Ba Lan tiết lộ thỏa thuận vũ khí lớn nhất 30 năm với Ukraine
Warsaw chuẩn bị ký kết một hợp đồng quân sự lớn nhất với Ukraine trong vòng 30 năm qua.
Pháo tự hành AHS Krab. Ảnh: RT
Theo kênh truyền hình RT, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki ngày 7/6 thông báo nước này sẽ xuất khẩu các mặt hàng vũ khí trị giá gần 630 triệu USD cho Ukraine. Hợp đồng quân sự được cho là thỏa thuận vũ khí lớn nhất trong 30 năm đối với Warsaw.
Trong chuyến thăm nhà máy sản xuất vũ khí Stalowa Wola, nhà lãnh đạo phát biểu: “Chúng tôi rất vui khi có cơ hội bán vũ khí ra nước ngoài, đồng thời muốn nhấn mạnh những vũ khí ‘đã được thử nghiệm’ này sẽ đóng vai trò quan trọng trên chiến trường, đặc biệt là ở miền Đông Ukraine”.
Thủ tướng Morawiecki nói thêm một phần tài chính chi trả cho hợp đồng vũ khí trên sẽ do Liên minh châu Âu (EU) đảm nhiệm và Ba Lan sẽ sử dụng số tiền này để đẩy mạnh tiềm năng sản xuất.
Phó Thủ tướng Jacek Sasin cũng đã xác nhận thỏa thuận và tuyên bố tổng giá trị hợp đồng rơi vào khoảng 628 triệu USD.
Video đang HOT
Cuối tháng 5, Ba Lan viện trợ cho Ukraine 18 lựu pháo tự hành Krab. Lực lượng quân sự của nước này cũng tham gia huấn luyện vận hành vũ khí cho 100 binh sĩ pháo binh của Ukraine. Theo đài phát thanh Ba Lan, lực lượng Ukraine hiện có ít nhất 24 khẩu pháo tự hành do các nước phương Tây viện trợ.
Warsaw là nhà viện trợ vũ khí lớn thứ hai cho Ukraine, chỉ sau Mỹ. Tính đến thời điểm hiện tại, quốc gia này đã cung cấp cho Kiev tăng T-72, pháo tự hành Gozdzik, tên lửa không đối không, máy bay không người lái và hệ thống phóng rocket Grad.
Về phần mình, Moskva cảnh báo rằng bất kỳ vũ khí nào của phương Tây ở Ukraine đều là “mục tiêu chính đáng” và Nga sẽ thường xuyên tiến hành các cuộc không kích, tên lửa nhằm vào những vũ khí đó.
Từ cuối tháng 2, Nga đã triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine sau khi cáo buộc quốc gia láng giềng không thực hiện các điều khoản của các thỏa thuận Minsk được ký kết lần đầu tiên vào năm 2014. Kể từ đó đến nay, Điện Kremlin luôn yêu cầu Ukraine tuyên bố là một quốc gia trung lập và cam kết không bao giờ tham gia vào khối quân sự NATO do Mỹ đứng đầu.
Về phần mình, Kiev khẳng định hoạt động quân sự của Nga là hoàn toàn vô cớ và bác bỏ thông tin cho rằng nước này đang có kế hoạch giành lại Donetsk và Luhansk bằng vũ lực.
Chiến dịch quân sự của Nga đã gây ra phản ứng mạnh mẽ từ phương Tây, trong đó các quốc gia này áp đặt loạt lệnh trừng phạt, đóng băng tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga và nhắm tới một loạt quan chức cấp cao.
Ba Lan cáo buộc Na Uy hưởng lợi bất công từ dầu mỏ vì xung đột ở Ukraine
Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki cáo buộc Na Uy đã thu lợi "bất công" từ dầu mỏ trong cuộc xung đột Ukraine.
Cơ sở của Công ty khí đốt Gassco của Na Uy ở Emden, Đức. Ảnh: Getty Images
Theo đài RT (Nga), phát biểu tại Đại hội Đối thoại Thanh niên Quốc gia, ông Morawiecki cho rằng Na Uy nên chia sẻ lợi nhuận "vượt quá giới hạn" mà họ kiếm được khi giá dầu và giá khí đốt tăng vọt trong bối cảnh xung đột Nga và Ukraine đang bùng nổ.
"Nhưng liệu chúng ta có nên trả cho Na Uy số tiền khổng lồ cho khí đốt, nhiều hơn gấp 4 hoặc 5 lần số tiền mà chúng ta đã trả một năm trước không? Điều này thật tệ hại", Thủ tướng Morawiecki nói và cho biết thêm rằng mức lợi nhuận dầu mỏ béo bở sẽ đạt trên 106 tỷ USD trong năm nay đối với quốc gia 5 triệu dân như Na Uy.
