Ba loại trà tán phong trừ hàn rất hay
Để phòng chống giá rét và bảo vệ sức khỏe, ngoài các biện pháp thông thường như mặc ấm, ăn nóng, tránh bị gió lùa…, chúng ta có thể sử dụng một số biện pháp đơn giản của y học cổ truyền.
Khương táo trà
Gừng tươi 20g, hồng táo 10 quả, đường đỏ lượng vừa đủ. Gừng tươi rửa sạch, thái vụn; hồng táo bỏ hạt, thái vụn. Hai thứ đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, khi uống chế thêm đường đỏ với lượng phù hợp, uống thay trà trong ngày.
Công dụng: tán phong hàn, ấm tỳ vị, ích khí bổ hư, thường dùng trong những ngày giá rét, đặc biệt tốt với những người tỳ vị hư yếu, dễ bị cảm lạnh, đau bụng, rối loạn tiêu hoá, dễ mắc các chứng bệnh đường hô hấp…
Trong công thức Khương táo trà, với sinh khương làm chủ vị phối hợp cùng hồng táo và đường đỏ vừa có công năng trừ phong hàn, làm ấm tỳ vị khá tốt lại vừa có tác dụng ích khí bổ hư, thực sự là một trong những loại trà được thích hợp trong những ngày đông tháng giá. Nếu không có hồng táo có thể dùng đại táo thay thế.
Cũng có thể chế biến loại trà này bằng cách: gừng tươi rửa sách, giã nát; hồng táo bỏ hạt, thái vụn; hai thứ đem chưng với đường đỏ thành dạng cao đặc, đựng trong lọ kín dùng dần, mỗi lần lấy chừng nửa thìa cà phê chế với nước ấm, uống thay trà.
Hồng táo trà (nguồn ảnh: internet)
Hồi hương đường đỏ trà
Video đang HOT
Tiểu hồi hương 10g, đường đỏ lượng vừa đủ.
Tiểu hồi hương rửa sạch, tán vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, khi dùng chế thêm đường đỏ với lượng thích hợp, uống trà trong ngày.
Công dụng: ôn trung trừ hàn, hành khí chỉ thống, dùng làm đồ uống thích hợp trong những ngày giá rét.
Tô diệp khương đường trà
Tô diệp (lá tía tô) 3g, gừng tươi 3g, đường đỏ lượng vừa đủ. Tô diệp và gừng tươi rửa sạch, thái vụn, đem hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày, khi dùng chế thêm đường đỏ với lượng phù hợp.
Công dụng: giải biểu tán hàn, hoà vị khoan trung, thường dùng làm đồ uống trong những ngày giá rét, đặc biệt tốt với những người dễ bị cảm lạnh, đau đầu hoa mắt chóng mặt, sợ lạnh, bụng trướng đau, đại tiện lỏng nát… Nếu có thể, khi hãm cho thêm một vài lát quế chi thì hiệu lực tán hàn của loại trà dược này lại càng được nâng cao.
(Theo Sức khoẻ & Đời sống)
Cháo, canh thuốc dùng khi bị cảm
Cháo, canh thuốc chữa bệnh là một phần quan trọng trong liệu pháp ẩm thực của y học phương Đông qua hàng ngàn năm. Hiệu quả lớn nhất của nó là bổi bổ sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật, thúc đẩy cơ thể phát triển, kéo dài tuổi thọ đặc biệt là hỗ trợ đắc lực cho việc điều trị bằng thuốc. Sau đây xin giới thiệu một số món cháo - canh thuốc hỗ trợ điều trị chứng ho sốt do cảm ở trẻ em để bạn đọc tham khảo.
Cháo hành củ: hành 20 củ, gạo lức 60g. Tất cả vo sạch, đổ nước vừa đủ, nấu cháo chín thì cho hành vào. Chia nhiều lần ăn trong ngày, mỗi lần ăn 1 bát. Tác dụng: làm ra mồ hôi, giảm sốt, ho. Trị cảm phong hàn, đau đầu, ngạt mũi, chảy nước mũi, đau bụng đi ngoài.
Cháo hành, gừng: gừng tươi 5 lát, hành cả rễ 6 nhánh, gạo 60g. Tất cả rửa sạch, đổ nước vừa đủ, nấu thành cháo, cho gừng, hành rồi đun tiếp một lúc nữa, cho đường vào là được. Ăn nóng ngày 1 bát. Công dụng: làm ra mồ hôi, giải ho cảm lạnh sổ mũi.
Cháo lá tía tô: lá tía tô 12g, gạo lức 100g. Rửa sạch lá tía tô, cho 200ml nước sắc còn 100ml, bỏ bã, lấy nước cho gạo đã vo sạch vào, thêm 500ml nước nữa nấu thành cháo đặc. Công dụng: chữa ho, cảm phong hàn, sốt, thở gấp, ngực khó chịu. Ngày ăn 1 bát chia 2 lần sáng và tối.
