Ba Lan sẽ chi 5% GDP cho quốc phòng
Ba Lan hiện chi 2,4% GDP cho quốc phòng, có nghĩa là nước này đã đạt được mục tiêu đề ra của NATO cho đến năm 2024 theo thỏa thuận tại hội nghị thượng đỉnh ở Newport 8 năm trước.
Các binh sĩ Ba Lan tuần tra ở khu vực biên giới phía Đông nước này. Ảnh: EPA
Trang tin EURACTIV.pl (Ba Lan) ngày 18/7 dẫn lời lãnh đạo đảng Luật pháp và Công lý cầm quyền Ba Lan Jarosław Kaczyński cho biết nước này sẽ sớm dành 3% GDP cho chi tiêu quốc phòng, trong khi mục tiêu cuối cùng là 5%.
Phát biểu tại một cuộc mít tinh ở Płock, miền trung Ba Lan, ông Kaczyński tuyên bố nước này dự định tăng chi tiêu quốc phòng hơn nữa “để Nga không tấn công chúng tôi”, lưu ý rằng “Ba Lan cần một quân đội mạnh để răn đe”.
Theo luật mới về quốc phòng, Ba Lan phải đáp ứng ngưỡng chi tiêu quốc phòng 3% trong năm tới. Với ước tính của NATO, trừ khi các đồng minh khác cũng tăng chi tiêu quốc phòng, việc đạt 5% GDP sẽ khiến quốc gia này trở thành thành viên có chi tiêu quân sự hàng đầu của NATO – nơi hiện có nhiều lực lượng Mỹ đồn trú.
Tuy nhiên, ông Kaczyński không cung cấp chi tiết về thời điểm Ba Lan có thể đáp ứng mục tiêu chi 5% GDP cho quốc phòng.
Video đang HOT
Theo ông Kaczyński, việc tăng đáng kể chi tiêu quốc phòng “sẽ khiến Nga cho rằng một cuộc tấn công vào Ba Lan là không hợp lý và chắc chắn sẽ thất bại”. Ông nói: “Vì vậy, đó là kế hoạch trang bị vũ khí tuyệt vời của chúng tôi”.
Kể từ khi xung đột Nga – Ukraine nổ ra, Ba Lan nhiều lần tuyên bố sẽ tăng cường tiềm lực quốc phòng và đẩy mạnh hỗ trợ quân sự cho Kiev. Xét về các nhà tài trợ lớn nhất về viện trợ quân sự cho Ukraine, Ba Lan đã cam kết số tiền cao thứ ba, sau Mỹ và Anh.
Cụ thể, Ba Lan đã cam kết chi 1,81 tỷ USD hỗ trợ an ninh cho Ukraine trong khi Mỹ cam kết số tiền cao nhất, với 25,45 tỷ USD và Anh chi 2,53 tỷ USD, xếp thứ hai. Các vị trí tiếp theo trong danh sách các quốc gia đã cam kết viện trợ cho Ukraine lần lượt là Đức (1,48 tỷ USD), Canada (0,8 tỷ USD), Na Uy (0,48 tỷ USD) và Séc (0,27 tỷ USD).
Phương Tây cạn dần lựa chọn chính sách khi chiến sự Ukraine kéo dài
Giao tranh tại Ukraine kéo dài một tuần. Mỹ và các đồng minh NATO đang chịu sức ép lớn hơn trong việc trợ giúp Ukraine.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg (trái) và Thủ tướng Anh Boris Johnson (phải) thị sát một đơn vị của NATO đóng tại Estonia ngày 2/3. Ảnh: Shutterstock
Thế nhưng Mỹ và châu Âu cũng phải đối mặt với một thực tế là họ không còn quá nhiều lựa chọn chính sách khác sau khi đã tung ra hàng loạt vòng trừng phạt nhằm vào Nga.
Trong bối cảnh Nga tiếp tục bao vây nhiều vùng đô thị ở Ukraine, thiết lập vùng cấm bay được dư luận nhắc tới nhiều. Nếu được triển khai, giải pháp này sẽ chặn máy bay Nga mở các đợt không kích từ không phận Ukraine, loại bỏ một chiến thuật quân sự then chốt của Moskva. Tuy nhiên, Mỹ và các đồng minh trong Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã nhanh chóng lên tiếng bác bỏ kế hoạch đó.
Ngày 28/2, Nhà Trắng đã bác đề xuất của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky về việc thiết lập vùng cấm bay đối với máy bay của Nga trên không phận Ukraine. Phát biểu với báo giới, người phát ngôn Nhà Trắng Jen Psaki cho biết việc thiết lập vùng cấm bay sẽ là bước tiến tới việc đưa quân đội Mỹ đụng độ với Nga, "có khả năng gây ra cuộc xung đột trực tiếp và một cuộc chiến tranh với Nga". Đây là điều mà Mỹ không định làm.
Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 1/3 thể hiện quan điểm tương tự khi nói rằng can dự vào cuộc xung đột với Nga là một bước chuyển lớn mà không một thành viên nào trong NATO tính đến. Lập vùng cấm bay trên không phận Ukraine hiện không nằm trong chương trình nghị sự của bất kỳ thành viên NATO nào, bởi trong kịch bản nguy hiểm nhất, điều này đồng nghĩa với việc NATO sẽ phải ra quyết định bắn hạ máy bay Nga.
Giới chức Anh cho biết ý tưởng lập vùng cấm bay đã được đưa ra thảo luận ở cấp cao, nhưng đây không phải là giải pháp thực tế bởi nó tiềm ẩn nguy cơ dẫn tới đụng độ trực tiếp với Nga. Thay vào đó, Chính phủ Anh sẽ tiếp tục áp đặt thêm lệnh trừng phạt nhằm vào các cá nhân người Nga, tăng viện trợ vũ khí cho Ukraine, tạo điều kiện thuận lợi để người di cư Ukraine được vào Anh.
Lệnh trừng phạt sẽ không thể có tác động tức thời đến cục diện chiến trường, một thực tế mà chính giới lãnh đạo phương Tây thừa nhận. Cần phải có thời gian để cấm vận chứng minh hiệu quả trước Nga - Tổng thống Mỹ Joe Biden phát biểu hồi tuần trước, khi Mỹ và đồng minh châu Âu triển khai các biện pháp trừng phạt tài chính chống Nga, trong đó có việc ngắt một số ngân hàng Nga khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT.
Nhưng giới chức phương Tây cũng kỳ vọng rằng trừng phạt kinh tế mạnh tay chưa có tiền lệ sẽ đẩy kinh tế Nga rơi vào khốn khó. Điều này đồng nghĩa với việc nếu Moskva kéo dài can thiệp quân sự, sẽ có nhiều người dân Nga phá sản, nhiều doanh nghiệp sụp đổ, cho Tổng thống Vladimir Putin thấy được những hệ quả thực mà Nga phải gánh chịu.
Phủ nhận ý tưởng can dự quân sự trực tiếp vào xung đột Ukraine, các thành viên NATO gần đây quyết định tăng cường hiện diện phòng thủ, huy động và đặt hơn 100 máy bay chiến đấu vào trạng thái báo động cao, hoạt động ở 30 địa điểm. Cùng với đó là hơn 120 tàu chiến được điều động làm nhiệm vụ tuần tra dọc từ Biển Baltic tới Địa Trung Hải. NATO cũng tăng cường hàng nghìn binh sĩ tới các nước ở sườn biên giới phía Đông.
Ngày 4/3, các ngoại trưởng NATO sẽ tiến hành phiên họp khẩn bàn về tình hình Ukaine. Giới chức Mỹ cho biết thảo luận về cách thức NATO trợ giúp Ukraine sẽ là một nội dung then chốt được đưa ra tham vấn, dù Ukraine không phải là thành viên của liên minh quân sự này. Giới chức Mỹ và châu Âu cũng đã buộc phải thừa nhận rằng không có nhiều lựa chọn. "Chúng ta không thể làm được gì nhiều mà không bị cuốn vào Chiến tranh thế giới thứ 3. Đó là tình thế tiến thoái lưỡng nan", một quan chức NATO nói.
Ngay cả việc chuyển vũ khí viện trợ sang Ukraine qua biên giới Ba Lan cũng tiềm ẩn thách thức, bởi nó có thể dẫn đến leo thang thù địch giữa Nga và NATO - như lo sợ của một số quan chức phương Tây. Liên minh này cũng đang bị chia rẽ trong vấn đề quy mô trợ giúp quân sự cho Ukraine.
Cuối tuần trước, Đại diện cấp cao phụ trách chính sách đối ngoại và an ninh EU, ông Josep Borrell, cho biết EU sẽ gửi máy bay chiến đấu cho Ukraine và lần đầu tiên các nước thành viên sẽ hỗ trợ tài chính để chuyển giao vũ khí tấn công cho chính quyền Kiev.
Nhưng theo giới chức tham gia tiến trình thảo luận về Ukraine, EU chưa bao giờ đạt thỏa thuận về bước hỗ trợ nêu trên và vấn đề mới chỉ dừng lại ở cấp độ thảo luận giữa các ngoại trưởng EU. Đến ngày 2/3, nhiều nước sở hữu các loại máy bay mà phi công Ukraine quen thao tác, điều khiển đều lên tiếng khẳng định họ chưa sẵn sàng cung cấp cho Ukraine vũ khí này.
Nghị sự dày đặc của Tổng thống Mỹ tại châu Âu Theo kế hoạch, ngày 23/3, Tổng thống Mỹ Joe Biden sẽ cùng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đến Brussels (Bỉ), nơi đặt trụ sở của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Liên minh châu Âu (EU) Để tham dự các cuộc họp với các nhà lãnh đạo cấp cao khác. Sau đó, Tổng thống Biden dự định...