Bà Lê Hoàng Diệp Thảo giàu cỡ nào với hơn 3.000 tỷ đồng được chia?
Với tỷ lệ phân chia 60/40 của tòa án, tổng giá trị tài sản bà Lê Hoàng Diệp Thảo được chia sau vụ ly hôn cùng ông Đặng Lê Nguyên Vũ lên tới hơn 3.000 tỷ đồng.
Chiều 27/3, phiên tòa xét xử ly hôn của vợ chồng vua cà phê Trung Nguyên là ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo đã chính thức có kết luận. Theo đó, TAND TP.HCM đã quyết định công nhận thuận tình ly hôn giữa ông Vũ và bà Thảo. Đồng thời, tòa ra phán quyết phân chia số tài sản chung của hai vợ, chồng vua cà phê, với tỷ lệ 40:60.
Được chia hơn 3.000 tỷ đồng
Theo thống kê, tổng giá trị khối tài sản chung của hai vợ chồng ông Vũ và bà Thảo lên tới 7.502 tỷ đồng gồm tiền mặt, vàng sở hữu chung và giá trị số cổ phần tại các doanh nghiệp phát triển trong thời kỳ hôn nhân. Số này chưa bao gồm các bất động sản mà cả hai đứng tên với giá trị hàng trăm tỷ đồng khác.
Như vậy, với tỷ lệ chia ông Vũ nhận 60% tài sản sẽ tương đương khoảng 4.501 tỷ đồng và bà Thảo nhận 40% tương đương hơn 3.000 tỷ đồng còn lại.
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo nhận về khối tài sản trị giá hơn 3.000 tỷ đồng (chưa bao gồm bất động sản được chia) sau vụ ly hôn với chồng cũ. Ảnh: Lê Quân.
Cũng theo phán quyết, toà chấp nhận đề nghị của ông Vũ, cho rằng việc chia cổ phần cho cả hai sẽ gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp, nên để ông Vũ sở hữu các cổ phần của bà Thảo. Thay vào đó, ông Vũ phải có trách nhiệm trả tiền cho bà Thảo tương ứng với giá trị cổ phần sở hữu. Phương án này sẽ không gây ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp.
Như vậy, bà Thảo tiếp tục quản lý số tài sản gồm tiền, vàng gửi tại các ngân hàng trị giá 1.764 tỷ đồng (thay vì 2.100 tỷ đồng tranh cãi ban đầu) đang đứng tên bà Thảo. Ngoài ra ông Vũ sẽ phải thanh toán cho bà Thảo thêm 1.220 tỷ đồng để được quyền sở hữu số cổ phần của bà Thảo được chia tại Trung Nguyên.
Về các khối bất động sản sở hữu chung, ông Vũ sẽ sở hữu 6 bất động sản trị giá hơn 350 tỷ đồng còn bà Thảo sở hữu 7 bất động sản trị giá hơn 375 tỷ đồng.
Video đang HOT
Ngoài 13 bất động sản đem ra phân chia tại tòa, bà Thảo còn là chủ sở hữu của 13 bất động sản khác mà hai bên thống nhất không phân chia. (Theo danh sách công bố tại tòa, hai vợ chồng có 26 bất động sản, trong đó 20 khu do bà Thảo đứng tên là chủ sở hữu).
Nếu phán quyết này được thực thi, bà Thảo không còn vai trò cổ đông, người sở hữu và điều hành Trung Nguyên. Thế nhưng với hơn 3.000 tỷ đồng được chia sau ly hôn, bà trở thành một trong những người phụ nữ giàu nhất tại Việt Nam. Tổng tài sản ròng của bà Thảo, bao gồm các bất động sản không phân chia, theo tòa, lên tới 3.400 tỷ đồng.
Bà Lê Hoàng Diệp Thảo giàu cỡ nào?
Phụ nữ giàu nhất Việt Nam hiện nay (tính trong những người đã công khai tài sản sở hữu) cũng là một doanh nhân cùng tên, bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Tổng giám đốc hãng hàng không Vietjet Air.
CEO của Vietjet Air sở hữu khối tài sản ròng lên tới 2,2 tỷ USD, theo Forbes. Số tài sản này được tính thông qua số tiền mặt, vàng, ngoại tệ, bất động sản và số cổ phần bà ở hữu tại các công ty của mình. Trong đó, tài sản từ số cổ phần sở hữu tại các doanh nghiệp đã niêm yết đạt gần 28.000 tỷ đồng.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo cũng là nữ tỷ phú USD duy nhất tại Việt Nam và là nữ doanh nhân duy nhất được thống kê và định giá tài sản. Trong khi đó khối tài sản của các nữ doanh nhân khác vẫn còn là ẩn số.
