Ba Lan và các nước vùng Baltic kêu gọi EU tăng cường phòng thủ biên giới

Theo dõi VGT trên

Ba Lan, Estonia, Latvia và Litva cho rằng 27 nước thành viên EU cần tăng cường chi tiêu quốc phòng và phối hợp để thiết lập những sáng kiến hạ tầng phòng thủ dọc biên giới của EU.

Ba Lan và các nước vùng Baltic kêu gọi EU tăng cường phòng thủ biên giới - Hình 1

Binh sỹ tuần tra tại biên giới Ba Lan-Belarus ở làng Tolcze, Podlaskie Voivodeship, đông bắc Ba Lan, ngày 8/6/2022. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Ba Lan và các nước vùng Baltic đã kêu gọi Liên minh châu Âu (EU) tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng phòng thủ ở biên giới của khối.

Trong bức thư chung được tiết lộ ngày 27/6, lãnh đạo 4 nước gồm Ba Lan, Estonia, Latvia và Litva cho rằng 27 quốc gia thành viên EU cần tăng cường chi tiêu quốc phòng và phối hợp để thiết lập những sáng kiến hạ tầng phòng thủ dọc biên giới của EU.

Ba Lan và các nước vùng Baltic đã bắt đầu tăng cường phòng thủ ở khu vực biên giới phía Đông, cũng là sườn phía Đông của EU. Trong đó, riêng Ba Lan đã phân bổ hơn 2,3 tỷ euro (2,5 tỷ USD) để củng cố biên giới phía Đông của nước này. Biên giới phía Đông của Ba Lan giáp với Ukraine, Belarus và tỉnh Kaliningrad của Nga.

Bức thư được gửi trùng với thời điểm diễn ra Hội nghị thượng đỉnh Liên minh châu Âu (EU) trong hai ngày 27-28/6 tại thủ đô Brussels của Bỉ.

Video đang HOT

Đây là hội nghị thượng đỉnh cuối cùng của Hội đồng châu Âu trong nhiệm kỳ này với chương trình nghị sự quan trọng, trong đó nhiều quyết định có tính chất định hình tương lai của EU sẽ được đưa ra./.

Một trật tự mới nhen nhóm trong lòng EU

Nhờ đợt mở rộng lịch sử về phía Đông cách đây 2 thập kỷ, Liên minh châu Âu (EU) vươn mình trở thành một thực thể chính trị, kinh tế và văn hóa rộng lớn hàng đầu thế giới.

Tuy nhiên, bối cảnh địa chính trị thay đổi đang tạo ra những xáo trộn lớn, đẩy EU vào nguy cơ tuột mất những giá trị then chốt.

Vươn mình sau "vụ nổ Big Bang"

Cách đây tròn 20 năm, tháng 5/2004, EU thực hiện đợt mở rộng lớn nhất trong lịch sử liên minh kể từ khi thành lập năm 1993 với việc kết nạp đồng thời 10 thành viên mới là Cộng hòa Cyprus, Cộng hòa Czech, Estonia, Hungary, Latvia, Litva, Malta, Ba Lan, Slovakia và Slovenia, đưa EU từ 15 thành viên lên 25 thành viên, tăng 20% dân số và lãnh thổ. Ngoại trừ 2 quốc đảo Địa Trung Hải là Cyprus và Malta, các nước còn lại trong đợt mở rộng được ví như "vụ nổ Big Bang" đó là các quốc gia Đông Âu, trong đó 3 nước từng thuộc Liên Xô trước đây.

Cảm hứng từ sự kiện đó đã dẫn đến việc Bulgaria, Romania và Croatia lần lượt gia nhập EU trong khoảng 10 năm tiếp theo. Trải qua 2 thập kỷ kể từ thời khắc lịch sử, EU hiện nay có 27 quốc gia thành viên, do Anh rời đi sau cuộc bỏ phiếu Brexit vào năm 2016.

Một trật tự mới nhen nhóm trong lòng EU - Hình 1
Liên minh châu Âu tổ chức lễ thượng cờ 10 quốc gia mới kết nạp, ngày 3/5/2004.

