Ba loại quả màu tím bổ dưỡng ngày hè
Măng cụt, nho tím, chanh leo là ba loại quả màu tím bổ dưỡng, tác dụng giải khát, thích hợp trong mùa hè.
Măng cụt
Măng cụt có vỏ ngoài màu đỏ tím, trong đỏ tươi như rượu vang, dày xốp. Quả có 6-16 hạt, múi màu trắng, vị thơm ngon. Đây là loài cây có nguồn gốc ở các đảo phía Nam, được nhập trồng ở Nam Bộ để lấy quả ăn. Mùa hè, nước ép măng cụt pha cùng chanh, đường, đá là thức uống giải khát ngon miệng, bổ dưỡng.
Chúng ta thường ăn phần thịt mà bỏ qua phần vỏ. Trong cuốn Thảo mộc quanh nhà, thực dưỡng và làm thuốc, biên soạn bởi thầy thuốc nhân dân, tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hồng Siêm, Chủ tịch Hội Đông y Hà Nội và lương y Đa khoa Bùi Đắc Sáng, vỏ quả măng cụt tính vị chát, có thể dùng làm thuốc, chủ trị tiêu chảy bằng cách sắc uống, lượng 20 g.
Phần vỏ chứa hàm lượng xanthones cao (chất thuộc nhóm chống oxy hóa, có nguồn gốc từ thực vật), tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn, ngăn ngừa ung thư, tăng cường hệ miễn dịch và tốt cho tim mạch. Khi ăn hoặc súc miệng bằng nước măng cụt sẽ giảm hôi miệng.
Quả cũng chứa nhiều xanthone, tác dụng giảm ảnh hưởng cholesterol xấu và chống béo phì hiệu quả, rất thích hợp trong việc giảm cân. Ngoài ra, trong quả măng cụt chứa axit tryptophan, tạo sự phấn chấn trong tinh thần, tăng sinh lực, giảm mệt mỏi.
Măng cụt là trái cây ngon miệng, bổ dưỡng mùa hè. Ảnh: Jurnal Asia
Lưu ý, ăn quá nhiều măng cụt có thể gây một số dị ứng nhẹ như nổi mề đay, da mẩn đỏ, sưng, ngứa và phát ban ở những người nhạy cảm.
Nho tím
Quả nho tím mọng hình trứng, vỏ màu tím, dùng để ăn hoặc làm rượu vang. Đây là loại quả chứa nhiều dinh dưỡng như chất xơ, kali, một loạt các vitamin và khoáng chất. Nho tím giàu anthocyanin và flavonoid. Hai chất này có tác dụng chống oxy hóa, giúp phòng ngừa và loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể, tác dụng cải thiện lão hóa và giảm sự xuất hiện các nếp nhăn. Các chuyên gia đều khuyên ăn nho nên ăn cả vỏ.
Trong Đông y, quả và lá dây nho được dùng làm thuốc. Nho tím vị ngọt, hơi chua, tính bình, tác dụng trừ phong thấp, tăng sức, bổ trí óc, ăn béo khỏe.
Lá nho cùng dây nho, rễ nho sắc uống, lượng 20 g trị đau lưng, mỏi gối, tiểu buốt, buồn nôn.
Video đang HOT
Nước ép quả nho tươi, nước ép ngó sen, nước ép sinh địa, mật ong sắc cùng nhau chữa tiểu buốt, tiểu rắt.
Chanh leo
Mùa hè, chanh leo là thức uống giải khát nhiều người ưa chuộng. Loại trái cây này có vỏ màu tím, ruột vàng, chứa hàm lượng vitamin A cao, tác dụng lên da, thị lực, cùng vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, quả cung cấp nhiều chất xơ, giúp điều chỉnh hệ thống tiêu hóa, giữ cho đường ruột khỏe mạnh, ngăn ngừa táo bón.
Có thể ăn trực tiếp hoặc ép nước chanh leo, làm sinh tố.
Trong Đông y, chanh leo tính mát, vị chua ngọt, công dụng nổi bật là hỗ trợ giảm cân. Chanh leo với mật ong là phương pháp giảm cân được nhiều người áp dụng nhất, không chỉ tác dụng giảm cân mà còn thanh lọc, giải nhiệt cơ thể. Cách làm: cắt đôi quả chanh leo, lọc phần ruột cho vào cốc. Pha 2 thìa mật ong, nước ấm, cho thêm 2-3 lát chanh, khuấy đều rồi uống. Mỗi tuần nên uống 2-4 cốc nước chanh leo.
Loại quả "ngon nhất chợ" này đang đúng chính vụ: Chị em mua ăn thì đừng quên giữ lại vỏ và làm theo cách này để chống ung thư
Mùa hè này, nếu mua măng cụt về để thưởng thức, bạn đừng vội đem vứt đi vỏ mà có thể tận dụng theo những cách sau để hỗ trợ trị bệnh.
Mùa hè là dịp để chúng ta thưởng thức rất nhiều loại hoa quả thơm ngon. Thế nhưng trong thời điểm từ tháng 4-6, trong khi mít, na và nhiều trái cây khác chưa vào chính vụ thì khắp các nẻo đường Hà Nội đã rộn ràng những xe bán măng cụt căng mọng, ngọt lịm.