Zing.vn thử so sánh con số gần 3.400 tỷ đồng tài sản ròng sau vụ ly hôn (gồm cả các bất động sản được chia) của bà Lê Hoàng Diệp Thảo với tài sản trên sàn chứng khoán của các doanh nhân Việt, để thấy con số này lớn cỡ nào. So sánh này chỉ mang tính tương đối, vì các doanh nhân còn các tài sản khác chưa được thống kê, định giá, gồm tiền mặt, vàng, ngoại tệ, và bất động sản.
Nếu so tài sản của bà Thảo với giá trị cổ phiếu đang nắm giữ của các đại gia Việt trên sàn chứng khoán hiện nay, bà Thảo cũng sẽ lọt vào top 20 người giàu nhất Việt Nam. Còn nếu chỉ so trong nhóm các nữ doanh nhân, bà Thảo có mặt trong top 10 người giàu nhất, ở vị trí thứ 6.
Số tiền bà Lê Hoàng Diệp Thảo sở hữu gần tương đương tài sản trên sàn chứng khoán của nữ doanh nhân Trương Thị Lệ Khanh, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn, người sở hữu gần 43% vốn doanh nghiệp.
Trong khi đó, tài sản của bà Thảo gấp đôi giá trị cổ phần mà nữ đại gia Chu Thị Bình, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Thủy sản Minh Phú, nắm giữ.
Hàng loạt nữ đại gia, doanh nhân của Việt Nam cũng sẽ xếp sau bà Thảo về số tài sản sở hữu bao gồm nữ đại gia Đặng Ngọc Lan (vợ bầu Kiên); bà Cao Thị Ngọc Dung, Chủ tịch HĐQT Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận; bà Đặng Huỳnh Ức My, Chủ tịch HĐQT Đầu tư Thành Thành Công hay bà Nguyễn Thị Như Loan, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc của Quốc Cường Gia Lai…
Theo Zing
Thắng kiện "vua cà phê", bà Diệp Thảo làm Phó TGĐ Tập đoàn Trung Nguyên
Tòa phúc thẩm TAND Cấp cao tại TP.HCM chính thức tuyên giữ nguyên án sơ thẩm, hủy bỏ quyết định bãi nhiệm của ông Đặng Lê Nguyên Vũ đối với bà Lê Hoàng Diệp Thảo. Tuy nhiên, dù thắng kiện, đường về Trung Nguyên của bà Diệp Thảo sẽ rất gian nan.
Chính thức thắng kiện, nhưng đường về Trung Nguyên của bà Thảo có lẽ sẽ rất gian nan (Ảnh: IT)
Sáng 20.9, TAND Cấp cao tại TP.HCM đã mở phiên xét xử vụ "Tranh chấp giữa thành viên công ty với công ty" xảy ra tại Công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên (Tập đoàn cà phê Trung Nguyên) với nguyên đơn là bà Lê Hoàng Diệp Thảo (45 tuổi), khởi kiện bị đơn là ông Đặng Lê Nguyên Vũ (47 tuổi, chồng bà Thảo).
Trong vụ kiện, ông Nguyễn Duy Phước đại diện cho Tập đoàn cà phê Trung Nguyên và là bên có quyền, nghĩa vụ liên quan.
Tuy nhiên, trong phiên tòa hôm nay, cả ông Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo đều vắng mặt, ủy quyền cho người đại diện pháp luật tham dự phiên tòa.
Ngay khi bắt đầu phiên xử, phía ông Vũ cung cấp cho tòa những hồ sơ chứng cứ mới. Theo Luật sư Trương Thị Hòa (đại diện phía bị đơn là ông Vũ) cho rằng đây là những hồ sơ chứng cứ thể hiện việc ông Vũ không ngăn cấm, cản trở bà Thảo tham gia quyền điều hành, quản lý công ty với tư cách thành viên HĐQT, đề nghị tòa xem xét.
Tuy nhiên, phía luật sư bảo vệ cho quyền lợi của nguyên đơn (bà Diệp Thảo) cho rằng mới nhận được hồ sơ tài liệu nên không thể xem xét, đánh giá kịp chứng cứ này. Có những tài liệu từ những năm 2015 - 2016, sau quá trình kiện tụng kéo dài đến nay bị đơn mới cung cấp. Do đó, phía nguyên đơn đề nghị tòa không xem xét hồ sơ chứng cứ này.
Sau khi hội ý, HĐXX quyết định tiếp tục phiên xét xử, sẽ đánh giá hồ sơ chứng cứ trong quá trình làm việc.
Theo đơn khởi kiện, bà Lê Hoàng Diệp Thảo là người đồng sáng lập và sở hữu 10% cổ phần của Công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên. Hồi năm 2006, bà Thảo được bổ nhiệm chức danh Phó Tổng Giám đốc thường trực công ty với vai trò điều hành quản lý theo ủy quyền của chồng là ông Đặng Lê Nguyên Vũ.
