Ba lớp trinh sát giúp Nga khống chế chiến trường Syria
Phối hợp máy bay không người lái cỡ nhỏ và các phi đội trực thăng tấn công, quân đội Nga tạo ra ba lớp trinh sát, vừa phòng thủ căn cứ vừa tìm diệt mục tiêu trên chiến trường Syria.
Bên trong một sở chỉ huy trinh sát của Nga tại Syria. Ảnh: Sputnik
Theo công bố của Bộ Quốc phòng Nga, các cuộc không kích đầu tiên của không quân Nga vào mục tiêu phiến quân IS trong những ngày qua đã đem lại kết quả đáng kể, giúp Nga “làm chủ chiến trường” tại Syria.
Trang mạng công nghệ quân sự Réseau International của Pháp cho rằng hiệu quả tấn công Nga có được nhờ sự lợi hại của cường kích Su-25, tiêm kích bom Su-34, còn có sự đóng góp của hệ thống trinh sát hiện đại. Hệ thống này bao gồm nhiều thiết bị, trong đó các máy bay trinh sát không người lái đóng vai trò chủ lực.
Một trong các mục tiêu của công nghệ quân sự hiện đại là giúp quân đội giành quyền khống chế chiến trường bằng cách định vị chính xác vị trí bố trí nhân lực cũng như vũ khí, trang thiết bị, hậu cần của đối phương.
Trong bối cảnh đó, một hệ thống trinh sát tốt mang lại điều kiện quan trọng, bởi nó có thể bao quát hầu hết những động thái và diễn biến xảy ra trên những chiến trường có địa hình bằng phẳng như Syria. Do thiếu vắng những thiết bị này, quân đội của Tổng thống Syria Bashar al-Assad dường như bất lực trước phiến quân IS trong thời gian dài, theo chuyên gia trên.
Tư lệnh quân đội NATO, tướng không quân Mỹ Philippe Breedlove, cho rằng sự bất lực của quân đội chính phủ Syria trước IS là cơ hội lớn để Nga đưa hệ thống trinh sát hiện đại vào khảo sát hiệu quả trên chiến trường thực. Hệ thống này hoạt động theo ba “lớp” nhiệm vụ cụ thể.
Hệ thống trinh sát ba lớp
Lớp đầu tiên có nhiệm vụ bảo vệ các căn cứ của quân đội Nga tại Syria, gồm sân bay Latakia và quân cảng Tartus. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho các căn cứ này, Nga đã trang bị cho các đơn vị phòng thủ căn cứ 4-6 máy bay trinh sát không người lái cỡ nhỏ lớp ZALA 421-08, được biết đến với tên gọi “Strekoza – Chuồn chuồn”.
Video đang HOT
Với lợi thế nhẹ, không gây tiếng ồn, được trang bị động cơ điện với tầm bay tới 30 km, các máy bay này có nhiệm vụ thu thập thông tin giúp ngăn chặn mọi nguy cơ tấn công bất ngờ từ phiến quân.
Tướng Breedlove khẳng định các đơn vị này còn được trang bị nhiều thiết bị do thám mặt đất MRK-46, tên lửa phòng không Pantsir-S1 hiện đại của quân đội Nga.
Một máy bay trinh sát cỡ nhỏ của Nga. Ảnh: Sputnik
Lớp thứ hai có nhiệm vụ tìm kiếm các mục tiêu không kích, bao gồm 36 máy bay trinh sát không người lái lớp Yakovlev Pchela-1T và Orlan -10 (tương tự loại RQ-7 Shadow của Mỹ) hoạt động ở độ cao 2.500-3.600 m. Những máy bay này có khả năng hoạt động cả ngày lẫn đêm nhờ được trang bị thiết bị quang điện tử và cảm biến hồng ngoại hiện đại. Nhiệm vụ cụ thể của chúng là phát hiện căn cứ của phiến quân nằm trong bán kính 60 km – phạm vi hoạt động hiệu quả của các máy bay ném bom Nga.
“Cách đây vài hôm, vệ tinh Mỹ đã chụp được hình ảnh các máy bay trinh sát Pchela -1T cất cánh từ sân bay Latakia để thực hiện các hoạt động do thám ở miền bắc Syria”, ông Breedlove tiết lộ.
Ngoài ra, vệ tinh cũng phát hiện một tiểu đoàn gồm 9 xe tăng T-90S xếp hàng tại sân bay Latakia. Bảo vệ tiểu đoàn này là phi đội 4-6 máy bay trinh sát không người lái Dozor 600 (tương tự loại MQ-1B của Mỹ).
“Các máy bay thuộc biên chế của lớp nhiệm vụ thứ hai có phạm vi hoạt động bao trùm toàn lãnh thổ Syria. Sự lợi hại của chúng nằm ở các bộ cảm biến chuyển động, giúp phát hiện hình ảnh một phiến quân đang di chuyển trong phạm vi vài chục cm, từ khoảng cách hơn 700 m”, ông Breedlove cho biết.
Lớp nhiệm vụ thứ ba do các phi đội trực thăng tấn công đảm nhiệm. Lực lượng này rất đa dạng, bao gồm 16 trực thăng Mi-24PN, Mi-35M, Mi 8AMTSh, được trang bị các bộ cảm biến hồng ngoại và điều khiển hỏa lực hiện đại.