Có thể nói, sự xuất hiện của cùng lúc 10 thành viên mới giúp EU thống nhất được tiếng nói trên khắp lục địa châu Âu, trở thành thực thể chính trị, kinh tế và văn hóa có quy mô hàng đầu thế giới. Dựa trên nền tảng là sự thịnh vượng của các nước sáng lập, EU theo đuổi hình mẫu của một liên minh với nền kinh tế chung rộng mở và đa dạng, hệ thống giáo dục hiệu quả, lực lượng lao động chất lượng cao, các viện nghiên cứu hàng đầu, cơ sở công nghiệp vững mạnh, phần lớn nền chính trị dân chủ ổn định, hệ thống cơ quan thực thi pháp luật đáng tin cậy.

Bất chấp thách thức từ những đợt suy thoái toàn cầu, nền kinh tế EU tăng trưởng 27% trong 20 năm qua. Trong đó, các quốc gia kết nạp năm 2004 phát triển mạnh mẽ hơn cả, với t.iền lương thực tế từ 2004-2023 tăng gấp đôi, nghèo khó giảm một nửa. Quy mô kinh tế Ba Lan và Malta tăng 2 lần, còn Slovakia tăng trưởng 80%. Đến nay, 7 trong số 10 thành viên kết nạp năm 2004 sử dụng euro làm t.iền tệ chính thức. Trong số 26 triệu việc làm mới được tạo ra ở EU 20 năm qua, 6 triệu việc là ở 10 quốc gia thành viên mới.

Việc kết nạp các quốc gia mới cũng tạo thêm nhiều cơ hội và thịnh vượng cho các quốc gia thành viên cũ. Xuất khẩu của Tây Ban Nha sang 10 nước này đã tăng gấp đôi trong 2 thập kỷ. Thương mại hàng hóa của Italy với các nước này đã tăng 77% kể từ đó. Liên kết thương mại giữa Litva và Thụy Điển cũng tăng đáng kể. Trong vòng chưa đầy 2 thập niên, dòng chảy hàng hóa nội địa trong EU tăng gấp rưỡi...

Sự xuất hiện của các thành viên mới cũng tăng cường đáng kể vị thế của EU. Tuy không phải một quốc gia có chủ quyền, nhưng EU được coi là một "siêu cường" nhờ chính sách đối ngoại tương đối thống nhất giữa các thành viên. Trong nhóm G7, EU góp 3 thành viên (Pháp, Đức và Italy). Ngoài ra, EU còn là một thành viên đầy đủ của G20 bên cạnh 3 nước G7 nói trên. Trước khi Anh rời EU, khối có 2 thành viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Sự thống nhất của EU còn được củng cố thông qua việc phần lớn các nước EU cũng là thành viên khối quân sự NATO (23/27 thành viên). Trong số 10 quốc gia gia nhập NATO năm 2004, 8 nước là thành viên NATO, trong đó 7 nước gia nhập cùng năm 2004.

EU 2 thập kỷ qua đã để lại "dấu chân" trong nỗ lực tăng cường phòng thủ của châu Âu, cải thiện hợp tác với NATO, hay mở rộng tầm ảnh hưởng ở châu Á và châu Phi. The Guardian cho hay, EU hiện chiếm một nửa tổng số viện trợ toàn cầu, còn Ủy ban châu Âu (EC) là nhà tài trợ song phương lớn thứ hai thế giới, sau Mỹ. EU hiện dẫn đầu thế giới trong nỗ lực giảm phát thải và bảo vệ hệ sinh thái toàn cầu. Trong lĩnh vực an ninh, các quốc gia thành viên đã hợp tác hiệu quả hơn để trấn áp tội phạm xuyên biên giới như buôn bán m.a t.úy, rửa t.iền và tội phạm trực tuyến nhờ các quy tắc chung, hợp tác hoạt động và sự hỗ trợ của EU. EU cũng rất nỗ lực tham gia giải quyết khủng hoảng Trung Đông, hạ nhiệt chương trình hạt nhân Iran, xử lý cuộc xung đột ở Ukraine, dù chưa gặt hái nhiều kết quả.

