Bà lão giữ bí mật về loài cây chữa dứt bệnh vô sinh
Thực tế đã giúp hàng chục người phụ nữ có con sau nhiều năm vô sinh bằng bài thuốc từ loài cây chưa có tên, bà Hồ Thị Tèn (SN 1950, tên thường gọi là Pỉ Dung, ngụ thôn Xi La, xã Xy, huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị) còn tự tin về bí quyết của mình đến mức có cách tính tiền công “cực lạ”: Người vô sinh đến lấy thuốc uống thoải mái, chỉ khi nào sinh con xong thì mới phải quay lại hậu tạ bà số tiền một triệu đồng.
Bà Pỉ Dung, người cho rằng có thể chữa bệnh vô sinh ở nữ giới
Cây thuốc chưa được đặt tên
Gần mười năm nay, Pỉ Dung vẫn được những cặp vợ chồng hiếm muộn xã Xy xem là vị cứu tinh giúp họ giải toả nỗi “thèm khát con cái”. Nói vậy bởi người phụ nữ Vân Kiều này đang sở hữu bài thuốc dân gian có thể chữa khỏi bệnh vô sinh. Pỉ Dung cũng không quên giải thích cụ thể, là bà chỉ có thể chữa khỏi bệnh vô sinh nếu nguyên nhân nằm ở người phụ nữ.
“Phụ nữ không có con thường có triệu chứng quặn đau bụng từng cơn có số ít trường hợp thi thoảng xuất hiện tình trạng ra khí hư ở vùng kín. Nếu không chữa trị kịp thời thì người phụ nữ sẽ hiếm có cơ hội sinh nở”, Pỉ Dung nói.
“Bật mí” về thảo dược chữa bệnh vô sinh ở phụ nữ, Pỉ Dung cho biết đó là một loại cây rừng có kích thước thấp, có củ và chỉ thường tìm thấy ở vùng rừng sâu. Mô tả về hình dáng “thần dược”, Pỉ Dung cho biết loại cây này gần giống với cây gừng rừng và hiện bà vẫn chưa thể biết tên gọi của “thần dược” là gì mà chỉ tạm gọi là cây Me.
Video đang HOT
Chúng tôi cũng xin phép được tạm lấy tên gọi trên sử dụng trong bài viết này. Về phương thức sử dụng cây Me để chữa bệnh, Pỉ Dung cho hay: Lấy củ và lá của cây trộn đều đun lấy nước cho phụ nữ mắc bệnh uống hàng ngày như uống nước bình thường, khi nào nước nhạt thì thay xác cây mới. Có thể sử dụng cây Me ở hai dạng tươi hoặc khô, tác dụng không thay đổi.
Liều lượng mỗi lần dùng theo lời Pỉ Dung hướng dẫn là 3 chụm tay thuốc (người dân tộc thiểu số dùng tay ước lượng thuốc chứ không cân đong đo đếm cụ thể – PV) cho một ấm nước lớn. Kiên trì uống nước thuốc trong vòng hai tháng, người phụ nữ hiếm muộn sẽ khỏi bệnh và có khả năng thụ thai như người bình thường.
Tuy không thể giải thích nguyên lý tác động của thuốc nhưng Pỉ Dung khẳng định chắc chắn chữa khỏi đối với những người bệnh mới xuất hiện triệu chứng bị bệnh. Trường hợp phụ nữ đã bị bệnh trong thời gian dài thì khả năng lành bệnh ít hơn.
Chỉ bằng bài thuốc đơn giản đơn như vậy nhưng gần mười năm nay, Pỉ Dung đã giúp không ít trường hợp hiếm muộn do bẩm sinh, hoặc chịu hậu quả từ sử dụng thuốc tránh thai, có thể sinh đẻ trở lại. Trường hợp vợ chồng Hồ Văn Bình (30 tuổi) và Hồ Thị Păng (25 tuổi) ở thôn PgiăngXy là một minh chứng điển hình. Hồ Văn Bình kể lại cách đây 5 năm, vợ anh sau lần sinh đẻ đã quyết định dùng thuốc tránh thai.
