress bên lề hội thảo về Biển Đông.
Đánh giá của Tonnesson trùng với của nhiều học giả. Theo giáo sư Robert Beckman, Giám đốc Chương trình nghiên cứu luật và chính sách biển, Trung tâm Luật pháp quốc tế, Đại học Quốc gia Singapore (NUS), căn cứ vào hình ảnh vệ tinh của các tổ chức nghiên cứu về tình hình Biển Đông, Trung Quốc đã thực hiện xong việc cải tạo ở Trường Sa, thậm chí nó có thể xảy ra trước khi Toà trọng tài quốc tế đưa ra phán quyết bác bỏ yêu sách “đường lưỡi bò” phi lý của nước này.
“Bắc Kinh dường như không cần tiếp tục bất cứ hoạt động xây dựng nào nữa, các cơ sở hạ tầng và thiết bị của họ có thể đã sẵn sàng để được triển khai nhanh chóng trong tình huống khẩn cấp, không nhất thiết phải lắp đặt từ bây giờ”, ông Beckman dự đoán.
Lý giải thêm việc Trung Quốc “hạ nhiệt” trong các hoạt động làm phức tạp tình hình, ông Abhijit Singh, Giám đốc Sáng kiến An ninh biển thuộc Quỹ nghiên cứu cho Quan sát viên (ORF) tại New Delhi, Ấn Độ, cho rằng Bắc Kinh đã xây dựng xong với quy mô lớn ở khoảng 7 thực thể. Điều đó cho thấy “nước này đã khẳng định sự hiện diện mạnh ở Biển Đông vì thế họ không cải tạo thêm các đá”.
Video đang HOT
Nguyên nhân thứ hai khiến Trung Quốc ngưng “khuấy động” Biển Đông được cho là vì muốn thuyết phục các nước cùng có tranh chấp trong ASEAN chấp thuận phương án đàm phán song phương.
“Trung Quốc đã thành công trong đàm phán song phương với Philippines về bất đồng ở Trường Sa, đó là điều mà Bắc Kinh có thể nêu ra với Malaysia, Việt Nam hoặc thậm chí cả Indonesia, rằng ‘Chúng tôi có ví dụ tốt về phương thức đàm phán này’”, Chuẩn đô đốc Michael McDevitt, Nghiên cứu viên cấp cao, Chương trình nghiên cứu chiến lược, Trung tâm phân tích Hải quân, Mỹ, nói.
Ông McDavitt lưu ý đây chỉ là phỏng đoán và các nước cần chờ thêm thời gian để theo dõi tình hình.
Giáo sư Yann Huei Song, Viện nghiên cứu Âu – Mỹ, Học viện Khoa học, Đài Loan, Trung Quốc, đánh giá quan hệ giữa Trung Quốc với một số thành viên ASEAN đang tốt lên, do đó Bắc Kinh muốn tận dụng cơ hội này để tìm cách thuyết phục các nước giải quyết vấn đề theo gợi ý của mình.
Dưới góc nhìn của chuyên gia kinh tế, Tiến sĩ Frank Umbach, Giám đốc nghiên cứu, Trung tâm an ninh tài nguyên và năng lượng châu Âu (EUCERS), Đại học King, Anh, cảnh báo hợp tác kinh tế sẽ mang lại lợi ích trước mắt cho các nước có tranh chấp ở Biển Đông, nhưng nó sẽ “gây đau đớn” trong dài hạn.
Giả thuyết thứ ba về việc Trung Quốc giữ tình hình Biển Đông “yên ổn” gần đây, các nhà nghiên cứu cho hay Bắc Kinh đang chờ đợi xem chính quyền Mỹ sẽ có các chính sách gì dưới thời tân tổng thống. Ông Donald Trump sẽ chính thức kế nhiệm vai trò ông chủ Nhà Trắng vào tháng một năm sau, sau khi giành chiến thắng trong cuộc bầu cử hôm 9/11.
Theo ông Evan Laksmana, Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và chiến lược (CSIS), Indonesia cho rằng Trung Quốc không muốn gây căng thẳng ở Biển Đông trong lúc Mỹ đang thực hiện việc chuyển giao quyền lực.
“Tôi cho rằng Trung Quốc không muốn gây thêm một cuộc xung đột mới với Mỹ, nó có nguy cơ gặp phải sự đáp trả mạnh mẽ từ phía Washington”, ông Laksmana nói.
Cơn sóng ngầm
