Ba Lan tiếp tục nới lỏng các biện pháp hạn chế đối với nền kinh tế
Ngày 13/5, Thủ tướng Ba Lan Mateusz Morawiecki thông báo sẽ cho phép mở lại các nhà hàng và tiệm cắt tóc vào ngày 18/5 tới.
Phát biểu tại họp báo, Thủ tướng Morawiecki khẳng định Ba Lan đã khống chế được dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 ở phạm vi nhất định, do đó nước này có thể nới lỏng các biện pháp hạn chế đối với nền kinh tế. Tuyên bố trên được đưa ra một ngày sau khi Ba Lan ghi nhận số ca nhiễm tăng mạnh nhất trong ngày.
Binh sĩ làm việc tại điểm xét nghiệm COVID-19 ở Bydgoszcz, miền bắc Ba Lan, ngày 9/5/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong khi đó, Bộ trưởng Y tế Ba Lan Lukasz Szumowski nêu rõ tỷ lệ lây nhiễm tại nước này hiện đã giảm xuống dưới 1. Theo kế hoạch, các trường học sẽ mở cửa lại một phần đối với học sinh 3 năm đầu của cấp tiểu học.
Trước đó, Bộ Y tế Ba Lan ngày 12/5 đã ghi nhận thêm 595 ca mắc COVID-19, mức tăng theo ngày cao nhất tại nước này. Tổng số ca bệnh ở Ba Lan hiện tăng lên 16.921 ca. Hầu hết các ca nhiễm mới là ở tỉnh Silesia, miền Nam Ba Lan.
Ba Lan, nền kinh tế lớn nhất trong các thành viên Đông Âu của Liên minh châu Âu (EU), đã bắt đầu nới lỏng các hạn chế vào tháng 4 vừa qua. Đầu tháng 5, nước này đã cho phép mở lại các khách sạn, trung tâm mua sắm và trường mẫu giáo.
Cùng ngày, Thủ tướng CH Séc Andrej Babis thông báo Séc, Slovakia và Áo có thể mở lại biên giới chung sớm nhất là ngày 8/6 tới, qua đó cho phép người dân đi lại giữa ba nước.
Thủ tướng Babis cho hay các quốc gia láng giềng đang cân nhắc cách thức mở lại biên giới vào đầu mùa Hè du lịch sau khi ghi nhận tiến bộ trong việc kiểm soát dịch COVID-19. Trả lời phỏng vấn, Thủ tướng Babis nêu rõ nhiều khả năng 3 nước sẽ mở lại biên giới vào ngày 8 hoặc 15/6. Hiện Séc chưa đàm phán với Đức – đối tác thương mại lớn nhất của nước này – về việc dỡ bỏ hạn chế đi lại do tình hình dịch bệnh tại Đức chưa ổn định như những quốc gia láng giềng khác.
Tính tới sáng 13/5, Séc đã ghi nhận 8.223 ca nhiễm và 284 ca tử vong. Trong những tuần qua, Séc đã nới lỏng hạn chế, cho phép qua lại biên giới với các trường hợp như sinh viên, những người đi công tác, những công dân không có quốc tịch trong EU làm việc thời vụ hoặc trong lĩnh vực y tế.
Theo phóng viên TTXVN tại Mexico, Chính phủ Mexico ngày 13/5 đã công bố kế hoạch mở cửa lại các hoạt động kinh tế- xã hội theo 3 giai đoạn dựa theo tình hình kiểm soát dịch COVID-19 tại các địa phương.
Video đang HOT
Theo kế hoạch, giai đoạn 1 bắt đầu từ ngày 18/5 sẽ được triển khai tại 269 thành phố ở 15 bang không còn ca nhiễm bệnh trong cộng đồng; giai đoạn hai từ ngày 18-31/5, với việc chuẩn bị mở cửa lại các lĩnh vực thiết yếu, xây dựng, khai khoáng và sản xuất phụ tùng ô tô; trong giai đoạn 3 từ ngày 1/6, chính phủ sẽ thiết lập hệ thống đèn báo hiệu trên bản đồ COVID-19 toàn quốc cho từng khu vực để tái khởi động các hoạt động xã hội, giáo dục và kinh tế.