Nhưng có lẽ vì dùng thuốc tránh thai sai cách, 5 năm sau vì muốn có thêm con cho “vui nhà vui cửa” nên hai vợ chồng anh quyết định đẻ tiếp nhưng mãi mà chị vợ vẫn không thể mang thai. Được người quen giới thiệu, vợ chồng Bình tìm đến nhờ Pỉ Dung chữa trị. Kết quả thật mĩ mãn khi hai tháng trước, vợ anh vừa sinh hạ một bé trai kháu khỉnh.
Bà Pỉ Dung kể chuyện chữa bệnh
Cách hậu tạ lạ thường
Mặc dù nắm giữ bài thuốc quý chữa bệnh vô sinh ở phụ nữ nhưng bà lão người Vân Kiều không bao giờ lấy đó làm cơ hội kiếm tiền, hàng ngày công việc chính vẫn là lặn lội lên rẫy trỉa lúa đều đặn, đến tối mịt mới về. Trở lại với câu chuyện chữa bệnh, bà lão cho biết chi phí cho mỗi ca chữa bệnh là trong một triệu đồng. Nhưng bà chỉ nhận tiền do chính bệnh nhân tự tay đem đến sau khi đã có con.
Nữ “thầy thuốc” miền sơn cước này giải thích tỉ mỉ là khi đến chữa bệnh, lấy thuốc, dù có đến báo nhiêu lần, uống bao nhiêu thuốc thì người bệnh cũng không phải mất đồng tiền nào. “Nếu sau đó họ sinh được con thì mẹ lấy một triệu đồng tiền công đi tìm thuốc, ai cho thêm mẹ cũng không nhận”, Pỉ Dung trải lòng bằng ngôn ngữ bản địa. Nếu trường hợp khỏi bệnh nhưng người ta không đến đưa tiền thuốc thang thì sao?. Bà lão mỉm cười: “Không sao cả, mẹ vẫn vui thôi. Nhưng mà không có ai xấu bụng như vậy đâu”.
Nói về nguồn gốc của bài thuốc quý, bà lão kể lại cách đây hơn 20 năm, khi đó thiếu nữ Pỉ Dung lấy chồng nhưng nhiều năm sau không thể có con, nỗi thèm khát làm mẹ canh cánh từng ngày trong tâm trí người phụ nữ Vân Kiều. Không chịu đầu hàng số phận, ngày ngày thiếu nữ không quản đường xa khó khăn, lặn lội tìm gặp tất cả các thầy thuốc trong vùng nhờ chữa bệnh. Kiên trì suốt mấy năm trời, trong một lần qua biên giới nước Lào, cô đã được vị thầy thuốc ở đây xem bệnh.
Sau khi xem bệnh, vị thầy thuốc cho biết nếu gặp mặt sớm hơn, Pỉ Dung có thể đã được chữa khỏi, nay vì tuổi tác đã cao nên Pỉ Dung suốt đời phải chấp nhận cảnh không con. Tuy nhiên, trước lúc chia tay vị thầy thuốc người Lào tặng cho cô cây thuốc quý và hướng dẫn cách dùng để giúp đỡ những phụ nữ có cảnh ngộ tương tự. Pỉ Dung biết “thần dược” từ đó.
Bệnh nhân đầu tiên Pỉ Dung áp dụng cây thuốc quý không phải ai khác mà chính là đứa con dâu của mình (chồng Pỉ Dung có hai vợ, con dâu này lấy con trai của “bà bé” – PV). Bà lão kể lại khi mới về làm dâu, cô gái này không thể có thai và xuất hiện triệu chứng đau buồng trứng. Thế là Pỉ Dung liền lặn lội vào rừng sâu tìm “thần dược” cho con dâu “thử nghiệm”.
Chưa đầy 3 tháng sau cô con dâu đã có thai, hiện đã 3 lần làm mẹ, việc sinh nở đều bình thường, sức khoẻ tốt đến mức “nó sinh xong mươi ngày đã lên rẫy trỉa lúa ào ào như trâu”, Pỉ Dung cười ví von theo cách nói dân dã người bản địa.