Chuyên gia người Ấn Độ Singh khẳng định chính sự kiểm soát lâu dài của Trung Quốc ở Biển Đông khiến khu vực này luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát xung đột. Nếu như lực lượng hải cảnh và đội tàu cá hùng hậu của Trung Quốc được phép ngăn chặn tàu của các nước đánh bắt ở một số khu vực, va chạm sẽ xảy ra.
Ông Singh lưu ý Trung Quốc đã xây dựng đường băng ở một số đảo nhân tạo, có thể còn triển khai các thiết bị quân sự, từ đó sẽ mở rộng tầm ảnh hưởng tới các khu vực ở Nam Á, là điều khiến Ấn Độ lo ngại. Trường Sa là địa điểm mang ý nghĩa địa chính trị và chiến lược quan trọng, do đó ông Singh thúc giục các nước cần phối hợp để ngăn Bắc Kinh tiếp tục bồi đắp ở khu vực này.
Giáo sư Beckman lưu ý hiện có sự thay đổi lãnh đạo ở Philippines và ở Mỹ, đều là nơi có các vấn đề phức tạp, vì thế các nước cần kiên nhẫn chờ đợi xem chính phủ Philippines và chính quyền Mỹ có quan điểm ra sao đối với vấn đề Biển Đông.
“Chính quyền Mỹ và Philippines sẽ thay đổi quan điểm với các nước ASEAN thế nào, vấn đề luật pháp (phán quyết của Toà trọng tài) đã rõ, nhưng vì những thay đổi về chính trị nên chúng ta vẫn đang trong một thời kỳ bất ổn mới”, ông Beckman nhấn mạnh.
Việt Anh
Theo VNE
Trung Quốc biến đá Chữ Thập thành căn cứ quân sự lớn nhất Biển Đông
Những hình ảnh vệ tinh mới nhất cho thấy Trung Quốc đang phát triển đá Chữ Thập thành căn cứ quân sự hỗn hợp lớn nhất tại Biển Đông.
Ảnh chụp đá Chữ Thập từ vệ tinh ngày 3/6. Ảnh: CSIS.
Hình ảnh vệ tinh mới nhất cho thấy Trung Quốc đã hoàn thiện một đường băng dài 3.000 m và 4 nhà chứa máy bay dài 34 m, rộng 25 m, tương đương với kích thước của các cơ sở tại đảo Phú Lâm, cũng thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, Kanwa Defense Review ngày 18/10 đưa tin.
Các nhà chứa có thể dùng cho máy bay chống ngầm công nghệ cao và máy bay cảnh báo sớm của Bắc Kinh. Ngoài ra, hai đường dốc dài 535 m và 626 m dường như đang được thiết kế làm nơi đậu cho các chiến đấu cơ.
Cùng với các nhà chứa có thể được xây dựng thêm trong thời gian tới, các cơ sở hạ tầng này có thể tập kết tổng cộng 24 máy may chiến đấu.
Các bệ phóng tên lửa đất đối không có thể được triển khai xung quanh tổ hợp đường băng và nhà chứa, bởi các hình ảnh cho thấy sự hiện diện của hệ thống ăng-ten HF/DF với bán kính 30 m, gần giống với hệ thống ăng ten mảng pha AN/FLR-9, chuyên theo dõi các mục tiêu trên không và trên biển của quân đội Mỹ.
Cuối cùng, một chiếc tàu đổ bộ của hải quân Trung Quốc đã được neo đậu tại cảng quân sự đang được mở rộng, biến đá Chữ Thập thành căn cứ quân sự hỗn hợp lớn nhất ở Biển Đông.
Trung Quốc đánh chiếm đá Chữ Thập, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, năm 1988 và đặt nó dưới sự quản lý của cái gọi là "thành phố Tam Sa". Trung Quốc sau đó tiến hành cải tạo phi pháp đá Chữ Thập, xây dựng nhiều công trình trái phép khiến nhiều nước lo ngại Bắc Kinh sẽ sử dụng nó để củng cố tuyên bố chủ quyền phi lý trên Biển Đông.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Trung Quốc sắp xây công viên hải dương trên Biển Đông Trung Quốc sắp xây dựng một công viên hải dương trên đảo Hải Nam ở Biển Đông để thu hút khách du lịch. Hình ảnh vệ tinh cho thấy nhiều tàu Trung Quốc đang nạo hút cát tại đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam năm 2015. Ảnh: AFP Hải Nam, tỉnh cực nam của Trung Quốc, là một...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Tổng thống Putin miễn nhiệm tư lệnh lục quân Nga

