Ba Lan và Rumani sẵn sàng dựng lá chắn trước tên lửa Nga
Trong bối cảnh xung đột Ukraine tiếp diễn và ảnh hưởng tới cân bằng an ninh tại Đông Âu, chính phủ các nước Ba Lan và Rumani tỏ ý sẵn sàng thiết lập hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo trên đất liền Aegis theo đề xuất của Mỹ.
Vào cuối tháng 6/2014, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách thanh tra chính sách quốc phòng Frank Rose đã gặp tướng về hưu Stanislaw Kojiej, Trưởng phòng an ninh quốc gia Ba Lan, tại Warszawa để bàn về hợp tác phòng thủ tên lửa.
Tại cuộc gặp, ông Koziej cho rằng, do nằm ở sườn phía Đông của NATO, Ba Lan đặc biệt quan tâm tới việc triển khai nhanh chóng hệ thống phòng thủ tên lửa trên lãnh thổ mình nhằm tăng cường khả năng phòng thủ của đất nước, đồng thời tăng cường sự hiện diện của đồng minh tại Đông Âu.
Các nhà phân tích Ba Lan cũng cho rằng, bối cảnh căng thẳng của Ukraine, cũng như việc Nga sáp nhập bán đảo Crimea càng tiếp thêm động lực cho Ba Lan và Rumani thực hiện kế hoạch kể trên.
Nhiều quan chức cho rằng, Moscow sẽ mở rộng đáng kể năng lực quân sự tại các khu vực gần Ba Lan, nhất là khu vực tự trị Kaliningrad thuộc Nga với các tên lửa Iskander được bố trí. Theo tập đoàn quốc phòng nhà nước Nga Rostec, hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M là hệ thống cải tiến, với khoảng 120 đơn vị được triển khai vào năm 2020.
Các tên lửa này có tầm tấn công khoảng 400 km, trong khi Warszawa nằm trong phạm vi nhỏ hơn 400 km tính từ Kaliningrad.
Trong tháng 12/2013, nhật báo Izvestia dẫn lời một quan chức quốc phòng Nga đưa tin, quân đội Nga từ lâu đã triển khai các tên lửa Iskander tới Kaliningrad gần biên giới Ba Lan.
Trong khi thông tin này chưa được Kremlin chính thức xác nhận, các lực lượng vũ trang Nga cho biết họ đang nâng cấp năng lực ra đa tại Kaliningrad.
Video đang HOT
Hôm 15/10, theo Thứ trưởng Quốc phòng Nga Yuri Borisov, Nga gần đây đã xây dựng hệ thống radar cảnh báo sớm với các ra đa lớp Voronezh DM, chúng sẽ được triển khai làm nhiệm vụ trong tháng 12 tới.
Thứ trưởng Quốc phòng Nga Yuri Borisov cho biết: “Trạm radar này ít nhất là ngang ngửa các sản phẩm nước ngoài, trong khi các đặc tính như độ chính xác của nó là “vô đối”.
Được biết, Voronezh DM có tầm hoạt động 6.000 km và có thể theo dõi tới 500 mục tiêu đồng thời.
Aegis “lên cạn” làm lá chắn tên lửa Rumani – Ba Lan
Nhằm đối phó với tên lửa, radar Nga, theo Cơ quan phòng thủ tên lửa Mỹ, Aegis Ashore là phiên bản mặt đất của hệ thống tên lửa đạn đạo (BMD) Aegis của Hải quân Mỹ, được thiết kế nhằm mục tiêu đảm bảo môi trường an ninh tên lửa đạn đạo.
Giai đoạn 2 triển khai Aegis gồm các hệ thống Aegis Ashore tại Rumani có tầm bao phủ bảo vệ Nam Âu, bằng các tên lửa đánh chặn Standard Missile-3 (SM-3) Block IB tăng cường.
Giai đoạn 3 gồm một đơn vị Aegis ở Ba Lan nhằm bảo vệ Bắc Âu. Đơn vị này sẽ được thiết lập vào năm 2018 tại căn cứ quân sự tại Redzikowo, miền Bắc Ba Lan, dự kiến sử dụng hệ thống Aegis BMD 5.1 và tên lửa đánh chặn Standard Missile-3 (SM-3) Block IB và IIA.
Tại Rumani, Aegis Ashore sẽ được thiết lập tại căn cứ không quân Deveselu, miền Nam Rumani vào năm 2015, gồm hệ thống Aegis BMD 5.0 và SM-3 Block IB.