Phần lớn những bệnh nhân tìm đến nhà “thần y sơn cước” này đều qua lời bạn bè, người thân giới thiệu và được biết hiện cũng chưa có cơ quan chức năng nào về thôn Xi La tìm hiểu, nghiên cứu cây thuốc quý mà bà lão Pỉ Dung biết mặt. Có một thực tế rằng nhiều trường hợp phụ nữ vô sinh tại địa phương đã được Pỉ Dung chữa khỏi bằng cây thuốc nêu trên, nên chăng cơ quan chức năng sớm vào cuộc tìm hiểu và nếu thực sự bài thuốc này hiệu quả có thể công bố ra công chúng để căn bệnh vô sinh không còn là nỗi ám ảnh của những cặp vợ chồng hiếm muộn?.
Những nguyên nhân chính gây vô sinh ở nữ giới: Thứ nhất do không rụng trứng, hiện nay khoảng 70-80% phụ nữ không rụng trứng do mắc hội chứng buồng trứng đa nang với biểu hiện: Kinh thưa, mất kinh hoặc mọc nhiều trứng cá, lông rậm, béo bệu. Nguyên nhân thứ hai khiến phụ nữ vô sinh là do tắc vòi trứng đây là nguyên nhân chiếm đến 40% các trường hợp vô sinh ở nữ giới và có liên quan đến tiền sử hút và nạo thai. Ngoài ra phụ nữ vô sinh có thể do bị tổn thương dính ở cổ tử cung hoặc ở buồng trứng tử cung Theo VNE
Những nẻo đường phục thiện (2): Hưng "sóc" - từ kẻ ăn cơm tù đến người vác tù và hàng tổng
Bỏ lại sau lưng quãng đời hơn 20 năm tù tội, Nguyễn Thành Hưng đã có một cú "lột xác" ngoạn mục đưa cuộc đời mình rẽ sang một trang hoàn toàn mới. Khó có thể tin được rằng, sau 1/4 thế kỷ ra tù, vào tội, Hưng "sóc" không chỉ trở thành trưởng thôn, mà còn giữ vị trí này trong 3 nhiệm kỳ liên tiếp. Chứng kiến tính cách quyết đoán, dám nghĩ, dám làm, được tận mắt thấy những gì Hưng đã làm cho thôn Phù Khê Thượng, xã Phù Khê, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh mới hiểu rằng tại sao một người đã từng có quá khứ như Hưng lại được bà con ở đây yêu quý đến thế...
1/4 thế kỷ ăn cơm tù
Hưng "sóc" vào tù lần đầu tiên năm 18 tuổi. Ở cái tuổi đẹp nhất của đời người, trong lúc chúng bạn rộn rã với những kế hoạch cho tương lai thì Hưng lại chôn vùi tuổi trẻ sau cánh cửa sắt nhà tù. Giống như họ, Hưng cũng đã từng có những toan tính và dự định riêng cho cuộc đời mình. Ước mơ của Hưng là được đứng trên bục giảng, trở thành thầy giáo và Hưng đã thi đỗ vào trường Trung cấp Sư phạm. Nhưng rồi cuộc đời Hưng đã ngoặt rẽ theo một hướng khác chỉ vì phút sốc nổi, thiếu suy nghĩ.
Lớn lên ở vùng quê nghèo Phù Khê, gia đình vốn chẳng khá giả gì nhưng kể từ khi được đi học ngoài thị xã, lúc nào Hưng cũng nhìn đám bạn với sự ngưỡng mộ pha chút ghen tị. Những câu hỏi cứ xoay vần trong đầu cậu bé nông thôn, vì sao chúng bạn có quần áo, giầy dép đẹp, có xe đạp, có tiền tiêu, còn mình thì không. Câu hỏi cứ lớn dần và trở thành nỗi ám ảnh trong Hưng. Và để được thỏa mãn điều đó, Hưng đã tính kế... làm liều. Hưng còn nhớ ở quê có một bà lão nhà rất giàu, bà lão có con gái làm việc trên Hà Nội nên thường hay gửi tiền, vàng về cho mẹ. Hưng đã về quê và lên kế hoạch tới "thăm" ngôi nhà này. Vốn khéo léo, nhanh nhẹn (Hưng được người trong giới đặt cho biệt danh "sóc" vì nhanh như sóc) trong đêm hôm đó Hưng đã đột nhập vào nhà bà lão, mở cửa tủ và khoắng sạch tiền, vàng có trong nhà mà mọi người không hề hay biết.