Trật tự trong EU xáo trộn

EU ban bố các chính sách theo quy tắc đồng thuận 100%, trong đó, những quyết sách chung sẽ có hiệu lực khi toàn bộ 27 thành viên thông qua. Global Europe mô tả, EU đảm bảo thực hiện các chính sách nhờ nguồn ngân sách do các thành viên đóng góp (năm 2023 là hơn 200 tỷ USD, gần bằng GDP Hungary). Các thành viên có đóng góp nhiều hơn, nền kinh tế lớn mạnh hơn có tiếng nói lớn hơn trong ban bố các chính sách của khối. 3 thập kỷ từ khi thành lập và 2 thập kỷ sau đợt mở rộng lịch sử, dễ nhận thấy Đức và Pháp, hai nền kinh tế hàng đầu châu Âu, cũng là hai quốc gia có sức nặng lớn hơn hẳn trong việc định hình chính sách chung của EU. Khi lợi ích về kinh tế và chính trị được thảo luận, đảm bảo, các nước EU cho thấy họ dễ thỏa hiệp hơn trong việc ứng xử các vấn đề chung phát sinh.

Tuy nhiên, trật tự đó có dấu hiệu lung lay trong bối cảnh EU đang đối mặt ngày càng nhiều thách thức hơn đến từ bối cảnh địa chính trị thay đổi và sự chênh lệch về kinh tế, trình độ phát triển giữa các thành viên cũ - mới. Sự lộn xộn đó bộc lộ rõ khi COVID-19 xuất hiện: các nước thành viên hạ thấp vai trò thị trường chung EU, áp đặt lệnh cấm xuất khẩu vật dụng y tế, thậm chí đóng cửa biên giới. Trong danh sách các quốc gia làm như vậy bao gồm Đức, quốc gia chiếm 1/4 tổng kinh tế châu Âu. Khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine nổ ra, bất đồng xung quanh cách thức ứng xử với Nga hay chuyện nông sản Ukraine tràn ngập thị trường châu Âu đã kéo theo những cuộc biểu tình rộng khắp, gây xáo trộn nhiều nước EU.

Một trật tự mới nhen nhóm trong lòng EU - Hình 2
Khủng hoảng di cư là một trong những vấn đề gây chia rẽ EU trong nhiêu năm qua.

Theo New York Times, Đức tăng trưởng ổn định trong nhiều thập kỷ, nhưng khi cuộc khủng hoảng ở Ukraine nổ ra và Berlin lựa chọn từ bỏ nguồn năng lượng giá rẻ của Nga, nền kinh tế của họ lập tức gặp vấn đề. 2 năm qua, kinh tế Đức gần như không tăng trưởng, với tốc độ thấp nhất trong nhóm G7 và khu vực đồng t.iền chung. Quý đầu năm 2024, kinh tế Đức giảm phát 0,2%. "Người chơi lớn" khác ở châu Âu là Pháp cũng đang đối mặt tình hình kinh tế không mấy khả quan khi thâm hụt ngân sách ở mức cao kỷ lục 5,5% tổng GDP, còn nợ công đã tăng lên mức 110% GDP.

Paris gần đây tuyên bố họ cần tiết kiệm hơn 22 tỷ USD trong năm tài khóa 2024 và 2025. Việc kinh tế Đức và Pháp trì trệ khiến tăng trưởng chung trong toàn EU sụt giảm, đồng thời khiến đóng góp của họ cho liên minh giảm xuống, làm suy giảm vị thế chính trị trong nội bộ EU của Paris và Berlin. Đó là chưa kể những bất đồng giữa Đức và Pháp về nhiều vấn đề.

Trái với xu thế đó, các nước Nam Âu như Italy, Hy Lạp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha lại gặt hái tốc độ tăng trưởng tốt hơn các thành viên còn lại trong liên minh. Chỉ 1 thập kỷ trước, họ là trung tâm cuộc khủng hoảng nợ của EU và phải dựa vào các gói cứu trợ từ các thành viên khác. Kinh tế tăng trưởng tốt, sự phụ thuộc giảm bớt, đóng góp tăng lên rõ ràng giúp họ có tiếng nói lớn hơn với EU, thậm chí thách thức vị thế cường quốc khu vực của Đức - Pháp. Nhóm 4 quốc gia nêu trên hiện chiếm khoảng 1/4 nền kinh tế của khu vực đồng t.iền chung.