Thủ tướng Rumani Victor Ponta khẳng định: “Mục tiêu của chúng tôi là rõ ràng: độc lập về năng lượng, củng cố an ninh trên Biển Đen, và bảo đảm sự tham gia của Châu Âu vào Moldova, Ukraine, Geogia, Serberia và Balkan. Trong bối cảnh này, đất nước của chúng tôi không chấp nhận bị đe dọa”.
Hôm 20/8, Bộ trưởng Quốc phòng Rumani Mircea Dusa đã thăm Devese, nơi bố trí xây dựng đơn vị Aegis dự kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2014 và đi vào hoạt động đầy đủ trong năm 2015.
Trong tháng 10/2013, một buổi lễ đánh dấu việc xây dựng đơn vị Aegis Ashore trị giá 134 triệu USD đã được tổ chức tại Deveselu.
Theo Tiền Phong
Báo Anh: Nga diễn tập "tam giác hạt nhân chiến lược"
Nga đã bắn thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa cả trên đất liền và trên biển, cho 5 cụm máy bay diễn tập ở khắp các vùng biển cả Âu và Á...
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Topol-M Nga (ảnh tư liệu)
Mạng "Jane's Defense Weekly" Anh ngày 7 tháng 11 đưa tin, từ ngày 28 tháng 10 trở đi, Moscow đa tiên hanh kiểm tra va diễn tập 3 bộ phận lớn trong kho vũ khí hạt nhân của họ, bao gồm bắn tên lửa đạn đạo xuyên lục địa từ tàu ngầm và mặt đất, điều động máy bay ném bom chiến lược tầm xa quy mô lớn.
Theo bài báo, Bô Quôc phong Nga ngày 1 tháng 11 tuyên bố, từ bãi phóng Plesetsk đã bắn thử một quả tên lửa đạn đạo xuyên lục địa RS-12M Topol-M. Quả tên lửa bắn từ giếng phóng này đã bắn trúng thành công mục tiêu ở bãi thử Kula, bán đảo Kamchatka, Viễn Đông ngoài 4.000 dặm Anh.
Topol-M là tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn, bắn từ giếng phóng hoặc cơ động đường bộ, tầm bắn đạt 10.500 dặm Anh.
Ngày 29 tháng 10, tàu hoa tiêu Yuri Dolgoruky của hạm đội tàu ngầm hạt nhân tên lửa chiến lược lớp Borey Nga đã bắn thành công một quả tên lửa đạn đạo Bulava từ dưới biển Barents. Đây là lần đầu tiên tên lửa này bắn trong trường hợp huấn luyện chiến đấu.
Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa lớp Bulava bắn từ tàu ngầm hạt nhân Yuri Dolgorukiy lớp Borey Nga (ảnh tư liệu)
Ngày 6 tháng 9 năm 2013, sau khi tên lửa Bulava bắn thử thất bại, tất cả các cuộc thử nghiệm đều tạm dừng, tháng 9 năm 2014 mới được khôi phục. Lần bắn này là lần bắn thứ hai sau khi bắn thử thất bại.
Thiết kế của tên lửa Bulava chỉ có thể phù hợp với tàu ngầm hạt nhân tên lửa chiến lược lớp Borey. Mỗi quả tên lửa nhiều nhất có thể mang theo 10 đầu đạn độc lập, tầm bắn khoảng 8.300 dặm Anh. Đây là lần đầu tiên tàu ngầm lớp Borey mang đầy đủ tên lửa kể từ khi chương trình này tạm dừng đến nay.
Từ ngày 28 đến ngày 31 tháng 10, tổng cộng có 30 máy bay quân sự Nga chia làm 5 nhóm diễn tập bay ở biển Baltic, biển Bắc (Bắc Hải), Đại Tây Dương va biển Đen, trong đó bao gồm máy bay ném bom tầm xa, máy bay tấn công, máy bay chiến đấu hộ tống va máy bay tiếp dầu. Điều này đã làm trâm trong hơn tình hình căng thẳng ở phía bắc châu Âu. Máy bay chiến đấu đến từ 8 quốc gia đã khẩn cấp điều động bám theo biên đội Nga.
Máy bay ném bom chiến lược Tu-95 Nga (ảnh tư liệu)
Theo Giáo Dục
Tên lửa Nga khiến Mỹ toát mồ hôi Những tên lửa mới của Nga sẽ vô hiệu hóa sức mạnh quân sự của Mỹ trong một khu vực địa chính trị rộng lớn. Khi người Mỹ xúc động Trong bài phát biểu mới đây tại phiên họp của Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 69, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã gọi những hành động của Nga là mối đe...