Sau lần đầu ấy, Hưng "ngộ" ra rằng, hóa ra việc đi ăn trộm cũng chẳng hề khó khăn gì mà tiền bạc thì lại rủng rỉnh. Vậy là Hưng lao vào những phi vụ làm ăn lớn hơn. Tình cờ một lần Hưng "sóc" phát hiện đứa con của bà lão mà Hưng đã ra tay trộm cắp là một sỹ quan quân báo tại Hà Nội và nhà rất có điều kiện. Vậy là Hưng quyết chí khăn gói lên Thủ đô "hỏi thăm" nhà ấy tới tận... 2 lần. Lần nào Hưng cũng hành động trót lọt và kiếm được kha khá.
Thế nhưng sự liều lĩnh của Hưng "sóc" đã phải trả giá. Khi cơ quan công an vào cuộc Hưng đã bị bắt với đầy đủ tang chứng, vật chứng rõ ràng. Hưng bị Tòa án nhân dân quận Hoàn Kiếm xử phạt 30 tháng tù giam vì tội trộm cắp tài sản. Ra tù với mặc cảm đã của một người từng vi phạm pháp luật, Hưng không quay về quê mà lang bạt tới nhiều vùng khác nhau. Với khả năng "đào tường, khoét vách", Hưng sóc không chỉ kiếm đủ tiền tiêu xài mà còn tập hợp dưới trướng của mình không ít đàn em. Hơn 2 năm làm mưa làm gió, tên tuổi Hưng "sóc" bắt đầu có số có má trong chốn giang hồ. Nhưng đó cũng là lúc Hưng phải đối mặt với vòng lao lý. Trong một lần truy quét của cơ quan công an, một "đệ cứng" của Hưng "sóc" bị bắt và đã khai ra Hưng là kẻ cầm đầu của hàng chục vụ trộm táo tợn và Hưng bị bắt lại sau đó không lâu. 23 tuổi Hưng "sóc" bước chân vào tù lần thứ hai. Lần này là bản án 10 năm, mức án cao nhất dành cho tội trộm cắp lúc bấy giờ.
Năm 1984, Hưng mãn hạn tù, những tưởng sẽ quay về với cuộc sống bình yên. Nhưng không, cái máu giang hồ chảy trong huyết quản cứ thôi thúc, giằng xé khiến Hưng không thể hoàn lương. Được đám đàn em tung hô và mời trở lại vị trí thủ lĩnh, Hưng "sóc" lại thấy mình như tìm lại được bản năng ngày nào. Hưng tiếp tục cầm đầu những chuyến "ăn hàng" làm kinh động cả vùng Kinh Bắc và khu vực quanh đó. Nhưng chỉ 1 năm sau Hưng lại sa lưới pháp luật. Với lần tái phạm này, thêm một lần nữa Hưng "sóc" tiếp tục phải chịu thêm 10 năm bóc lịch.