Bên cạnh đó, những năm gần đây, phong trào dân tộc chủ nghĩa trỗi dậy tại nhiều quốc gia châu Âu cũng đã dẫn đến các chính sách ưu tiên lợi ích quốc gia hơn sự hội nhập và hợp tác châu Âu, dẫn đến nhiều chính sách hạn chế nhập cư và gia tăng căng thẳng giữa các nước. Một bộ phận không nhỏ người dân EU có tâm lý hoài nghi về lợi ích của EU và ủng hộ việc tăng cường quyền tự quyết của mỗi quốc gia thành viên, nhất là ở nhóm các nước mới Trung và Đông Âu (Hungary, Ba Lan...). Năm vừa qua, Hungary bị nhiều thành viên EU chỉ trích vì họ giữ lập trường phản đối trừng phạt Nga và không đồng tình với việc viện trợ quá lớn cho Ukraine, dẫn đến những tranh cãi về khả năng EU có thể chuyển cơ chế hoạt động từ quy tắc đồng thuận 100% sang quyết định đa số, tức loại trừ quyền phủ quyết của các quốc gia.

Sự bất đồng tăng lên có thể khiến làn sóng các thành viên lựa chọn ưu tiên chính sách quốc gia hơn là chính sách tập thể của EU bùng nổ, thậm chí dẫn đến việc các quốc gia thành viên EU rời đi như hành động của Anh với Brexit. Ngoài ra, nỗ lực của EU theo đuổi mục tiêu kết nạp các thành viên mới như Ukraine, Moldova, Serbia và Gruzia có thể dẫn đến leo thang căng thẳng với Nga và khoét sâu chia rẽ trong nội bộ liên minh

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Mỹ truy quét gian lận ngành y tế, gần 200 người bị buộc tội
07:55:30 28/06/2024
Quân đội Israel yêu cầu người dân phía Đông thành phố Gaza sơ tán
13:57:39 28/06/2024
Cái kết cho tài xế cố tình 'thay áo' siêu xe để tránh bị phạt chạy quá tốc độ
09:12:10 28/06/2024
Mỹ triệt phá các đường dây gian lận y tế
18:22:37 28/06/2024
Tổng thống Biden và ông Trump tranh luận về Tổng thống Putin
19:12:22 28/06/2024
Khám phá 'núi lưỡi dao' ngoạn mục ở Trung Quốc
19:20:25 28/06/2024
Xe ô tô đ.âm vào tiệm nail ở New York khiến ít nhất 13 người thương vong
12:19:58 29/06/2024
Kế hoạch lập tuyến phòng thủ của EU và phản ứng của Nga
14:16:57 28/06/2024

Tin đang nóng

Midu và Minh Đạt chính thức lộ diện, mẹ chồng có thái độ gây chú ý bên cạnh con dâu
18:08:23 29/06/2024
Vụ tông xe nghiêm trọng ở Vũng Tàu: Xác định danh tính, tạm giam nữ tài xế
15:12:14 29/06/2024
Hoa hậu Thùy Tiên lạ lẫm sau "chia tay", nghi lạm dụng thẩm mỹ, fan tiếc nuối
14:02:26 29/06/2024
Phương Oanh gây tá hỏa, mới sinh con đã ăn một món nhạy cảm, sự thật bất ngờ
14:45:31 29/06/2024
Em chồng Hằng Du Mục tỏ thái độ lạ với chị dâu khi anh ruột "quậy đục nước"
14:31:32 29/06/2024
Mẹ ông Thích Minh Tuệ nhập viện sau nhiều lần bị làm phiền, em trai tuyên bố gắt
17:07:22 29/06/2024
Harry Lu thông báo vắng mặt ngay trước giờ G lễ cưới Midu và chồng thiếu gia
15:14:23 29/06/2024
Chồng Hằng Du Mục về Việt Nam 1 mình, đi chơi với gái xinh, vợ lủi thủi theo sau
17:27:27 29/06/2024