Bộ trưởng Kinh tế Graciela Márquez cho biết kế hoạch sẽ được tiến hành theo từng bước, cẩn trọng và một cách hệ thống để đạt được các mục tiêu đề ra.
Nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19, Chính phủ Mexico đã ban bố tình trạng khẩn cấp y tế từ cuối tháng 3 và triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh như thực hiện giãn cách xã hội tới ngày 30/5 và tạm đình chỉ mọi hoạt động trong các lĩnh vực không thiết yếu của nền kinh tế. Mexico đang trong giai đoạn đỉnh dịch COVID-19, với số ca bệnh và tử vong tăng mạnh từng ngày. Tuy nhiên, cơ quan chức năng tin tưởng sẽ kiểm soát được dịch trong vòng 3 tuần tới để đưa đất nước quay trở lại tình trạng bình thường mới.
Theo số liệu của Bộ Y tế Mexico, nước này đã ghi nhận tổng cộng 38.324 ca nhiễm, trong đó có 3.926 ca tử vong do COVID-19, và 22.980 người bị nghi ngờ mắc bệnh.
Châu Âu kỷ niệm 75 năm chiến thắng phát xít
Nhiều nước châu Âu phải hạn chế các hoạt động kỷ niệm lớn mừng ngày chiến thắng phát xít 8/5 khi Covid-19 vẫn hoành hành.
22h43 ngày 8/5/1945, các đại diện Đức Quốc xã ký biên bản xác nhận đầu hàng vô điều kiện tại một trường quân sự cũ ở Karlshorst gần Berlin, đánh dấu chiến thắng của phe Đồng minh, chấm dứt Thế chiến II, một trong những cuộc chiến đẫm máu nhất của nhân loại.
75 năm trôi qua, nhiều hoạt động, sự kiện diễu hành quy mô lớn kỷ niệm Ngày Chiến thắng ở châu Âu (VE Day) đã bị hủy do ảnh hưởng của Covid-19, dịch bệnh đang hoành hành khắp toàn cầu, khiến hơn 4 triệu người nhiễm và hơn 276.000 người chết.
Tuy nhiên, các quốc gia châu Âu như Anh, Pháp, Đức hay Ba Lan vẫn có những cách riêng để kỷ niệm ngày lễ trọng đại này.
Đội bay Red Arrow trình diễn nhân ngày chiến thắng phát xít trên bầu trời thủ đô London hôm 8/5. Ảnh: Reuters.
Tại Anh, Nữ hoàng Elizabeth II có bài phát biểu trên truyền hình lúc 21h tối 8/5, thời điểm cách đây đúng 75 năm, cha bà là vua George VI cũng có bài phát biểu tương tự trên sóng phát thanh trước toàn thể dân chúng, thông báo chiến thắng trước phát xít Đức.
Nữ hoàng Anh đã tưởng nhớ sự hy sinh của những người đã ngã xuống trong cuộc chiến, cũng như bày tỏ sự kính trọng tới những người Anh đang chiến đấu với đại dịch Covid-19.
"Những người sống trong thời chiến hiểu rằng cách tốt nhất để vinh danh những người hy sinh trong chiến tranh là đảm bảo điều đó không xảy ra thêm lần nữa. Cách tưởng nhớ sự hy sinh của họ tuyệt vời nhất là những quốc gia, từng là kẻ thù trong cuộc chiến năm xưa và giờ là bạn bè, sát cánh cùng nhau để bảo vệ hòa bình, sức khỏe và thịnh vượng cho tất cả chúng ta", Nữ hoàng Anh nói trong bài phát biểu tại lâu đài Windsor.
Sau bài phát biểu của Nữ hoàng, nhiều người dân đã ra trước cửa nhà và cùng hát vang bài hát thời chiến "We'll Meet Again" (Chúng ta sẽ gặp lại). Trên khắp nước Anh, nhiều người cũng có những hoạt động riêng để hòa chung không khí kỷ niệm ngày chiến thắng như mặc trang phục của những năm 1940, nhảy múa, reo hò hay trang trí cờ hoa bên ngoài cửa nhà. Bài phát biểu mừng chiến thắng của cố thủ tướng Winston Churchill cũng được phát lại trên tivi.