Vật vã trở về
23 năm ngồi tù đã thay đổi cuộc đời Hưng "sóc" rất nhiều. Từ một thanh niên từng có hoài bão và ước mơ, Hưng quay lại cuộc đời với hai bàn tay trắng và mái đầu đã lấm tấm hoa râm. Nhưng đau xót hơn cả là việc bố mẹ của Hưng do tuổi cao sức yếu đều đã qua đời mà không kịp đợi đến ngày đứa con trai duy nhất trở về. Trò chuyện với tôi, Hưng "sóc" bỗng chùng xuống khi nhớ lại quãng thời gian ấy: Xã hội đã thay đổi quá nhiều trong những năm tháng tôi sống trong tù, mọi thứ đều quá lạ lẫm, tôi giống như một kẻ vừa như ở rừng ra vậy. Ở tuổi 43 mọi thứ đều bắt đầu lại với tôi từ đầu. Ba tháng sau ngày ra tù Hưng lấy vợ. Đó là mối tình được giúp sức qua sự mai mối của người dì. Và để duy cuộc sống cho gia đình nhỏ ấy, Hưng đã phải nghĩ kế để mưu sinh. Thôn Phù Khê Thượng vốn có truyền thống với nghề đồ gỗ mỹ nghệ thủ công, sau nhiều đêm suy nghĩ Hưng quyết định sẽ bắt tay làm lại cuộc đời với nghề buôn gỗ. V
ay mượn anh em, bạn bè được số vốn nho nhỏ Hưng dồn cả vào việc đi buôn. Thời gian đầu, công việc làm ăn khá thuận lợi, trả mọi chi phí Hưng còn dồn tiền mở cho vợ một cửa hàng tạp hóa ở ngay tại nhà. Nhưng rồi, vì thiếu kinh nghiệm chốn thương trường việc làm ăn của Hưng nhanh chóng thất bại. Toàn bộ số tiền vốn và số tích cóp có được tan theo mây khói, ngoài ra Hưng còn nợ thêm một số khá lớn.
Hưng bảo quãng thời gian ấy với mình như một bi kịch. Hưng không thể nghĩ ngợi và làm được gì, có những lúc nằm lỳ ở trong nhà một tháng, không đi ra ngoài và cũng chẳng tiếp xúc với ai. Anh em của Hưng khi biết tin người đến động viên thì ít mà kẻ dụ dỗ, lôi kéo theo con đường cũ thì nhiều. Không phải là không có lúc Hưng mềm lòng và nghĩ đến chuyện sẽ làm một vài phi vụ lấy tiền trả nợ rồi sẽ "rửa tay gác kiếm". Nhưng may cho Hưng là trong lúc khốn khó thì số phận lại mỉm cười với Hưng. Một người đàn em trước đây từng ở tù với Hưng, sau khi ra tù hoàn lương và trở thành một ông chủ lớn khi biết hoàn cảnh của đại ca đã cho Hưng vay 100 triệu đồng để trả nợ và số còn lại làm vốn kiếm kế sinh nhai. Với những bài học có từ lần thất bại trước, lần này Hưng bước vào thương trường với sự cẩn trọng hơn. Và chỉ 3 năm sau Hưng không những đã trả sằng phẳng số nợ nần mà còn mở cho mình một xưởng sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ thủ công tại nhà.
...Vác tù và hàng tổng
Mặc dù từng có một quá khứ tội lỗi, nhưng trong cuộc sống đời thường Hưng "sóc" lại là một người có tính cách rất rộng rãi và hào phóng. Mọi người trong thôn ai có việc nhờ vả đến Hưng đều được giúp đỡ nhiệt tình và chu đáo. Ngay cả đám đàn em ngày xưa, khi biết tin Hưng tìm đến đều được khuyên nhủ và giúp đỡ chút vốn liếng để gây dựng cuộc sống. Chính bởi "máu nghĩa hiệp", không tính toán thiệt hơn mà thời gian trôi qua, Hưng dần nhận được sự yêu quý, tin tưởng của bà con nhân dân trong thôn Phù Khê Thượng. Và rồi có một sự kiện xảy ra đã làm thay đổi số phận của Hưng "sóc".
Năm 2004, Hưng bất ngờ được người dân đề cử và trúng cử vào chức Trưởng thôn Phù Khê Thượng với trên 70% số phiếu tín nhiệm. Nhớ lại quãng thời gian đó, Hưng bảo: Khi biết tin tôi trúng cử vào chức trưởng thôn, không phải không có những luồng ý kiến khác nhau trong dư luận, kẻ độc mồm độc miệng thì nói cái thằng tù về ấy ngồi chức trưởng thôn thì chỉ có làm mất uy tín, vai trò của lãnh đão, còn người có hiểu biết thì chỉ lắc đầu: "như thế thì khác gì làm khó cho tập thể lãnh đạo". Nhưng rồi Hưng cũng vượt qua thời kỳ khó khăn và sự kỳ thị đó bằng lời nói của người anh em khi xưa đã từng cho Hưng vay tiền để vượt qua hoạn nạn. Biết tin Hưng được bà con yêu mến bầu vào vị trí lãnh đạo, người ấy đã tới gặp Hưng và nhắn nhủ: Nếu anh không làm trưởng thôn thì tốt nhất nên ở nhà đi buôn, còn nếu đã nhận lời, đã làm thì phải làm cho xứng đáng, không được tơ hào của dân bất cứ thứ gì, còn nếu thiếu em sẽ hỗ trợ cho anh...