Tin mới nhất

Trung Quốc ban hành báo động đỏ về mưa lớn

19:07:27 29/06/2024
Sông Trường Giang cũng đang trải qua trận lũ đầu tiên của năm 2024, trong bối cảnh mực nước tại Trạm thủy văn Cửu Giang (Jiujiang) đã dâng cao thêm 20 m, đạt mức báo động vào lúc 14h ngày 28/6.

Kiev thúc đẩy đồng minh lập vùng cấm bay ở Tây Ukraine

18:12:22 29/06/2024
Nhưng chủ đề này có thể được thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh NATO tiếp theo ở Washington vào đầu tháng 7 - theo Phó Thủ tướng Ukraine Olga Stefanishyna.

Hội nghị Đầu tư Ai Cập - EU sẽ mang lại nhiều lợi ích kinh tế, thương mại

18:11:41 29/06/2024
Các doanh nghiệp của Ai Cập và châu Âu dự kiến sẽ có nhiều cuộc gặp bên lề để tìm hiểu thông tin thị trường và khám phá những cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực khác nhau.

Vụ bê bối 'Hồ sơ Panama': 28 bị cáo được tuyên trắng án

18:11:02 29/06/2024
Sau vụ bê bối trên, Panama đã thông qua luật mới nhằm minh bạch tài chính, nhưng quốc gia Trung Mỹ này vẫn nằm trong danh sách đen của Liên minh châu Âu (EU) liên quan đến trốn thuế.

Trung Quốc khai trừ đảng hai cựu Bộ trưởng Quốc phòng

17:30:55 29/06/2024
Ông Lý Thượng Phúc cũng bị phát hiện đã đưa t.iền cho người khác để trục lợi, cấu thành tội đưa hối lộ. Cuộc điều tra cũng tìm ra manh mối về những vi phạm khác của ông Lý Thượng Phúc.

IMF phê duyệt khoản vay 2,2 tỷ USD cho Ukraine

17:25:30 29/06/2024
Tuyên bố của IMF nêu rõ khoản t.iền trên sẽ được sử dụng để hỗ trợ ngân sách cho Ukraine. Số t.iền này nâng tổng số t.iền giải ngân theo thỏa thuận cho vay 48 tháng lên khoảng 7,6 tỷ USD.

Israel tìm cách thiết lập ra 5 km 'vùng c.hết' ở miền Nam Liban

17:24:35 29/06/2024
Về phần mình, IDF phủ nhận việc họ đang tạo ra vùng đệm. IDF tuyên bố họ chỉ đẩy lùi Hezbollah nhằm ngăn chặn các cuộc tấn công liên tục vào cư dân Israel ở miền Bắc.

Châu Âu hứng đòn giáng mạnh vào nỗ lực phát triển tên lửa

15:00:29 29/06/2024
Theo báo Le Monde, hội đồng điều hành EUMETSAT đã yêu cầu ban giám đốc đại diện cho tổ chức gồm 30 quốc gia thành viên này sử dụng tên lửa Falcon 9 của SpaceX để phóng vệ tinh thời tiết MTG-S1.

Nga không bình luận về cuộc tranh luận giữa ông Biden và ông Trump

14:32:09 29/06/2024
Nga là một chủ đề lớn trong cuộc tranh luận giữa ông Trump và ông Biden khi cả hai đều cố gắng chứng tỏ ai là người cứng rắn hơn trong chính sách đối ngoại.

Những dấu hiệu suy giảm kinh tế Mỹ trong nửa đầu năm

14:29:41 29/06/2024
Theo nhận định, những dấu hiệu về căng thẳng tài chính, nhu cầu lao động khiêm tốn, số đơn xin trợ cấp thất nghiệp tăng và những thách thức từ đồng USD mạnh lên có thể sẽ tiếp tục cản trở tăng trưởng kinh tế Mỹ trong nửa cuối năm.

