Ba loại ‘phanh’ kiểm soát COVID-19 lây lan của Singapore
Singapore đang sử sử dụng 3 loại “phanh” để giảm tỷ lệ mắc mới và lây lan COVID-19 tại nước này.
Bộ trưởng Y tế Singapore Ong Ye Kung nhận định các biện pháp khác biệt dành cho người đã tiêm vaccine và người chưa tiêm là rất quan trọng. Ảnh: Straits Times
Tờ Straits Times (Singapore) đưa tin 3 loại “phanh” đó là: hạn chế biên giới, tiêm vaccine phòng COVID-19 và các biện pháp quản lý an toàn.
Ngày 23/10, Bộ trưởng Y tế Ong Ye Kung cho biết: “Nếu áp dụng phương pháp này và sống với kiên định thì chúng ta có thể xử lý những thách thức thực. Đó là cách chúng ta có thể mở cửa dần dần trong khi giữ tỷ lệ tử vong và mắc tình trạng nặng COVID-19 thấp nhất có thể”.
Hạn chế ở biên giới
Đề cập đến lo ngại về việc mở cửa cho du khách quốc tế, Bộ trưởng Ong Ye Kung đánh giá kiểm soát biên giới là quan trọng. Việc kiểm soát biên giới giúp tránh nhận nhóm đông công dân từ những quốc gia có tỷ lệ lây nhiễm cao.
Nhưng sau khi trải qua làn sóng lây nhiễm lớn trong nhiều tháng, tình hình dịch bệnh ở nhiều quốc gia đã ổn định với tỷ lệ lây nhiễm ở một số nơi thậm chí còn thấp hơn Singapore. Bộ trưởng Ong kết luận: “Do vậy chúng ta có thể mở di chuyển với những quốc gia này an toàn”.
Singapore chỉ đón những du khách đã tiêm đủ vaccine với xét nghiệm PCR trước khi xuất cảnh và sau khi nhập cảnh.
Theo Bộ trưởng Ong, việc mở cửa Singapore đem lại lợi ích cho người dân: “Đầu tiên, người dân Singapore có thể di chuyển để học tập, làm việc hoặc nghỉ ngơi với gia đình. Thứ hai, chúng ta có thể đưa thêm nhiều nhân công đến Singapore hoàn thành các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng công cộng và nhiều dự án khác”.
Video đang HOT
Nhờ các biện pháp này, Bộ Nhân lực còn có khả năng cho phép thêm nhiều người giúp việc nước ngoài nhập cảnh, giúp giải tỏa áp lực nhiều gia đình Singapore phải đối mặt. Theo ông Ong, Bộ Nhân lực có thể tăng số người giúp việc từ 200 trường hợp được nhập cảnh mỗi tuần hiện nay lên 1.000 trường hợp mỗi tuần.
Chương trình tiêm chủng
Bộ Y tế Singapore đã thông qua sử dụng vaccine Sinovac trong chương trình tiêm chủng quốc gia. Ảnh: Straits Times
Theo Bộ trưởng Ong Ye Kung, mỗi ngày có 20.000 người tiêm mũi vaccine COVID-19 bổ sung tại Singapore. Tính đến nay, khoảng 660.000 công dân Singapore đã được tiêm mũi bổ sung. Bộ trưởng Ong Ye Kung tiết lộ rằng 94% dân số nước này đã tiêm hoặc đặt lịch tiêm vaccine COVID-19. Nhưng khoảng 70.000 người cao tuổi vẫn chưa tiêm vaccine COVID-19.
Bộ trưởng Ong Ye Kung nêu rõ: “Một số trường hợp chưa tiêm không thể sử dụng loại vaccine công nghệ mRNA do vấn đề y tế. Một số người khác đơn giản là ưa thích vaccine không phải công nghệ mRNA. Do vậy chúng tôi sẽ phân phối vaccine Sinovac để khuyến khích họ tiêm”.
Theo ông, vaccine Sinovac sẽ được tiêm 3 liều với liều thứ hai tiêm 28 ngày sau liều thứ nhất và liều thứ ba là 90 ngày sau đó. Nhưng Singapore sẽ không sử dụng Sinovac làm mũi vaccine bổ sung. Ngoài ra, vaccine Sinovac sẽ không dành cho trẻ em dưới 18 tuổi.
Các biện pháp an toàn
Bộ trưởng Ong phân tích rằng điều then chốt là bảo vệ đối tượng nhiều rủi ro, khi 98,7% người mắc COVID-19 hiện nay là không có hoặc ít triệu chứng.
Ông nói: “Để bảo vệ người yếu thế, điều quan trọng là đảm bảo các bệnh viện không bị quá tải. Do đó các nhân viên y tế của chúng ta có thể làm điều tốt nhất để cứu các mạng sống”.
Cũng theo Bộ trưởng Y tế Singapore, các biện pháp khác biệt đối với người tiêm và chưa tiêm vaccine COVID-19 là rất quan trọng. Cần hạn chế sự tiếp xúc của nhóm chưa tiêm vaccine, đặc biệt là người cao tuổi, đến những nơi họ có thể bị lây nhiễm. Nếu điều này được thực hiện thành công thì Singapore có thể mở cửa dần dần với xét nghiệm là lớp bảo vệ xa hơn.