Mỹ sẽ tổn thất nhiều tỉ USD vì khách du lịch nước ngoài giảm mạnh

Iran khẳng định không phản đối việc Mỹ đầu tư vào nước này

Ngành quốc phòng Trung Quốc trải qua bước ngoặt tương tự DeepSeek

Loạt hợp đồng lớn mà Tổng thống Trump công bố trong chuyến công du Trung Đông

Tổng thống Zelensky thừa nhận bị Mỹ gây sức ép nhiều hơn

Con trai ông Trump nói Mỹ sẽ tích trữ 'một lượng Bitcoin khổng lồ'

APEC giải các bài toán về thương mại

Làn sóng Covid-19 mới ở châu Á

Đại học Harvard xoay xở vượt 'bão'

Ông Trump: 'Hòa đàm Ukraine sẽ không tiến triển cho đến khi tôi gặp ông Putin'

Đến Trung Đông, ông Trump hứa Mỹ không còn 'rao giảng về cách sống'
Có thể bạn quan tâm

Phim Việt mới chiếu nửa ngày đã đánh bại cả Lý Hải và Victor Vũ, chiếm top 1 phòng vé khiến ai cũng choáng
Hậu trường phim
15:21:32 16/05/2025
Until Dawn - Vòng lặp chết chóc được nâng lên một tầm cao mới
Phim âu mỹ
15:09:48 16/05/2025
MV Anh Tài "ghê" hơn Pickleball, fan 'cắn răng' thẩm nhạc, 'ăn theo' Anh trai?
Sao việt
15:09:04 16/05/2025
Mỹ nữ Cbiz "xé luật" mặc hở đến mức bị đuổi khỏi thảm đỏ Cannes 2025 là ai?
Sao châu á
14:58:56 16/05/2025
Squid Game không có đối thủ, càng chê càng hot, "đè bẹp" phim Kim Soo Hyun
Phim châu á
14:54:37 16/05/2025
Sao nữ muốn làm Quán quân Em Xinh Say Hi: Giảm cân lột xác như búp bê, tất tay từ ca hát tới diễn xuất
Nhạc việt
14:54:30 16/05/2025
Chiếc lightstick của G-Dragon có gì mà fan Việt sẵn sàng chi 10 triệu để sở hữu?
Nhạc quốc tế
14:44:46 16/05/2025
Nóng: Cuối cùng Justin Bieber đã chính thức lên tiếng về nghi vấn bị ông trùm Diddy lạm dụng tình dục!
Sao âu mỹ
14:41:25 16/05/2025
Ông Lưu Bình Nhưỡng được giảm 1 năm tù, ông Lê Thanh Vân giữ nguyên mức án
Pháp luật
14:40:26 16/05/2025
Miss World 2025: Ý Nhi 'lạc trôi' giữa "rừng mỹ nhân", dư luận "chia phe"
Người đẹp
14:40:05 16/05/2025