8 năm ở cương vị trưởng thôn, Hưng "sóc" đã làm được những điều tưởng chừng như không thể và thay đổi bộ mặt cũng như cuộc sống của người dân ở thôn Phù Khê Thượng. "Chiến tích" đầu tiên của Hưng khi ngồi vào "ghế" trưởng thôn là xây mới ngôi chùa Hồng Ân. Chùa Hồng Ân theo tương truyền có từ thời Lê Sơ và đã từng là niềm tự hào của người dân Phù Khê Thượng. Tuy nhiên trải qua những năm kháng chiến chống Pháp, chùa đã bị phá hủy. Hàng chục năm trôi qua, người dân nơi đây vẫn ấp ủ ý định khôi phục lại nhưng chưa được hoàn thành. Nắm được ý nguyện của người dân, Hưng "sóc" đã đứng ra làm trưởng ban kiến thiết, huy động các nguồn kinh phí ở trong dân và ngoài xã hội để xây dựng lại chùa.
Sau 18 tháng xây dựng với kinh phí lên tới 7 tỷ đồng, chùa Hồng Ân của thôn Phù Khê Thượng đã được hoàn thành trong niềm hoan hỷ của bà con nơi đây. Sau sự kiện xây chùa, một dự án táo bạo khác của Hưng "sóc" nhận được sự ủng hộ, đồng tình tuyệt đối của bà con là việc tổ chức giãn dân cho 78 hộ trong thôn. Thấu hiểu cuộc sống chật chội của nhiều hộ gia đình, Hưng "sóc" đã đề xuất với xã và kiến nghị lên huyện xin chủ trương để giãn dân. Sau khi được phê duyệt, chính Hưng sóc là người đứng ra lo việc đền bù, giải phóng mặt bằng, cho tới việc lên danh sách những đối tượng trong thôn ở vào diện được bốc thăm mua đất. Hưng đã tổ chức công việc một cách công khai, minh bạch và công bằng và nhận được sự ủng hộ, hưởng ứng rộng rãi của người dân. Bên cạnh đó để phát triển kinh tế làng nghề, trong suốt thời gian ở vị trí trưởng thôn, Hưng đã mạnh dạn bê tông hóa toàn bộ hệ thống đường trong thôn đến tận nhà từng người dân, ước tính lên tới hơn 6 km. Các công trình phúc lợi trong thôn như: Nhà văn hóa, nhà trẻ, sân vận động thôn cũng đều được xây mới, to đẹp và mang đậm dấu ấn của trưởng thôn Nguyễn Thành Hưng.
Dẫn tôi đi thăm quan thôn Phù Khê Thượng, tới đâu, tôi cũng cảm nhận được sự yêu mến, tin tưởng mà bà con nơi đây dành cho người trưởng thôn của mình. Đáp lại tình yêu mến ấy, Hưng "sóc" nói với tôi rằng: Đời tôi đã phải trả giá quá nhiều cho những tháng ngày lầm lạc, giờ đây tôi chỉ muốn mình làm được điều gì đó thật ý nghĩ như một cách để chuộc lỗi với mảnh đất mà mình đã sinh ra.
Theo ANTD
Bà lão chặn xe cứu người: Nạn nhân đã tử vong Sáng ngày 28/6, Viện Kiểm sát nhân dân, Công an TP. Pleiku (Gia Lai) đã tiến hành thực nghiệm điều tra tại hiện trường vụ tai nạn giao thông dẫn đến chết người gây căm phẫn dư luận xảy ra vào lúc 17 giờ ngày 19/6, tại đường Wừu (phường Ia Kring, TP. Pleiku, Gia Lai). Vào thời điểm trên, thầy Mạc Như...