Ông nêu bật: “Phương pháp của chúng ta là đặc biệt trên thế giới. Hầu hết các quốc gia áp dụng một trong hai phương pháp là “sống chung với COVID-19″ hoặc “không ca mắc COVID-19″ nhưng chúng ta thực hiện cả hai. Chúng ta đã áp dụng chiến lược “không ca mắc COVID-19 trong năm 2020 và một phần của năm nay khi chưa được bảo vệ bởi vaccine. Nhưng một vài tháng trước, sau khi đã tiêm vaccine COVID-19 cho phần lớn dân số, chúng ta chuyển sang phương pháp “sống chung với COVID-19, tuy nhiên thực hiện theo từng phần”.
Số ca mắc COVID-19 tiếp tục xu hướng giảm tại Malaysia và Israel
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, Bộ Y tế Malaysia ngày 25/10 thông báo đã ghi nhận thêm 4.782 ca mắc COVID-19 mới và đây là số ca nhiễm bệnh trong ngày thấp nhất trong 4 tháng gần đây.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: AFP/TTXVN
Kể từ khi ghi nhận số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 theo ngày đạt kỷ lục hôm 26/8 với 24.599 trường hợp, số ca nhiễm mới tại Malaysia có xu hướng giảm dần từ mức 5 con số và duy trì ở mức 4 con số bắt đầu từ ngày 3/10.
Tính đến chiều 25/10, Malaysia đã ghi nhận tổng số 2.436.498 ca mắc COVID-19, trong đó có 28.400 bệnh nhân không qua khỏi.
* Tại Israel, lần đầu tiên kể từ đầu tháng 8, số ca mắc COVID-19 nghiêm trọng đã giảm xuống dưới 300 ca, trong khi tỷ lệ xét nghiệm cho kết quả dương tính cũng giảm xuống dưới 1%.
Phóng viên TTXVN tại Tel Aviv dẫn thông báo của Bộ Y tế Israel ngày 25/10 cho biết, số ca COVID-19 nặng tại nước này đã giảm còn 284 ca, so với trung bình trên 700 ca trong tháng trước. Tính đến ngày 24/10, tại Israel có trên 11.970 ca mắc COVID-19 đang điều trị, trong đó chỉ có 414 ca phải nhập viện. Trong ngày cũng chỉ có 330 ca xét nghiệm cho kết quả dương tính, với tỷ lệ 0,97%, mức thấp nhất kể từ đầu tháng 7.
Tính đến ngày 24/10 đã có gần 67% dân số Israel đã tiêm ít nhất 1 mũi vaccine, trong đó 42% tiêm mũi thứ ba.
Tại cuộc họp Nội các tối 24/10, Thủ tướng Naftali Bennett nhận định Israel "đang thoát dần khỏi làn sóng lây nhiễm biến thể Delta". Tuy nhiên, ông cũng cảnh báo cần thận trọng khi mùa Đông đang tới và tại các nước châu Âu cũng như nhiều nước khác tỷ lệ tử vong do COVID-19 đang tăng lên.
Trong khi đó, Kênh truyền hình Channel 13 của Israel ngày 25/10 dẫn lời quan chức y tế nước này cho biết biến thể phụ AY4.2 có khả năng lây nhiễm cao hơn 15% so với chủng Delta.
Tuy nhiên, các thông tin ban đầu cho thấy dường như AY4.2 không có độc lực hoặc khả năng kháng vaccine mạnh hơn chủng Delta.
Ca nhiễm AY4.2 đầu tiên được phát hiện tại Israel tuần trước, là một bé trai nhập cảnh từ Moldova. Đến nay, Israel chỉ phát hiện 6 trường hợp nhiễm biến thể mới và chưa có dấu hiệu AY4.2 lây lan trong cộng đồng.
* Trong ngày 25/10, Nga thông báo ghi nhận 37.930 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua, số ca mắc mới trong ngày cao kỷ lục kể từ đầu dịch.
Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 của Chính phủ Nga cũng thông báo thêm 1.069 ca tử vong, thấp hơn chút ít so với số ca tử vong cao kỷ lục 1.075 ghi nhận trong ngày 23/10.
Đối mặt với tỉ lệ mắc mới đang gia tăng và thất vọng với tốc độ tiêm vaccine chậm chạp của người dân, chính quyền đang áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt hơn trong tuần này để kiểm chế sự lây lan của dịch bệnh.
Tổng thống Vladimir Putin tuần trước tuyên bố tuần từ 30/10 đến 7/11, người dân sẽ nghỉ có lương, trong khi thủ đô Moskva sẽ áp dụng các biện pháp phòng dịch nghiêm ngặt nhất kể từ tháng 6/2020, theo đó chỉ các cửa hàng thiết yếu như siêu thị và hiệu thuốc mới được mở cửa.
Tổng thống Indonesia kêu gọi thiết lập hành lang đi lại an toàn trong ASEAN Ngày 25/10, Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã hối thúc các nước thành viên ASEAN đẩy nhanh kế hoạch tạo dựng một hành lang đi lại nội khối nhằm khôi phục hoạt động du lịch, qua đó thúc đẩy đà phục hồi kinh tế. Tổng thống Indonesia Joko Widodo. Ảnh: AFP/TTXVN Phát biểu tại một diễn đàn khu vực, Tổng thống Widodo cho...