Nhiều người khác tụ tập, nhưng đảm bảo cách biệt cộng đồng, để chiêm ngưỡng 9 tiêm kích của Đội bay Red Arrow trình diễn phía trên sông Thames.
Thủ tướng Anh Boris Johnson viết thư ca ngợi những cựu chiến binh, mô tả họ là "thế hệ tuyệt vời nhất của Anh", trong khi Thái tử Charles cùng vợ dành hai phút mặc niệm tại đài tưởng niệm ở lâu đài Balmoral, Scotland.
Tại Pháp, Tổng thống Emmanuel Macron chủ trì lễ kỷ niệm ở Khải Hoàn Môn, chỉ có sự tham gia của hai tổng thống tiền nhiệm là Francois Hollande và Nicolas Sarkozy. Ông Macron đặt vòng hoa và thắp lửa trên Đài Liệt sĩ Vô danh tại Đại lộ Champs-Elysees, thủ đô Paris. Ông cũng đặt vòng hoa tưởng niệm tại tượng Charles de Gaulle, vị tướng lừng danh đồng thời là cố tổng thống Pháp.
Macron kêu gọi người dân treo cờ trên ban công để tưởng nhớ sự hy sinh của những người lính trong cuộc chiến chống phát xít.
Thủ tướng Đức Angela Merkel cùng các quan chức Đức đặt vòng hoa tại đài tưởng niệm nạn nhân chiến tranh ở Berlin, ngày 8/5. Ảnh: Reuters.
Thủ tướng Đức Angela Merkel cùng các quan chức cấp cao đặt vòng hoa tại đài tưởng niệm các nạn nhân chiến tranh, dành vài phút mặc niệm trong khi những tiếng kèn trumpet vang lên trên đại lộ Unter den Linden ở Berlin.
"Chúng tôi đã từng là kẻ thù của cả thế giới, nhưng 75 năm sau, chúng tôi không còn đơn độc", Tổng thống Đức Frank-Walter Steinmeier nói trong bài phát biểu trên truyền hình.
Tổng thống Steinmeier nhấn mạnh trách nhiệm của người Đức là "nghĩ, cảm nhận và hành động" như những người châu Âu trong cuộc khủng hoảng hiện tại. "Nếu chúng ta không giữ được châu Âu đoàn kết trong và sau đại dịch, chúng ta sẽ không xứng đáng với ngày kỷ niệm này", ông nói.
Thủ tướng Merkel cũng đã điện đàm với Thủ tướng Anh Johnson, Tổng thống Pháp Macron, Tổng thống Mỹ Trump và Tổng thống Nga Putin để kỷ niệm ngày lễ trọng đại này.
Tại Ba Lan, khi đặt hoa tưởng niệm tại Đài Liệt sĩ Vô danh ở thủ đô Warsaw, Tổng thống Andrzej Duda mô tả ngày chiến thắng là một thời khắc đáng nhớ nhưng cũng đầy ký ức đau buồn. Thế chiến II bắt đầu ngày 1/9/1939 khi trùm phát xít Adolf Hitler xua quân tấn công Ba Lan. 6 triệu người Ba Lan đã chết trong cuộc chiến này, trong đó một nửa là người Do Thái.
Do biên bản xác nhận đầu hàng của Đức được ký vào 0h43 ngày 9/5/1945 theo giờ Moskva, Nga và các nước trong Cộng đồng Các Quốc gia Độc lập (SNG) lấy ngày 9/5 là ngày Chiến thắng phát xít. Nga năm nay không tổ chức lễ Duyệt binh Chiến thắng ở Quảng trường Đỏ vào ngày này do Covid-19 diễn biến phức tạp.
Putin phản ứng cực gắt về cáo buộc Liên Xô chuẩn bị và kích động Thế chiến II Tổng thống Nga Vladimir Putin gọi những nỗ lực buộc tội Liên Xô chuẩn bị và kích động Thế chiến II là điều nhảm nhí. Tổng thống Nga Putin. "Ai đã tấn công ai vào ngày 22 tháng 6 năm 1941?! Chúng ta tấn công Đức hay Đức tấn công chúng ta? Sao lại có điều nhảm nhí như vậy?!", Tổng thống Nga...