Bà Lự hiến 120m2 đất ruộng để xã thi công tuyến đường
Trong những năm qua trên địa bàn xã Liễn Sơn, huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) đã xuất hiện nhiều tấm gương tự nguyện hiến đất, hiến công xây dựng NTM…
Đường giao thông nội đồng có sự đóng góp của bà Lự
Hưởng ứng phong trào toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới (NTM), trong những năm qua trên địa bàn xã Liễn Sơn, huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) đã xuất hiện nhiều tấm gương tự nguyện hiến đất, hiến công xây dựng NTM, trong đó có gương bà Phí Thị Lự ở thôn Vinh Quang.
Sinh năm 1956, hiện nay làm phó tổ trưởng tổ liên gia quản số 4 ở thôn Vinh Quang nên bà Lự đã hiểu được xây dựng NTM cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và phải nhận được sự đồng tình ủng hộ của người dân. Hàng ngày bà Lự chứng kiến cảnh người dân trong thôn đi trên con đường đất đỏ với nhiều ổ voi, ổ gà, trời nắng thì bụi, trời mưa thì lầy lội, nhất là trẻ nhỏ và học sinh ngày 2 buổi cắp sách tới trường thường xuyên phải đi qua con đường này.
Cũng do đi lại khó khăn đã làm hạn chế phần nào sự giao thương và phát triển kinh tế trong thôn. Bà Lự với tư cách là phó tổ trưởng tổ liên gia tự quản thôn đã nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong việc góp phần nhỏ bé cùng thôn thi đua xây dựng NTM. Bà Lự đã tuyên truyền, vận động các hộ trong tổ liên gia tự quản tham gia hiến đất, hiến công làm đường giao thông nông thôn, giao thông nội đồng.
Video đang HOT
Năm 2013, địa phương có chủ trương làm đường nội đồng tuyến liên thôn từ thôn Dương Chỉ đi thôn Vinh Quang. Lúc đó một số bộ phận người dân chưa hiểu rõ được mục đích, ý nghĩa của việc hiến đất, hiến công, đóng góp tiền làm đường nên việc giải phóng mặt bằng con đường rất khó khăn. Thấy vậy bà Lự đã vận động con cháu tự nguyện, gương mẫu đi đầu hiến 120m2 đất ruộng để xã thi công tuyến đường. Nhìn bà Lự hiến đất, nhiều gia đình có đất nằm trong tuyến đường cũng làm theo đã góp phần đẩy nhanh tiến độ thi công xong con đường và đi vào sử dụng.
Ngoài tự nguyện hiến đất, gia đình bà Lự còn luôn chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương.
Theo Thanh Hương (NNVN)
Dân vận khéo để hoàn thiện giao thông nông thôn
Năm 2016, xã Trung Hưng, huyện Cờ Đỏ đăng ký xây dựng 4 mô hình "Dân vận khéo" trên lĩnh vực xây dựng cầu đường giao thông. Đến nay, các mô hình đã hoàn thành, góp phần nâng chất tiêu chí giao thông trong thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.
Để thực hiện các công trình này, nhân dân trong xã đã đóng góp hơn 300 triệu đồng, 1.500 ngày công lao động và hiến 6.000m2 đất.
Trong các mô hình "Dân vận khéo" mà xã đã thực hiện, mô hình vận động nhân dân hiến đất, nâng cấp mở rộng cầu, đường giao thông tại ấp Thạnh Trung được đánh giá cao, vì mang lại hiệu quả thiết thực nhất. Theo ông Nguyễn Đức Huy, Chủ tịch UBND xã, Trưởng ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ xã Trung Hưng, tuyến đường ở ấp Thạnh Trung dài khoảng 2.000 m.
Trước đây, thực hiện phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, xã đã bê - tông hóa gần hết tuyến, với mặt đường rộng 4m, đảm bảo cho xe 4 bánh lưu thông. Tuy nhiên, vẫn còn khoảng 250m đường, mặt đường chỉ rộng 2,5m và cầu Kênh Mới nằm trên tuyến chỉ rộng 3m. Do đó, năm 2016, Đảng ủy, UBND xã giao Hội Cựu chiến binh (CCB) xã xây dựng mô hình "Dân vận khéo" nâng cấp, mở rộng cầu đường giao thông ấp nhằm đảm bảo xe 4 bánh có thể lưu thông trên toàn tuyến.