Ông Morawiecki cũng nói rằng Olso nên chia sẻ những khoản lợi nhuận béo bở này, cho rằng đó là điều không bình thường, là sự bất công và là hậu quả gián tiếp từ cuộc xung đột Nga/Ukraine.
"Hãy viết cho những người bạn trẻ của bạn ở Na Uy. Họ nên chia sẻ lợi nhuận này ngay lập tức", ông Morawiecki tuyên bố và nói thêm rằng khoản lợi nhuận này không nhất thiết phải được chia sẻ với Ba Lan mà với cả Ukraine.
Trong khi đó, theo hãng tin Bloomberg, công ty khí đốt chính của Ba Lan, PGNiG SA do nhà nước kiểm soát, đã chứng kiến lợi nhuận Ebitda (hoặc thu nhập trước lãi vay, thuế, khấu hao và lãi vay) tăng gần gấp đôi trong quý đầu tiên của năm 2022, đạt khoảng 2,19 tỷ USD. Lợi nhuận này chủ yếu do chi nhánh của PGNiG ở Na Uy của tạo ra, chiếm gần một nửa tổng lợi nhuận khổng lồ trên.
Hơn nữa, Ba Lan đã tích cực tích trữ khí đốt trước khi bị Nga cắt đứt nguồn cung. Hãng Gascade của Đức báo cáo dòng khí đốt chảy ngược đã tăng đột biến vào cuối tháng 4. Moskva đã ngừng cung cấp khí đốt cho Ba Lan vào tháng trước sau khi Warsaw từ chối thanh toán nhiên liệu bằng đồng rúp theo cơ chế mới do Nga đặt ra nhằm đáp trả các lệnh trừng phạt của châu Âu.
Nhu cầu khí đốt của Ba Lan đã tăng đều trong những năm gần đây, khi nước này nỗ lực loại bỏ dần các thiết bị đốt than cũ. Warsaw dự kiến hoàn thành đường ống dẫn khí từ Na Uy vào cuối năm nay. Dự án lớn này được kỳ vọng sẽ hỗ trợ Ba Lan giảm bớt phụ thuộc vào khí đốt của Nga.
Trong khi đó, theo số liệu từ Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), doanh thu từ xuất khẩu dầu của Nga đã tăng khoảng 50% kể từ đầu năm tới nay so với cùng kỳ năm 2021, bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây. Cụ thể, từ đầu năm tới nay, Nga thu về 20 tỷ USD mỗi tháng từ việc bán dầu thô và các sản phẩm liên quan đến dầu.
Mỹ đã cấm nhập khẩu dầu của Nga, Liên minh châu Âu (EU) và Anh đã công bố kế hoạch dừng mua dầu Nga vào cuối năm nay, trong khi các tập đoàn dầu mỏ quốc tế như Shell và TotalEnergy cũng tuyên bố dừng mua dầu mỏ từ Nga.
Theo IEA, các đợt vận chuyển dầu của Nga vẫn tăng. Trong tháng 4, số lượng vận chuyển tăng thêm khoảng 620.000 thùng dầu/ngày so với 8,1 triệu thùng trong tháng 3, về mức trung bình của thời điểm trước khủng hoảng Ukraine và phương Tây áp trừng phạt.
Sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự ở Ukraine, Mỹ và các đồng minh đã áp đặt hàng loạt biện pháp trừng phạt nhằm vào Moskva và kêu gọi giảm phụ thuộc vào nguồn cung năng lượng của nước này.
Điện Kremlin đáp trả bằng cách yêu cầu "các nước không thân thiện" phải trả tiền mua khí đốt của Nga bằng đồng rúp. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng Alexander Novak cho biết khoảng một nửa trong số 54 nhà nhập khẩu khí đốt của Nga đã mở tài khoản bằng đồng rúp tại Ngân hàng Gazprombank, tuân thủ các quy định thanh toán mới của Moskva.
Lý do giúp Ba Lan tự tin, không lo lắng khi bị Nga cắt khí đốt Khoảng 50% nhu cầu tiêu thụ khí đốt tại Ba Lan phụ thuộc vào Nga. Thế nhưng Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki khẳng định việc Gazprom (Nga) ngừng cung cấp khí đốt không tác động nhiều tới Ba Lan. Khoảng 50% nhu cầu khí đốt của Ba Lan phụ thuộc vào Nga. Ảnh: Bloomberg "Việc làm của phía Nga không ảnh hưởng...