Cháo hành gừng trị cảm ho, sổ mũi.
Cháo gừng, đường mạnh nha: gừng tươi 25g, đường mạch nha 150g. Gừng cạo vỏ rửa sạch thái nhỏ để sẵn. Gạo đãi sạch cho vào nồi với gừng tươi, đổ vào 1 lít nước đun sôi rồi hạ nhỏ lửa nấu cháo chín cho đường vào. Ngày ăn 2 - 3 lần, mỗi lần 1 bát, ăn nóng. Công hiệu: giải cảm, tán hàn, trừ ho.
Cháo bách hợp, chuối: bách hợp 12g, chuối 2 quả, đường phèn vừa đủ. Nghiền bách hợp thành bột, chuối bóc vỏ thái thành miếng. Đổ chung các thứ vào nồi, đổ nước vừa đủ, đun to lửa, sau giảm nhỏ lửa cho đến lúc cháo chín đặc là được. Ngày ăn 2 lần, mỗi lần 1 bát, ăn liền 7 ngày.
Cháo bối mẫu, đường phèn: xuyên bối mẫu 5g, đường phèn 50g, gạo lức 50g. Giã nhỏ bối mẫu, gạo vo sạch đổ vào nồi với 1 lít nước, nấu thành cháo, múc cháo vào bát to, cho đường phèn và bột bối mẫu vào, đảo đều là ăn được. Ngày ăn 2 lần, mỗi lần 1 bát con, ăn lúc nóng. Bệnh khỏi vẫn ăn tiếp 3 ngày nữa. Công dụng: mát phổi, giảm ho, tiêu đờm, trị trẻ em ho khò khè.
Cháo táo đỏ, bí ngô: bí ngô 1 quả, táo đỏ 500g, đường đỏ 200g. Bí ngô, táo rửa sạch, bỏ vào nồi nấu với đường đỏ, đổ nước vừa đủ nấu thành cháo. Mỗi ngày ăn 1 bát. Tác dụng: thanh phế, trừ ho hen, chống dị ứng. Trị trẻ ho lâu ngày.
Cháo táo đỏ bí ngô bổ phế, trừ ho hen, chống dị ứng.
Cháo nhị bì, cam thảo:
tang bạch bì (vỏ rễ dâu) 10g, địa cốt bì 10g, cam thảo 3g, gạo lức 50g. Tất cả vị thuốc rửa sạch cho vào nồi đổ nước vừa đủ, đun 30 phút, bỏ bã, lấy nước cho gạo vào nấu thành cháo. Ngày ăn 2 - 3 lần, mỗi lần 1 bát con. Ăn liền 4 -5 ngày. Tác dụng: thanh phế nhiệt, mát máu, lợi tiểu, trị trẻ em ho kéo dài, ho đờm có máu, mặt phù nề.
Canh mộc nhĩ, nước quýt: mộc nhĩ trắng 100g, nước quýt 200g, đường trắng vừa đủ. Rửa sạch mộc nhĩ, bổ cuống, đổ nước vừa đủ, đun nhỏ lửa đến chín nhừ mộc nhĩ thì cho nước quýt vào đun tiếp đến khi sôi là được. Dùng ăn điểm tâm. Tác dụng: bổ khí, ích thận, hóa đờm, trừ ho, trị trẻ em ho khan, ho đờm có máu.
Canh cá diếc nấu hạnh nhân: cá diếc 1 con, hạnh nhân ngọt 10g, đường đỏ vừa đủ. Làm cá sạch, cho vào nồi với hạnh nhân. Đổ nước vừa đủ đun to lửa, khi sôi đun nhỏ lửa tới chín nhừ. Ăn cá uống canh trong ngày. Tác dụng: kiện tỳ, ích khi, hoạt lạc, lý phế, trị viêm phế quản mạn tính, khí âm bất túc, ho có đờm lâu ngày.
Canh cải gừng: rau cải tươi 500g, gừng tươi 10g, muối vừa đủ. Tất cả rửa sạch, thái nhỏ cho vào nồi, đổ nước 1200ml, nấu cạn còn 700ml, cho muối vào là được. Ngày ăn uống 2 lần. Tác dụng: trừ ho cảm phong hàn, đờm trắng khó ra, gân cốt đau nhức.
Lương y Minh Chánh
Theo SKK&ĐS
Đông y trị viêm họng Viêm họng là hiện tượng yết hầu sưng đau, lúc đầu có thể thấy ngứa họng, kèm theo sốt hoặc tiết nhiều đờm dãi. Nếu nặng không chữa kịp thời, yết hầu nghẹn đau, ăn uống khó khăn, họng sưng đỏ, lưỡi gà đỏ, nuốt nước bọt cũng đau, lưỡi đỏ hoặc hồng nhợt. Nguyên nhân do cảm nhiễm ngoại tà như phong...