Các kỹ sư quốc phòng Nga đã phát triển hệ thống tác chiến điện tử Richag-AV nhằm bảo vệ các trực thăng tấn công tránh tên lửa không đối không hoặc vũ khí phòng không đối phương trong phạm vi tới 300 km.
Mô hình bố trí hệ thống tác chiến điện tử Richag-AV trên trực thăng tấn công của Nga. Ảnh: Sputnik
Theo Réseau International, lớp nhiệm vụ này còn được bổ sung một máy bay trinh sát cỡ lớn Il-20M. Đây là máy bay trinh sát hiện đại nhất của Nga hiện nay, được trang bị các anten mạng rộng, bộ cảm biến hồng ngoại – quang học, radar trinh sát đường không, thiết bị liên lạc vệ tinh.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Máy bay Nga được bảo vệ bằng "áo giáp" mới
Theo hãng RIA Novosti, khả năng tự bảo vệ của các máy bay quân sự Nga sẽ tăng lên rất nhiều khi được trang bị hệ thống tác chiến điện tử mới.
Nguồn tin dẫn lời Phó Tổng giám đốc thứ nhất của Tập đoàn Công nghệ vô tuyến điện tử lớn nhất của Nga (KRET), ông Igor Nasenkov cho biết:
"Chúng tôi đang phát triển hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến để bảo vệ các máy bay và trực thăng. Nó sẽ được cải thiện thông số kỹ thuật so với hệ thống phòng thủ Vitebsk, sử dụng các nguyên tắc hoạt động vật lý, có khả năng đẩy lùi các cuộc tấn công trong toàn bộ phạm vi của phòng không".
Theo tiết lộ của KRET, nhiệm vụ của hệ thống Vitebsk là sự bảo vệ máy bay từ tất cả các tên lửa dẫn hồng ngoại. Một số biến thể của "Vitebsk" đã đi vào phục vụ trong lực lượng vũ trang Nga.
Trực thăng tấn công Ka-52 của Nga.
Vị lãnh đạo của KRET cho biết thêm: "Thành phần cơ bản của Vitebsk là trạm nhiễu chủ động kỹ thuật số TsSAP có mã hiệu L-370-3S. Trạm này có tốc độ cao hơn loại analog ở các tổ hợp khác, như Sorbtsiya của Su-27, Gerdeniya của MiG-29".
Ông này nói rõ, Vitebsk không chỉ đánh giá phát xạ của radar đối phương, mà đồng thời "chế áp" tín hiệu trong dải tần rộng hơn. Ngoài TsSAP, tổ hợp còn gồm hệ thống bảo vệ chống tên lửa lắp đầu tự dẫn tìm nhiệt (TGSN). Hệ thống này dùng đèn pha laser làm mù tên lửa của địch.
Hiện nay, những thành phần riêng biệt của Vitebsk đã được lắp cho trực thăng tấn công Ka-52 với mã hiệu L-370P-2, cho máy bay vận tải Mi-8MT với mã hiệu L-370E-8, lắp cho Su-25 và trực thăng Mi-26.
Trên thực tế, trực thăng không thích hợp với trạm nhiễu chủ động kỹ thuật số TsSAP, do đó các trực thăng chỉ được bảo vệ chống tên lửa có đầu tự dẫn tìm nhiệt, còn thay cho đèn pha laser chỉ dùng đèn pha ánh sáng thường.
Cuối cùng, tổ hợp Vitebsk cũng được nghiên cứu chế tạo cả cho máy bay vận tải Il-476. Nhưng đến nay các nhà sản xuất máy bay và lực lượng Không quân chưa thống nhất được về khối lượng, kích thước bao hình và nơi lắp đặt tổ hợp trên khoang máy bay Il-476.
Chuyên gia quân sự độc lập, một trong những đồng tác giả cuốn sách Quân đội mới của nước Nga, ông Anton Lavrov hoan nghênh Vitebsk: "Công nghệ phòng không không dẫm chân tại chỗ, nó trở nên tinh vi. Tần số, phương pháp mã hoá tín hiệu đã thay đổi, và cơ sở cho mọi thứ ở khắp nơi là công nghệ kỹ thuật số. Vì thế tổ hợp tác chiến điện tử cho không quân này hoàn toàn đáp ứng các yêu cầu hiện đại".
Ông này cũng nhất trí với quan điểm của Bộ Tư lệnh Không quân Nga khi quyết định trang bị Vitebsk trước hết cho trực thăng và máy baycường kích. Chuyên gia này nói, là chính những máy bay này hoạt động gần đối phương hơn cả, vì vậy chúng thường bị các phương tiện phòng không tấn công.
Theo Ngọc Hòa
Đất Việt
Ka-52K Alligator sát thủ mọi hạm tàu Báo "Sao đỏ" ( ) của Quân đội Nga mới đây có bài giới thiệu sâu về trực thăng tấn công Ka-52 Alligator, biến thể là Ka-52K. Bộ Quốc phòng Nga yêu cầu hoạt động của động cơ Ka-52K phải đạt 500 giờ. Thách thức về tốc độ, độ bền nhưng hiệu quả tác chiến cao đã được nền công nghiệp quốc phòng...