Ba loại rau ‘đắng giã tật’
Khổ qua, ngải cứu, măng tây là ba loại rau có vị đắng, nhiều tác dụng thanh nhiệt, bổ máu, chế biến thành món ăn ngon mùa hè.
Khổ qua
Khổ qua còn gọi là mướp đắng, lương qua, quả hình thoi dài, mặt ngoài có nhiều u lồi. Quả non màu vàng xanh, quả chín màu vàng hồng, chứa nhiều hạt dẹt có màng đỏ bao xung quanh. Ở nước ta, khổ qua được trồng khắp nơi, có thể nấu với tôm, thịt lợn nạc, ninh xương, hấp với thịt băm, muối dưa, làm nộm, xào, kho, ăn sống…
Mướp đắng có nhiều tác dụng bổ máu, thanh nhiệt, cường dương… Ảnh: Specialty Produce
Lương y Đa khoa Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ, cho biết trong quả có glycosid đắng gọi là momordicin và các vitamin B1, C, các axit amin như adenin, betain… Hạt chứa chất dầu và chất đắng.
Trong Đông y, khổ qua vị đắng, tính mát. Đây là loại quả có tác dụng giải nhiệt, mát máu, mắt sáng, nhuận tràng, rất thích hợp trong mùa hè. Cùng với đó, hạt vị đắng, tính ngọt, tác dụng tăng khí lực, cường dương. Hoa tính mát, hỗ trợ phòng ngừa viêm loét dạ dày. Lá cây cũng giúp thanh nhiệt giải độc.
“Khổ qua ăn sống hoặc sắc uống sẽ cho tác dụng thanh nhiệt, giải độc tốt nhất”, lương y cho biết. Ngoài ra, lá khô tán bột, uống 12 g một lần với rượu, hoặc dùng lá tươi giã nhỏ, chưng nóng đắp, chữa mụn nhọt đau nhức.
Video đang HOT
Ngải cứu
Ngải cứu còn gọi là ngải diệp, thuốc cứu. Lá ngải cứu thu hái quanh năm có thể làm rau ăn bổ dưỡng. Vào tháng 5 âm lịch, thu hoạch cả cây phơi khô làm thuốc. Lá khô vò nhỏ gọi là ngải nhung, dùng làm mồi cứu.
Ngải cứu vị đắng, hơi cay, mùi hắc, tính ấm, nóng, tác dụng sát trùng, an thai, đau bụng do giun đũa.
Một số món ăn bổ dưỡng từ ngải cứu như ngải cứu tần trứng, gà, chim, bò, ốp trứng, nấu lẩu ăn. Ngải cứu sắc uống cùng gừng tươi, quế, gừng khô trị đau bụng, khi ra mồ hôi sẽ khỏi chứng cảm sốt, trúng hàn, nhức đầu…
Lương y Sáng lưu ý trong ngải cứu có chất anfa thuyon gây kích thích, nên không dùng quá nhiều.
Măng tây
Mắng tây là loại rau ngon, cao cấp, mức độ sử dụng không phổ biến bằng các loại rau khác vì đắt, do kỹ thuật sản xuất tương đối cầu kỳ. Ở nước ta, măng tây được nhập trồng nhưng diện tích gieo trồng rất ít ỏi.
Củ măng tây vị đắng, tác dụng lợi tiểu, giải nhiệt. Trong 100 g phần ăn của măng tây chứa 93,7 g nước, còn lại là các khoáng chất như calcium, phosphor… không có vitamin. Trong măng tây có lượng đáng kể hợp chất nito là asparagin, hữu ích cho sự xây dựng, phân chia, phục hồi các tế bào cơ thể.
Măng tây có thể ăn sống như các loại rau hoặc luộc, nấu hay sắc uống, chữa thận yếu, tăng cường trí óc.
Rối loạn kinh nguyệt và cách điều trị tại nhà thế nào?
Kinh nguyệt không đều là dấu hiệu cho thấy những thay đổi thất thường về lượng nội tiết tố nữ trong cơ thể, gây ảnh hưởng lớn nhất về mặt sinh lý.
Rối loạn kinh nguyệt - nỗi lo của phụ nữ được điều trị tại nhà như thế nào? Ảnh Internet
Trước khi đến gặp bác sĩ phụ khoa hãy cùng tham khảo những cách đơn giản, hiệu quả dưới đây để áp dụng nhé.
Thay đổi chế độ sinh hoạt
Thay đổi chế độ ăn uống: Giảm lượng muối, caffeine, đường và rượu trước kì kinh nguyệt để giảm chuột rút và các triệu chứng khác. Thay đổi chế độ nghỉ ngơi, làm việc: Cần nghỉ ngơi điều độ và ăn uống đúng giờ. : Không nên để bản thân rơi vào trạng thái căng thẳng, bởi tâm lý sẽ ảnh hưởng nhiều đến tình trạng bệnh. Hạn chế hoặc ngừng tiêu thụ các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, ...: Đây là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng mất cân bằng nội tiết tố, gây ra rối loạn ở kinh nguyệt.
Sử dụng Nghệ
Nghệ có tác dụng cân bằng các hormone, đồng thời lưu thông khí huyết, kích thích máu lưu thông trong tử cung, hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt, kinh nguyệt không đều, chậm kinh, rong kinh.
Nước rau cần tây
Cần tây là loại rau rất bổ dưỡng do chứa nhiều loại vitamin (A, B1, B2, B6) và các chất khoáng (canxi, sắt, kali, selen, kẽm),...Đem lá rau cần tây rửa sạch rồi xay nhuyễn, lọc nước uống, mỗi ngày uống 1 lần trong khoảng vài ngày.
Đu đủ
Lựa chọn những quả đu đủ còn ương, chưa chín hẳn vì khi đó thì quả đu đủ vẫn có lượng nhựa khá lớn sẽ giúp co thắt tử cung và làm tăng lượng máu đến tử cung giúp cho tử cung hoạt động tốt hơn, giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt.
Trà gừng, ăn gừng
Gừng có vị cay, tính ấm, có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, lưu thông khí huyết nên sẽ giúp quá trình lưu thông máu ở tử cung diễn ra thuận lợi. Gừng cũng có tác dụng quan trọng trong việc hạn chế sự co thắt tại tử cung, ngăn ngừa tình trạng đau bụng kinh.
Ngải cứu
Ngải cứu giúp chữa kinh nguyệt không đều nhờ thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, ổn định thân nhiệt của cơ thể. Ngải cứu còn giúp kích thích tuần hoàn máu và điều hòa kinh nguyệt. Chị em có thể sử dụng ngải cứu để sắc thành thuốc hoặc nấu thành các món ăn hàng ngày.
Những thông tin trên hy vọng sẽ giúp ích được cho chị em phụ nữ, xóa tan nỗi lo về vấn đề bất thường mỗi khi ngày đèn đỏ đến.
Chữa rối loạn tiền đình tại nhà hiệu quả Rối loạn tiền đình là một căn bệnh khá phổ biến, không chỉ ở người già mà ngay cả những người trẻ tuổi cũng có thể gặp phải. Trước khi tìm đến bác sĩ, các bạn hãy tham khảo những bài thuốc dân gian sau đây. Chữa rối loạn tiền đình tại nhà hiệu quả. Ảnh Internet. Vỏ quýt Tinh dầu trong vỏ...