Tuy nhiên, đến tháng 7.2014, ông Vũ đột ngột bãi nhiệm mọi chức vụ của vợ tại Tập đoàn cà phê Trung Nguyên. Bà Thảo cho rằng ông Vũ còn có động thái ngăn cấm, cản trở bà đến trụ sở công ty và thực hiện quyền điều hành quản lý. Vì vậy, giữa năm 2017, bà Lê Hoàng Diệp Thảo khởi kiện chồng là ông Đặng Lê Nguyên Vũ và Tập đoàn cà phê Trung Nguyên nhằm yêu cầu hủy bỏ quyết định bãi nhiệm chức danh Phó Tổng giám đốc thường trực của mình.
Bà Thảo cho rằng quyết định này đã được ông Vũ ban hành trái quy định pháp luật và yêu cầu ông Vũ chấm dứt hành vi ngăn chặn bản thân thực hiện các quyền và trách nhiệm điều hành công ty với tư cách thành viên HĐQT và Phó Tổng Giám đốc thường trực.
Cuối tháng 9.2017, TAND TP.HCM đã xét xử sơ thẩm và chấp nhận một phần yêu cầu khởi kiện của bà Lê Hoàng Diệp Thảo. Cụ thể, bản án sơ thẩm tuyên hủy bỏ quyết định bãi nhiệm chức danh Phó Tổng Giám đốc thường trực của bà Lê Hoàng Diệp Thảo mà ông Đặng Lê Nguyên Vũ ký, khôi phục lại chức danh cho bà này. Đồng thời yêu cầu ông Vũ cũng không được cản trở vợ tham gia điều hành quản lý công ty đúng chức trách.
Ngoài ra, tòa cũng ghi nhận các thỏa thuận của đương sự về việc Công ty CP Tập đoàn Trung Nguyên đồng ý cung cấp báo cáo tài chính, các Điều lệ, Nghị quyết, Biên bản họp của Hội đồng quản trị (HĐQT), Đại hội đồng cổ đông cho bà Lê Hoàng Diệp Thảo.
Tuy nhiên, sau bản án sơ thẩm của TAND TP.HCM, ông Đặng Lê Nguyên Vũ đề nghị cấp phúc thẩm bác toàn bộ yêu cầu khởi kiện của bà Lê Hoàng Diệp Thảo. Trong đơn kháng cáo của mình, ông Vũ cho rằng việc bà Thảo tố cáo bị ông ngăn chặn cản trở việc tham gia điều hành, quản lý công ty với tư cách thành viên HĐQT là không có căn cứ chứng, không đúng với quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, Công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên cũng có đơn kháng cáo cho rằng những yêu cầu khởi kiện của bà Thảo không phải là tranh chấp về kinh doanh thương mại thuộc thẩm quyền giải quyết của toà án mà thuộc về nội bộ công ty gồm HĐQT và Đại hội đồng cổ đông công ty xử lý.
Sau khi nghị án, HĐXX không chấp nhận kháng cáo của bị đơn và của Công ty Cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên. Do đó, bản án sơ thẩm được giữ nguyên, chấp nhận 1 phần yêu cầu của nguyên đơn, huỷ bỏ quyết định bãi nhiệm chức vụ chức danh của bà Thảo. Ngoài ra, Tòa cũng yêu cầu ông Vũ không được ngăn cấm, cản trở quyền điều hành, quản lý của bà Thảo.
"Trước đây và hiện nay, bà Thảo vẫn là bà chủ công ty nhưng lại không được đụng vào bất cứ giấy tờ, sổ sách của công ty. Phía bị đơn khẳng định không ngăn cấm, nhưng chỉ cho tham gia các cuộc họp HĐQT thưa thớt. Quản lý điều hành công ty nhưng không được gặp khách hàng, ký kết hợp đồng,... vậy thì không phải ngăn cấm là gì", Luật sư Trương Trọng Nghĩa (bảo vệ cho nguyên đơn) nói.
Theo Danviet
Rời Trung Nguyên, Lê Hoàng Diệp Thảo lọt top 10 phụ nữ giàu có Cuộc ly hôn nghìn tỷ khép lại, bà Lê Hoàng Diệp Thảo phải chấp nhận "rời" khỏi Trung Nguyên khi tài sản được phân chia theo tỷ lệ 60/40 và ông Đặng Lê Nguyên Vũ vẫn là linh hồn của Trung Nguyên. Mất Trung Nguyên, bà Lê Hoàng Diệp còn lại gì? Chiều 27.3, TAND TP.HCM đã ra phán quyết kết thúc cuộc...