Cầu Cây Dừng được xây dựng mới khang trang, rộng rãi, tạo điều kiện người dân đi lại thuận tiện.
Hội CCB xã đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động bà con ấp Thạnh Trung hiến đất để Nhà nước đầu tư mở rộng đường. Bà con cũng thống nhất đóng tiền và góp ngày công để làm cầu. Chú Nguyễn Văn Khảm, người dân ấp Thạnh Trung, phấn khởi nói: "Hiện tại cầu, đường trên toàn tuyến rộng từ 4m trở lên, thông thoáng, khang trang, xe hơi có thể chạy bon bon, bà con đi lại rất thuận tiện. Đây là công trình rất ý nghĩa, hợp lòng dân. Tôi ủng hộ 500 ngàn đồng và trực tiếp tham gia làm cầu cùng bà con".
Những ngày làm cầu, bà con còn tổ chức nấu ăn cho nhân công, đảm bảo tiết kiệm chi phí, thắt chặt tình đoàn kết trong ấp. Ông Nguyễn Đức Huy, Chủ tịch UBND xã Trung Hưng phấn khởi nói:"Tính chung, tổng số tiền xây dựng cầu là 180 triệu đồng và 400 ngày công.
Cái hay của Hội CCB xã là không chỉ vận động cán bộ, hội viên CCB, bà con ấp Thạnh Trung mà còn tổ chức vận động toàn thể cán bộ, đảng viên, nhân viên đang sinh sống, làm việc tại xã đóng góp. Chúng tôi rất ủng hộ cách làm này".
Trước kia, cầu Cây Dừng ở ấp Thạnh Quới chỉ là cầu ván tạm, việc đi lại của người dân gặp nhiều khó khăn, khi lưu thông ngược chiều, 2 xe phải dừng lại nhường đường nhau. Để tạo thuận tiện cho việc đi lại và đảm bảo an toàn giao thông, đầu năm 2016, Xã Đoàn Trung Hưng đăng ký mô hình "Dân vận khéo" vận động đoàn viên, bà con đóng góp tiền, ngày công làm cầu bê-tông.
Anh Võ Văn Tấn, Bí thư Xã Đoàn Trung Hưng, cho biết: "Nhờ sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo xã, sự hỗ trợ của Ban Từ thiện xã, Huyện Đoàn... công trình cầu Cây Dừng hoàn thành sau khoảng 1 tháng thi công (từ tháng 7 đến tháng 8-2016), với tổng số tiền 118 triệu đồng và hơn 400 ngày công lao động".
Bên cạnh đó, mô hình vận động nhân dân hiến 6.000m2 đất để Nhà nước đầu tư làm đường bê-tông của Hội Nông dân xã, và mô hình vận động nhân dân các ấp giặm vá, làm nền hạ, trải đá bụi các tuyến đường giao thông ấp của Khối Dân vận xã đều được triển khai thực hiện tốt. Qua đó, đảm bảo điều kiện về hạ tầng giao thông, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội địa phương phát triển.
Đồng chí Ông Văn Nghiệp, Trưởng Khối Dân vận xã Trung Hưng khẳng định: Việc phát động, triển khai thực hiện các mô hình "Dân vận khéo" trên lĩnh vực giao thông của xã đạt được kết quả khả quan. Đó là nhờ các đoàn thể chủ động xây dựng kế hoạch, chú trọng tuyên truyền, vận động, phát huy dân chủ, tạo được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân. Đặc biệt, sau khi các công trình hoàn thành, Khối Dân vận tham mưu cho Đảng ủy, UBND xã khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân tích cực, chủ yếu khen người dân, từ đó, bà con phấn khởi, xây dựng mối quan hệ khắng khít, tạo dựng lòng tin giữa người dân và chính quyền địa phương.
Theo Tâm Khoa (Báo Cần Thơ)
Người tiên phong trồng thanh long đỏ, lập trại bò trên đất Phong Quang Xã Phong Quang (Vị Xuyên) là một thung lũng bằng phẳng, nằm trải rộng dưới những ngọn núi răng cưa bao quanh; nơi đây là một trong những mảnh đất phù hợp với nhiều loại cây trồng và phát triển chăn nuôi. Một trong những loại cây trồng phù hợp ở đây là Thanh long đỏ (Thanh long ruột đỏ), và chăn nuôi...