Trung Quốc dẫn đầu thế giới về bằng sáng chế

14:27:02 29/06/2024
Theo VFA, châu Âu vẫn đang thống trị lĩnh vực ô tô và công nghệ y tế. Báo cáo của VFA cho rằng châu lục này cần đầu tư một cách chiến lược, đặc biệt vào các ngành công nghiệp công nghệ cao quan trọng.

Cánh buồm đỏ thắm - Lễ trưởng thành của học sinh phổ thông Nga

14:21:23 29/06/2024
Sự kiện có sự tham gia của khoảng 60.000 học sinh tốt nghiệp phổ thông ở St. Peterburg và đại diện những học sinh xuất sắc từ khắp nơi trên nước Nga, cùng hòa mình trong không gian sôi nổi tại Quảng trường Cung điện.

Có thể bạn quan tâm

Nam ca sĩ Việt: Gia đình vỡ nợ, đất bán đi trả nợ có thể xây chung cư, trầm cảm vì 10 nghìn cũng không có

Sao việt

19:48:34 29/06/2024
Ba mẹ cho người ta mượn t.iền bằng t.iền mình đi mượn nên phải gánh nợ giùm. Riêng phần đất bán đi để trả nợ có thể xây cả chung cư , thần đồng âm nhạc chia sẻ.

Thần số học Chủ Nhật ngày 30/6/2024: Số 2 bước sang giai đoạn mới, số 6 có thêm ý tưởng mới

Trắc nghiệm

19:48:19 29/06/2024
Tra cứu thần số học, thần số học ngày 30/6/2024 cho thấy ngày hôm nay là ngày để đưa ra những ý tưởng mới và bắt đầu những điều mà Thần số học số 6 đã lên kế hoạch.

Sao trẻ MU sắp đá chính lần đầu ở EURO 2024

Sao thể thao

19:22:19 29/06/2024
Giới truyền thông xứ sở sương mù loan tin, t.iền vệ trẻ Kobbie Mainoo của MU sắp có lần đầu tiên được HLV Gareth Southgate cho ra sân ngay từ đầu ở EURO 2024.

2 năm sau ly hôn, tôi không ngờ mình lên giường với chồng cũ, sau 1 đêm tôi bàng hoàng khi anh ghé tai nói 1 câu như trời giáng

Góc tâm tình

19:02:59 29/06/2024
Ngày trước mỗi khi đèn hư, tôi phải gọi thợ đến xem giúp tôi. Nhưng hôm đó tôi không gọi được thợ, họ bận việc chưa đến được.

EU triển khai các quy định mới về quy cách đóng nắp chai hoặc hộp nhựa

Sức khỏe

18:54:34 29/06/2024
Quy định này là một phần trong nỗ lực lớn hơn nhằm hạn chế sản xuất nhựa sử dụng một lần và đã được chuyển thành luật ở các quốc gia thành viên EU.

Lưu Diệc Phi bất ngờ tiết lộ từng gặp phải đàn ông đê tiện, netizen lập tức réo tên một người

Hậu trường phim

18:53:01 29/06/2024
Ngay sau khi nữ diễn viên tiết lộ từng gặp phải gã đàn ông tồi, khán giả đã bất ngờ vì có người cũng nỡ đối xử không tốt với thần tiên tỷ tỷ.

Lisa bất ngờ bị chỉ trích ki bo, chuyện gì đây?

Sao châu á

18:48:11 29/06/2024
Lisa (BLACKPINK) đang là nhân vật hot nhất hiện nay với MV solo hoành tráng ROCKSTAR. ROCKSTAR thu về 32,4 triệu view và 3,2 triệu like.

Hùng Didu: "Conan Việt Nam", người đàn ông đáng thương nhất vụ Phanh Nè

Netizen

18:13:19 29/06/2024
Hùng Didu là một TikToker nổi tiếng với loạt clip điều tra vị trí dựa trên các manh mối. Những ngày gần đây, các cư dân mạng đã không ngừng tò mò và quan tâm tới nhân vật này vì có liên quan đến ồn ào của Phanh Nè.