Nhiều người gọi vui măng cụt hiện là loại quả "ngon nhất chợ" vì dễ ăn, phù hợp với cả trẻ em lẫn người già và hương vị chẳng thể lẫn vào đâu được.
Không chỉ là loại quả ngon, măng cụt còn nhiều dưỡng chất như vitamin A, E cùng kháng thể Xanthones rất có lợi cho người muốn giảm cân, ổn định đường huyết, ngăn ngừa ung thư, chăm sóc sắc đẹp...
Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), quả măng cụt có tên khoa học là Garcinia mangostana L., có vị chát, bộ phận dùng làm thuốc là vỏ, có tác dụng trị tiêu chảy, kiết lỵ, rối loạn kinh nguyệt...
Mùa hè này, nếu mua măng cụt về để thưởng thức, bạn đừng vội đem vứt đi vỏ mà có thể tận dụng theo những cách sau để hỗ trợ trị bệnh.
Một số bài thuốc từ vỏ măng cụt do lương y Bùi Đắc Sáng chia sẻ:
1. Khử mùi hôi miệng
Cách dùng:
- Chuẩn bị vỏ 1 quả măng cụt, 200ml nước sôi và lượng mật ong vừa đủ.
- Bạn hãy lấy phần thịt vỏ của một quả măng cụt xay nhuyễn với mật ong và 200ml nước, lọc bớt xác và uống sẽ giảm mùi hôi miệng, giúp bạn tự tin hơn với hơi thở của mình.
- Để tăng vị thơm ngon, có thể cho thêm đường và đá vì vỏ măng cụt chứa nhiều tannin, vị đắng chát.
2. Trị tiêu chảy
Cách dùng:
- Để trị tiêu chảy, bạn hãy lấy khoảng 10 cái vỏ măng cụt cho vào một nồi đất, đậy thật kín bằng một tàu lá chuối.
- Sau đó đun sôi cho đến khi nước có màu thật sẫm, uống mỗi ngày 3-4 chén.
3. Chữa kiết lỵ
Cách làm:
- Bạn hãy chuẩn bị 6g vỏ măng cụt, 8g cỏ nhọ nồi, 8g rau má, 6g trà xanh, 3 lát gừng, 8g rau sam, 8g cỏ sữa, 4g trần bì, 4g cam thảo.
- Đem tất cả các nguyên liệu trên đi sơ chế rồi sắc lấy nước để uống trong ngày.
4. Hỗ trợ ngừa ung thư
Theo lương y Bùi Đắc Sáng, trong vỏ măng cụt có chứa chất Garcinone E có tác dụng cản trở sự hình thành và phát triển của các tế bào ung thư gan, dạ dày và phổi. Ngoài ra, hợp chất xanthones trong vỏ quả măng cụt (thuộc nhóm chống oxy hóa) cũng có tác dụng kháng viêm mạnh mẽ và hỗ trợ tiêu diệt các tế bào ung thư.
Cách dùng:
- Sử dụng 1 nhúm vỏ măng cụt phơi khô, đun với nước uống.
- Tuy nhiên, vỏ ngoài của măng cụt hơi đắng, nên trong Đông y có thể kết hợp vỏ măng cụt với hạt mùi, hạt thìa là, cam thảo, vỏ quýt, gừng...
5. Giảm cân hiệu quả
Pha chế trà từ vỏ măng cụt bằng cách thái nhỏ vỏ, mang phơi khô. Mỗi lần dùng cho một nắm nhỏ vào đun sôi với nước trong 5 phút.
Lưu ý quan trọng khi ăn măng cụt
- Măng cụt có chứa thành phần đường khá cao vì vậy người béo phì nên hạn chế ăn quả này. Đồng thời, măng cụt cũng có thành phần kali tương đối cao, cho nên người mắc bệnh thận và tim mạch cũng phải thận trọng khi ăn.
- Hạt măng cụt thường trơn và lép nên rất dễ bị nuốt nhầm nếu người ăn không để ý. Việc nuốt hạt của loại quả này cũng nguy hiểm tương tự như khi chúng ta nuốt phải dị vật. Nếu đường ruột không thải được dị vật khiến cho nó nằm lâu bên trong có thể gây ra tắc ruột.
- Ngoài ra, khi cho trẻ em ăn măng cụt, phụ huynh nên loại bỏ hạt trước vì hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt, khi bị hóc sẽ dẫn đến tình trạng nghiêm trọng.
Rau quả màu tím: Thực phẩm "hot" của năm và những lợi ích sức khoẻ tuyệt vời Trái cây và rau quả màu tím là xu hướng thực phẩm "hot" nhất trong năm nay và bạn nên bắt đầu kết hợp nó trong chế độ ăn của mình. Các bác sĩ thường khuyên rằng hãy tiêu thụ thật nhiều trái cây và rau quả nhiều màu sắc bởi vì chúng rất giàu chất chống oxi hóa, một hợp chất đóng...